Tháng 12, trên truyền thông thế giới đăng tải tuyên bố hình thành Liên minh 34 quốc gia Hồi giáo, dẫn đầu là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia trong liên minh này. Trong số các mục tiêu của Liên minh, được định danh là "liên minh Hồi giáo chống khủng bố", ngoài việc chống IS, còn có mục tiêu tiến hành cuộc đấu tranh với các tổ chức khủng bố khác.
Tuyên bố về khả năng can thiệp bằng chiến dịch bộ binh trong cuộc xung đột Syria, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem, đại diện của chính quyền ông Bashar al-Assad phản ứng quyết liệt: "Nếu quân đội nước ngoài xâm nhập đất nước tôi, tiến hành các hoạt động quân sự trên bộ thì, dù đó là quân đội Saudi Arabia, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ trở về đất nước họ trong những cỗ quan tài".
Nhưng phản ứng cực đoan hơn là tư lệnh trưởng lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, tướng Mohammad Ali Jafari, ông khẳng định rằng Saudi Arabia không đủ dũng cảm để tiến hành chiến dịch mặt đất ở Syria. “Nếu họ quyết định đưa bộ binh vào Syria, chúng ta sẽ không để cho bất cứ một kẻ nào còn sống”, ông nói.
Tuyên bố của Bộ tổng tham mưu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó. Nguồn tin từ cơ quan quân sự cao cấp trong buổi phỏng vấn với báo Hurriyet đã khẳng định rõ ràng quan điểm của các nhà quân sự: “Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không xâm nhập lãnh thổ Syria mà không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nghị quyết này chắc chắn không bao giờ có nếu xét đến quan điểm của Nga hiện này”.
Một điều khá thú vị là, tuyên bố chính thức của Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau cuộc họp an ninh mở rộng dưới quyền chủ tọa của chính tổng thống Erdogan. Trước đó, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, quyết định về Syria sẽ được đưa ra trong cuộc họp về an ninh quốc gia, diễn ra trong phủ Tổng thống, sau khi ông Erdogan trở về từ chuyến công du Nam Mỹ.
Tuyên bố của giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, được đưa ra ngay sau cuộc họp là một tín hiệu cảnh báo cứng rắn với cả tổng thống Erdogan, đang có tham vọng đưa quân vào Syria, tiến hành chiến dịch bộ binh, phối hợp với Saudi Arabia và các đồng minh khác trong cuộc chiến mà không có cách gọi nào khác hơn là hai từ “xâm lược”.
Giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hiểu, họ đã lao vào cái bẫy nguy hiểm thế nào khi khiêu khích Nga và đối đầu với liên minh chống khủng bố, trong đó có Nga là thành viên.
Đưa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, hoàn toàn có thể. Nhưng đó sẽ là một hành động xâm lược chống lại chủ quyền của Syria, đối đầu với quân đội Syria, lực lượng Vệ binh cách mạng Iran, các lực lượng quân tình nguyện Hezbollah, Palestine, Iraq, Kurds.
Những lực lượng này dưới chiếc ô phòng không của Nga – do Putin ra lệnh sẽ bắn hạ bất cứ máy bay nào có nguy cơ đe dọa lực lượng Không quân Nga – sẽ bình tĩnh lôi Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và bất cứ lực lượng đồng minh nào khác vào một cuộc chiến tranh theo kiểu Việt Nam, lần lượt bẻ gãy xương sống của tất cả những đội quân này.
Nếu cuộc chiến như vậy xảy ra, NATO hoàn toàn bất lực để can thiệp, chương 5 điều lệ của NATO có viết:
"Các bên tham gia thống nhất rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều bên trong số các thành viên ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các bên, do đó các bên thống nhất rằng nếu một cuộc tấn công vũ trang như vậy xảy ra, mỗi bên của các thành viên, có thể thực hiện quyền tự vệ đơn phương hoặc tự vệ tập thể, được công nhận theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, sẽ hỗ trợ một bên, hoặc nhiều bên bị tấn công, ngay lập tức thực hiện các hành động độc lập hoặc phối hợp, nếu xét thấy cần thiết bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang để khôi phục và duy trì an ninh khu vực Bắc Đại Tây Dương. "
Tấn công và chỉ có thể là tấn công vào một nước thành viên mới có thể khởi động cơ cấu tự vệ của NATO chống lại kẻ thù xâm lược. Chứ không phải là khi một nước thành viên tấn công vào một nước khác dưới chiêu bài chống "khủng bố" - tức là trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Xét từ góc độ chiến dịch chiến thuật, không có lực lượng yểm trợ đường không, quân đội bất cứ quốc gia nào tiến hành một cuộc chiến tranh trên lãnh thổ một một quốc gia khác chống lại lực lượng vũ trang quốc gia đó. Hơn thế nữa lại được sự yểm trợ hỏa lực và các hoạt động quân sự đường không khác...dù nước đó có lực lượng quân đội đông và mạnh thế nào, cùng chỉ là một sự điên rồ không thể tưởng tượng được.
Chính vì vậy, Bộ tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ mới phản ứng mạnh như vậy trước tuyên bố bốc đồng của ông Erdogan.
Sẽ là không khôn ngoan khi nghĩ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không có con bài nào trong tay, những quân bài khiến người khác trả giá đắt, không chỉ là Syria mà còn có cả Nga.Lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ hàng loạt các tổ chức cực đoan thù hằn với nước Nga bao gồm các nhóm phiến quân dân tộc cực đoan Ukraine, phiến quân Hồi giáo cực đoan Ukraine, đặc biệt là lực lượng cực đoan này đang bố trí gần biên giới với Crimea.
Nguy cơ tấn công khủng bố càng ngày càng tăng khi bộ máy quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu gánh chịu tổn thất trong các hoạt động ủng hộ lực lượng cực đoan ở Syria. Sẽ là cả một sự bất ngờ nếu các thế lực Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận những gì đang xảy ra ở Syria một cách bình tĩnh và cân nhắc. Nga được sự ủng hộ của người dân Syria, Mỹ được sự ủng hộ của người Kurd. Saudi Arabia, nếu không có sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không bao giờ tiến quân vào Syria. Tổng thống Erdogan đang trắng tay ở Syria và nguy cơ nội chiến với PKK ngày một tăng cao, điều này không có gì là khó khăn nếu người Kurd ở Iraq và Syria có được vị thế của mình.
Như vậy, sau khi có tuyên bố về một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, những diều hâu Thổ Nhĩ Kỳ bị bỏ đói và rất tức giận. Họ sẽ làm gì, chỉ có Đấng Tối cao mới có thể biết. Ankara có thể gia tăng bạo lực đè bẹp phong trào ly khai của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đó là việc tự lấy súng bắn vào chân mình.
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có thể kích động các tổ chức cực đoan ở Ukraine và trên biên giới với Crimea. Những phần tử cực đoan Ukraine rất bạo lực và tự nhồi sọ mình một tư tưởng bài Nga đến diệt chủng. Hơn thế nữa, tình hình ở Ukraine ngày càng trở lên tồi tệ hơn về kinh tế, chính quyền maidan quân phiệt cần tiền.
Có nghĩa là, trong tương lai gần có thể xuất hiện một liên minh hắc ám Ukraine – Thổ Nhĩ Kỳ, những dấu hiệu đầu tiên của liên minh này đã xuất hiện với các chuyến viếng thăm lẫn nhau và nhưng tuyên bố đầy tính kích động trên mạng thông tin đại chúng. Hơn thế nữa, hậu quả của Ukraine hiện nay chính là chính sách đối ngoại tiêu chuẩn “kép” của Mỹ, người bạn cùng chiến hào với Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến cuộc Syria đang từng bước biến Crimea, Donbass trở thành tiền đồn thứ nhất, mục tiêu quan trọng chống nước Nga của làn sóng khủng bố và dân tộc cực đoan mới.
TTB