- Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung gần đây đã rơi vào bế tắc. Tuy nhiên Tổng thống Trump tuyên bố, nếu thỏa thuận thương mại không đạt được, thì điều đó sẽ tốt hơn cho nước Mỹ.
- Ông Khải Minh, nhà nghiên cứu về Trung Quốc, nhận định rằng ông Tập Cận Bình đang đứng trước một "sự lựa chọn sinh tử", “hoặc ký thỏa thuận với Mỹ, thì sẽ tồn tại, hoặc không ký hay chơi trò thủ đoạn, thì ông ấy sẽ chết”.
- Nếu ông Tập chọn cách ký kết hiệp định thương mại và thực thi nghiêm chỉnh, thì ông Tập cần chấm dứt sự bảo hộ nhà nước, một trở ngại lớn nhất cho việc thực thi hiệp định thương mại.
- Nếu ông Tập không ký thỏa thuận thương mại, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến sự gia tăng các xung đột xã hội. Kết quả là, ông Tập sẽ bị những đối thủ chính trị công kích.
Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung gần đây đã rơi vào bế tắc, mặc dù trước đó mọi người đều mong chờ kết quả tốt đẹp.
|
Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung gần đây đã rơi vào bế tắc, mặc dù trước đó mọi người đều mong chờ kết quả tốt đẹp. Cách đây không lâu, ông Trump nói rằng ông sẽ ký thỏa thuận thương mại với ông Tập Cận Bình tại Nhà Trắng vào tháng 6 năm nay. Điều này phù hợp với nhận định trước đó của nhiều người rằng các cuộc đàm phán vẫn mất khoảng 2 tháng.
Tuy nhiên, ngay trước khi vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung gần đây nhất bắt đầu, một số nguồn tin tiết lộ rằng nếu Mỹ kiên quyết gắn kết thuế quan trừng phạt với hiệp định thương mại, Bắc Kinh sẽ không quay lại bàn đàm phán.
Hôm 27/4, tại một cuộc mít tinh ở Wisconsin, Tổng thống Trump tuyên bố: “Nếu chúng ta không ký được thỏa thuận thương mại, điều đó sẽ tốt hơn cho nước Mỹ, vì "các quân bài" đều nằm trong tay chúng ta”.
Tuyên bố của Tổng thống Trump dường như đáp lại nhận định trên. Nếu đúng như vậy, thì điều này sẽ rất tồi tệ cho ông Tập Cận Bình vì ông Tập sẽ phải đối mặt với một kết thúc khủng khiếp, chuyên gia Khải Minh nhận định, khi đưa ra những lý do dưới đây.
Cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đều chống lại Trung Quốc
Theo ông Khải Minh, có thể nói trong số các tổng thống Mỹ từ trước đến nay, Tổng thống Trump là người hiểu biết rõ ràng nhất về bản chất của Trung Quốc. Khi kêu gọi “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông Trump đang cố gắng chấm dứt sự cai trị độc đoán của Trung Quốc, - ông Khải Minh nhận định. Về phía Mỹ, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung có mục đích phục vụ cho cả những lợi ích kinh tế và chính trị của nước Mỹ.
Ông Khải Minh cho rằng, nếu đạt được thỏa thuận thương mại, Mỹ có thể giảm bớt thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận này, Mỹ cũng có thể giảm bớt thâm hụt thương mại bằng cách tăng thêm thuế quan trừng phạt, khiến các doanh nghiệp Mỹ quay trở lại Hoa Kỳ, và tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước. Kết quả là GDP của Mỹ sẽ phụ thuộc ít hơn vào các quốc gia khác.
Mục đích chính trị lớn nhất của hiệp định thương mại Mỹ – Trung, là buộc Bắc Kinh phải tiến hành các điều chỉnh cơ cấu quan trọng, buộc ông Tập Cận Bình phải đi theo con đường dân chủ và tự do.
|
Cho đến nay, nhiều người đã nhận ra rằng đối với Mỹ, mục đích chính trị lớn nhất của hiệp định thương mại Mỹ – Trung, là buộc Bắc Kinh phải tiến hành các điều chỉnh cơ cấu quan trọng, buộc ông Tập Cận Bình phải đi theo con đường dân chủ và tự do, theo bình luận của ông Khải Minh. Nhà bình luận của BL Daily nhận định, nếu ông Tập làm theo cách này, ông ấy sẽ nhận được kết quả tốt nhất, có thể kết thúc sự độc quyền, mà không gây xáo trộn trong xã hội Trung Quốc.
Theo ông Khải Minh, thái độ của Trung Quốc đối với Mỹ luôn ngạo mạn, và đôi khi quá cứng rắn. Rất nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc có thực sự mạnh mẽ? Thực tế là Trung Quốc luôn tin rằng họ có "con át chủ bài" trong tay, nên có thể kiểm soát Hoa Kỳ một cách hiệu quả; nghĩa là, họ đã thâm nhập hoàn toàn vào Hoa Kỳ trong nhiều năm. Trung Quốc hy vọng rằng thông qua sự chia rẽ nội bộ, mâu thuẫn giữa 2 đảng, các chính sách và kế hoạch của ông Trump không thể thực hiện được, và ông Trump sẽ không có thời gian để quan tâm đến Trung Quốc. Việc xây dựng bức tường biên giới là một ví dụ tốt. Ngoài ra, Trung Quốc cũng hy vọng đảng Dân chủ có thể dựa vào Báo cáo điều tra của Công tố viên Đặc biệt Muller, để loại bỏ ông Trump.
Tuy nhiên, thực tế đã không đứng về phía Trung Quốc, ông Khải Minh tuyên bố. Báo cáo Mueller đã không giúp được đảng Dân chủ luận tội Tổng thống Trump. Thay vào đó, nó khiến cho những người theo chủ trương ôn hòa của đảng Dân chủ và một số người cánh tả, thay đổi quan điểm, giúp cho mối quan hệ giữa 2 đảng bắt đầu ấm lên. Ví dụ nổi bật nhất là vào ngày 30/4, Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo Dân chủ đã đạt được thỏa thuận về khoản ngân sách 2 ngàn tỷ USD, để cải thiện cơ sở hạ tầng của Mỹ. Điều này là không thể tưởng tượng trước khi kết quả của Báo cáo Mueller được đưa ra.
Bình luận viên Khải Minh của BL Daily nhận định về cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung (Ảnh chụp màn hình từ Youtube)
|
Việc các doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài chuyển tiền về nước, và tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong nước, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tăng GDP thông qua nhu cầu trong nước, thay vì đòi hỏi thị trường lao động giá rẻ khổng lồ của Trung Quốc. Điều này là vô cùng tồi tệ cho nền kinh tế Trung Quốc, ông Khải Minh nhận định.
Có lẽ Trung Quốc chưa bao giờ nhận ra một điều: Cho dù đảng Dân chủ không thể đồng ý với ông Trump, thì cả 2 đảng đã đạt được cùng một quan điểm chung rằng Trung Quốc là kẻ thù của nước Mỹ. Thượng nghị sỹ Suman, lãnh đạo thiểu số ở Thượng viện của đảng Dân chủ, thậm chí tin rằng Tổng thống Trump cần cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc.
Tái thành lập Ủy ban về Nguy cơ Hiện tại
Ông Khải Minh cũng lưu ý một điều khác không thể bỏ qua là về việc “Ủy ban về Nguy cơ Hiện tại: Trung Quốc” (Committee on the Present Danger: China) gần đây đã được thiết lập lại. Đây là một “tổ chức về chính sách đối ngoại”, không chính thức và không quá bí mật, với mục đích chủ yếu gây ảnh hưởng đến người dân và chính phủ Mỹ bằng cách cho công chúng thấy mối đe dọa từ Trung Quốc.
Xem xét vai trò của Ủy ban này trong thời gian trước đây, người ta không thể đánh giá thấp quyền lực của họ. Đây là lần thứ tư, Ủy ban về Nguy cơ hiện tại được thành lập. Ba ủy ban trước đó đều cùng có mục đích, chống lại những đe dọa từ Liên Xô cũ và các tổ chức khủng bố. Họ đã đạt được những thành tựu nổi bật. Lần này, Ủy ban có mục tiêu nhắm vào Trung Quốc. Các thành viên Ủy ban là những nhân vật ưu tú trong giới quân sự, chính trị, kinh tế, tôn giáo và giới truyền thông Mỹ, bao gồm cựu Giám đốc CIA James Woolsey, cựu cố vấn chính sách của Nhà Trắng Bannon, và ông trùm quỹ phòng ngừa rủi ro Kyle Bass.
Theo ông Khải Minh, mặc dù không ai đề cập đến mối liên hệ giữa Ủy ban này và Nhà Trắng, nhưng nói chung người ta tin rằng 2 bên là bổ trợ cho nhau. Ủy ban thậm chí còn kêu gọi Tổng thống Trump không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc, bởi vì việc trì hoãn và không thực hiện thỏa thuận, là chiêu trò nhất quán của Trung Quốc.
Ông Bannon, cựu cố vấn chính sách của Nhà Trắng, đã chỉ trích nặng nề Phố Wall. Ông nói rằng chính sự tài trợ của Phố Wall đã cho phép Trung Quốc thực hiện vai trò độc quyền ở Trung Quốc. Các công ty lớn của Mỹ đã trở thành bộ phận vận động hành lang của Trung Quốc, và Phố Wall là bộ phận quan hệ công chúng của các nhà đầu tư. Tin rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của Mỹ, ông Bannon kêu gọi Phố Wall ngừng "truyền máu" cho các doanh nghiêp Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc đang suy thoái
Nhận xét về nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, ông trùm quỹ phòng ngừa rủi ro Bass cho rằng tình hình kinh tế thực của Trung Quốc không có cách nào hào nhoáng như bề mặt của nó, và con số GDP của Trung Quốc đơn giản là không đáng tin cậy. Ông Bass nhận định Trung Quốc đang cạn kiệt đô la Mỹ, cần thiết cho việc lưu thông tiền tệ. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài không còn đầu tư vào Trung Quốc, và không còn "truyền máu" cho Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc sẽ sớm sụp đổ và Trung Quốc sẽ sụp đổ ngay lập tức.
Là giám đốc đầu tư và người sáng lập một công ty đầu tư lớn của Mỹ (Hayman Capital Management), ông Bass phải có trách nhiệm giải thích với các nhà đầu tư của mình, và ông ấy không bao giờ dám nói dối, chuyên gia Khải Minh nhận xét.
Nền kinh tế của Trung Quốc đang bị suy thoái. Họ quan tâm ít hơn về nền kinh tế thực, và dành nhiều nỗ lực hơn để tăng cường tài chính giả mạo.
Để duy trì sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc cần một số tiền rất lớn để hỗ trợ cho việc này. “Vậy tiền đến từ đâu?” – ông Khải Minh đặt câu hỏi.
Nhập mô tả ảnhCuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động đến những tập đoàn toàn cầu (Ảnh: Getty Images)
|
Về nền kinh tế thực, kể từ khi “cải cách và mở cửa” vào những năm 1980, kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và công nghệ nhập khẩu. Năm 2017, Trung Quốc chính thức tiết lộ rằng gần một nửa thương mại nước ngoài và 1/5 doanh thu tài chính và 45 triệu cơ hội việc làm, là được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài. Con số này thậm chí còn cao hơn ở các khu vực ven biển phía đông nam Trung Quốc, nơi tập trung nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Ở những khu vực như Thượng Hải, Quảng Châu, Tô Châu và Hạ Môn, đầu tư nước ngoài đã đóng góp 2/3 sản lượng công nghiệp và ngoại thương.
Tuy nhiên, ông Khải Minh lưu ý, Trung Quốc chưa bao giờ dành phần lớn nguồn tài chính quốc gia cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, an sinh xã hội và các lợi ích phúc lợi khác, nhưng chúng được sử dụng cho bộ máy nhà nước, nhằm cai trị người dân, chẳng hạn như sau:
1) Người ta ước tính rằng tỷ lệ giữa số lượng các nhân viên nhà nước trên số lượng người dân ở Trung Quốc là 1/18. Con số này lớn gấp 441 lần so với dưới thời nhà Hán, gấp 162 lần so với nhà Đường, gấp 127 lần so với nhà Minh, và 55 lần so với nhà Thanh. Số liệu thống kê cho thấy chi phí thường xuyên cho bộ máy nhà nước chiếm 38% tổng chi ngân sách (con số thực tế còn lớn hơn nhiều), trong khi con số này ở Mỹ chỉ có 14%.
2) Về chi phí cho duy trì sự ổn định xã hội, hàng năm, Trung Quốc chi rất nhiều cho công tác an ninh quốc gia, cho lực lượng công an, lực lượng cảnh sát phụ trợ, ủy ban khu phố, lực lượng tuyên truyền viên trên mạng (được gọi là Đội quân 50 xu, trong đó mỗi thành viên được trả 50 xu cho mỗi lời nhận xét trên mạng), cho hệ thống tường lửa, hệ thống nhận diện khuôn mặt, v.v. Ngân sách cho "An toàn công cộng" trong năm 2013 là 769,08 tỷ Nhân dân tệ, vượt quá chi tiêu quân sự trong năm.
3) Về quỹ hưu trí cạn kiệt, theo “Báo cáo Bảo hiểm Hưu trí Trung Quốc 2019-2050” do Trung tâm Nghiên cứu An sinh Xã hội Thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ban hành, quỹ hưu trí ở tất cả 16 tỉnh thành của cả nước đã không thể đáp ứng nhu cầu chi trả cuối cùng. Dự kiến quỹ hưu trí quốc gia sẽ bị trống rỗng vào năm 2035. Nếu toàn bộ vốn nước ngoài bị rút ra khỏi Trung Quốc, thì thời gian quỹ hưu trí bị cạn kiệt sẽ bị thu ngắn rất đáng kể. Trên thực tế, tại thời điểm đó, quỹ hưu trí của chính phủ Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị phá sản.
Kể từ năm 2013, đã có những dấu hiệu thoái vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Cho đến nay, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và các công ty tài chính Mỹ, bao gồm McDonald, KFC, Samsung, Foxconn, Yue Yuen Group, UBS, Royal Bank of Scotland, Goldman Sachs, Bank of America, Deutsche Bank, Citibank, v.v, đều đã rút khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như không lo lắng nhiều về sự suy thoái của nền kinh tế thực, bởi vì Bắc Kinh có thể duy trì sự ổn định của thị trường tài chính trong nước, bằng cách in ra một lượng lớn Nhân dân tệ và đô la Hồng Kông. Chừng nào đồng Nhân dân tệ không phải là một loại tiền tệ quốc tế, họ có thể giảm bớt giá trị của Nhân dân tệ và rửa tiền thông qua các ngân hàng nước ngoài và bất động sản.
Hiện nay, Ủy ban về Nguy cơ Hiện tại đang cố gắng phá vỡ "chuỗi vốn" của Trung Quốc ra khỏi Phố Wall, và dành mọi nỗ lực cho việc bán khống đồng Nhân dân tệ và đô la Hồng Kông. Tất nhiên, nếu muốn thực hiện điều đó, Mỹ cần hợp tác với EU, Canada và Nhật Bản.
Sự lựa chọn của ông Tập
“Ông Tập Cận Bình sẽ phải lựa chọn hoặc ký thỏa thuận với Mỹ, thì ông ấy tồn tại, hoặc không ký hay chơi trò thủ đoạn, thì ông ấy sẽ lâm nguy”, ông Khải Minh nhận định.
TT Mỹ Donald Trump trong cuộc họp song phương với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình
|
Theo chuyên gia Khải Minh, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung là rất quan trọng đối với ông Tập Cận Bình. Đó là sự lựa chọn, mà ông Khải Minh gọi là, "sinh tử".
Nếu ông Tập Cận Bình chọn cách ký kết hiệp định thương mại và thực thi nghiêm chỉnh, thì hệ thống độc quyền là trở ngại lớn nhất, ông Khải Minh bình luận. Do đó, ông Tập Cận Bình phải chấm dứt hệ thống bảo hộ nhà nước. Đó là cách an toàn nhất cho bản thân ông Tập. Bởi vì người dân Trung Quốc sẽ ủng hộ ông ấy. Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản v.v. sẽ ủng hộ ông Tập. Kẻ thù chính trị của ông Tập sẽ không dám chống lại ông ấy. Hơn thế nữa, rất nhiều quan chức Trung Quốc cấp cao có tài sản khổng lồ ở nước ngoài. Nếu những người này tìm cách chống lại ông Tập, thì Mỹ và EU sẽ niêm phong tài sản của họ. Vì vậy họ không dám hành động một cách thô bạo khi xem xét lợi ích của chính mình.
Nếu ông Tập không ký thỏa thuận thương mại, Trung Quốc sẽ bị Mỹ và phương Tây tiếp tục áp dụng những biện pháp thuế quan nghiêm khắc hơn, gây ra thất nghiệp quy mô lớn và khủng hoảng nợ, dẫn đến sự gia tăng các xung đột xã hội (nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, tăng cường chăm sóc y tế, lương hưu, v.v.).
Đây là một sự lựa chọn không hề dễ dàng đối với Trung Quốc, đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình.