Su-34 "Hellduck": "Thùng xăng bay" của Lực lượng Hàng Không Vũ Trụ Nga

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tiêm kích Su-34 có thể mang được tổng cộng 40.988 pound nhiên liệu, lượng nhiên liệu khổng lồ này có thể đổ đầy bình 400 chiếc ô tô có dung tích bình xăng 64 lít.
Tiêm kích Su-34 (Ảnh: The Drive)
Tiêm kích Su-34 (Ảnh: The Drive)

Su-34, tiêm kích ném bom mang biệt danh "Hellduck" của Lực Lượng Hàng không Vũ trụ Nga được giới chuyên gia quân sự coi là một trường hợp đặc biệt biệt trong những dòng chiến đấu cơ hiện nay, với nhiệm vụ độc đáo và tư duy thiết kế từ thời Chiến Tranh Lạnh. Điểm ấn tượng trên mẫu tiêm kích có biệt danh "Hellduck" này là khả năng đem theo một lượng lớn nhiên liệu, cho phép nó thực hiện những nhiệm vụ ở xa, ngay cả khi không có máy bay tiếp nhiên liệu. Không quá khi nói Su-34 là một "ông vua nhiên liệu" trong những dòng máy bay phản lực chiến đấu hiện nay.

Su-34 được phát triển trên nền tảng của tiêm kích hạng nặng Su-27, do đó chúng có khả năng đối không tương đối mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu của Nga đã bắt đầu phát triển và tối ưu hóa khả năng tấn công trên dòng Su-27 từ những năm 1977, với mục tiêu tận dụng tối đa thiết kế khung thân của chiến đấu cơ này và kết hợp với hệ thống điện tử hàng không chuyên dụng.

Hình ảnh chụp từ phía dưới cho thấy thùng chứa nhiên liệu khổng lồ của Su-34 (Ảnh: The Drive)

Hình ảnh chụp từ phía dưới cho thấy thùng chứa nhiên liệu khổng lồ của Su-34 (Ảnh: The Drive)

Tuy nhiên, thời điểm đó Nga ưu tiên sản xuất và phát triển Su-24, nên Su-27 không được "trọng dụng". Điều này chỉ thay đổi vào năm 1986, khi biến thể tiêm kích bom SU-27IB ra mắt với radar mảng pha Sh-141 (Đây là loại radar được phát triển cho Sukhoi T60s).

Su-27IB sau này được đổi tên thành Su-34. Máy bay giữ lại phần lớn khung thân và động cơ nguyên bản, nhưng thân trước được bọc giáp và điều chỉnh để phi công và sĩ quan vũ khí ngồi ngang hàng. Phần đuôi máy bay cũng được tăng kích thước.

Su-27IB được kỳ vọng sẽ là một bản nâng cấp hoàn hảo của Su-24. Máy bay "đàn anh" Su-24 có tầm bay tương đối giới hạn. Su-24 khi mang vũ khí đầy đủ chỉ có bán kính chiến đấu rơi vào khoảng 370 dặm. Khi bay ở tầm thấp, tốc độ cao nhất mà Su-24 đạt được là 745 dặm một giờ.

Hình ảnh Su-34 đang hạ cánh (Ảnh: The Drive)

Hình ảnh Su-34 đang hạ cánh (Ảnh: The Drive)

Su-24 chỉ có thể tấn công mục tiêu cách tiền tuyến 90-180 dặm, kém xa so với mẫu máy bay tương đồng của Mỹ là F-111. Phiên bản FB-111 của Mỹ có bán kính hoạt động lên tới 1.800 dặm khi mang hai quả tên lửa dẫn đường AGM-69 cùng với 4 thùng dầu phụ.

Nhược điểm về tầm tác chiến của Su-24 được khắc phục nhờ sự xuất hiện của Su-27IB, sau này đổi tên thành Su-34. Tiêm kích hạng nặng Su-27 nguyên bản có khả năng mang 20.700 pound nhiên liệu, giúp cho máy bay có khả năng bay được quãng đường lên tới 2.300 dặm khi không mang vũ khí.

Với dòng Su-34, lượng nhiên liệu trong thân được tăng tới 26.676 pound nhiên liệu, đi cùng với khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Dù vậy, tầm bay không cần tiếp nhiên liệu của Su-34 vẫn được đánh giá rất cao và là một yếu tố hết sức quan trọng, bởi các máy bay tiếp nhiên liệu thường chỉ được sử dụng cho các máy bay ném bom tầm xa, ít khi được đem vào sử dụng cho các máy bay hàng không chiến thuật như Su-34.

Để khắc phục vấn đề trên, Su-34 được trang bị khả năng mang thêm 3 thùng nhiên liệu phụ PTB-3000, mỗi thùng có khả năng chứa 5.286 pound nhiên liệu, nhiều hơn lượng nhiên liệu cho phép trên tiêm kích F-5E và gần bằng chiến đấu cơ F-16 của Mỹ.

Điều này cho phép một tiêm kích bom Su-34 mang tổng cộng 40,988 pound nhiên liệu, lượng nhiên liệu khổng lồ này có thể đổ đầy bình 400 chiếc ô tô có dung tích bình xăng 64 lít hoặc đổ đầy nhiên liệu cho 6 chiếc F-16 của Mỹ. Tiêm kích hạng nặng F-15E Strike Eagle của Mỹ cũng chỉ mang được tối đa 35.550 pound nhiên liệu (bao gồm 3 thùng nhiên liệu phụ và 1 thùng nhiên liệu gắn ngoài thân)

Với lượng nhiên liệu khổng lồ có thể đem theo, Su-34 có tầm hoạt động tối đa lên tới 2.485 dặm (gần bằng một nửa chiều dài nước Nga), giúp chúng có thể thực hiện được những nhiệm vụ cách xa căn cứ. Ngay cả khi mang 6 quả bom nặng 1.100 pound cùng với 4 tên lửa đối không và một thùng nhiên liệu phụ, Su-34 vẫn có thể đạt được tầm bay 1.864 dặm ở độ cao lớn, 1.087 dặm khi bay ở độ cao thấp.

Tầm bay xa cùng tải trọng vũ khí lớn cho phép Su-34 thực hiện các nhiệm vụ như tấn công sở chỉ huy, thông tin liên lạc và hậu cần ở sâu trong lòng địch, cũng như cắt đường tiếp tế cho lực lượng tiền phương.

Ở thời điểm hiện tại Su-34 chỉ được sử trong chiến đấu tại Syria, nhưng nếu Nga mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, tiêm kích bom Su-34 nhiều khả năng sẽ được sử dụng nhiều hơn. Tầm bay lớn cho phép trung đoàn Su-34 ở sâu trong lãnh thổ Nga cũng có thể tham chiến.

Theo The Drive