Sinh viên RMIT đề xuất ứng dụng thực tế ảo để tuyên truyền về văn hóa và lịch sử

VietTimes -- Nhóm sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp của ĐH RMIT Việt Nam đề xuất dự án truyền thông quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua các kênh Facebook, YouTube, Instagram, website và đặc biệt là video ứng dụng công nghệ thực tế ảo.
Đề xuất dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong số hơn 14 sản phẩm sáng tạo được trưng bày tại triển lãm sáng tạo mang tên "Bigger!" đang được khoa Truyền thông &Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam tổ chức tại cơ sở đào tạo
Đề xuất dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong số hơn 14 sản phẩm sáng tạo được trưng bày tại triển lãm sáng tạo mang tên "Bigger!" đang được khoa Truyền thông &Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam tổ chức tại cơ sở đào tạo

Khi nhắc đến một chiến dịch truyền thông, mọi người thường nghĩ ngay tới chiến dịch cho sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng với sinh viên khoa Truyền thông & Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam, chiến dịch truyền thông có thể mang ý nghĩa lớn hơn.

Đề xuất dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) do nhóm sinh viên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp hiện đang học tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT Việt Nam thực hiện là một dự án như thế. Đây là chiến dịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho giới trẻ về giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của trường đại học đầu tiên của Việt Nam này.

Giảng viên khoa Truyền thông & Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng Phượng cho biết: “Giá trị của các di sản trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện đang bị mai một vì các bạn trẻ đến đây thường chỉ cầu may trước mỗi kỳ thi và “bỏ sót” những giá trị văn hoá và lịch sử của di sản này. Trong đề xuất Chiến dịch truyền thông, nhóm sinh viên RMIT Việt Nam muốn lan tỏa thông điệp: Văn Miếu là nơi có thể tìm hiểu về lịch sử văn hoá, về truyền thống hiếu học từ các bậc tiền nhân chứ không đơn thuần là nơi để cầu may. Kết quả tốt chỉ có được bằng cách bạn nỗ lực học tập”.

Đề xuất dự án của nhóm sinh viên RMIT Việt Nam đã giới thiệu đến các bạn trẻ những giá trị lịch sử và văn hoá của Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông được giới trẻ yêu thích như Facebook, YouTube, Instagram, website và nhất là thông qua video ứng dụng công nghệ thực tế ảo.

Nhóm sinh viên đã đề xuất mỗi tuần đăng trên Facebook một câu chuyện về một danh nhân khoa bảng được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Sinh viên RMIT đề xuất ứng dụng thực tế ảo để tuyên truyền về văn hóa và lịch sử ảnh 1

Triển lãm sáng tạo thu hút đông đảo sinh viên với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo tham gia.

Đề xuất dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong số hơn 14 sản phẩm sáng tạo được trưng bày tại triển lãm sáng tạo mang tên “Bigger!” đang được khoa Truyền thông & Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam tổ chức. Các tác phẩm được trưng bày tại cơ sở Hà Nội và chia thành các mảng Thiết kế, Thời trang, Phim ảnh, Truyền thông.

Đặc biêt, triển lãm sáng tạo này đã thu hút được 25 công ty trong lĩnh vực truyền thông và sáng tạo. Triển lãm được coi như cầu nối giữa sinh viên và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo.

Bà Linda Nguyễn, giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, điều phối triển lãm Creative Showcase chia sẻ:  “Khi tôi lên chương trình cho tuần lễ triển lãm sáng tạo Creative Showcase, cũng như triết lý giảng dậy của tôi mỗi ngày lên lớp đó là lấy sinh viên làm trọng tâm. Triển lãm này là cầu nối giữa sinh viên và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo; là nơi sinh viên nhận được những nhận xét giá trị từ những người có thâm niên trong ngành về các tác phẩm các em đã làm ra, đó là một trải nghiệm quý. Ngoài ra, các em còn có cơ hội thể hiện tài năng hát, nhẩy, beatbox, DJ và swing dance. Tại Creative market sắp tới, sinh viên sẽ có cơ hội trình bày các sản phẩm và thể hiện tài năng kinh doanh nữa”.

Trưởng khoa Truyền thông & Thiết kế - Đại học RMIT Việt Nam, TS Rick Bennett cho biết khoa đang không ngừng thay đổi, trưởng thành và phát triển. “Chính vì lẽ đó, tác phẩm của sinh viên cũng dần thay đổi, ngày càng mang tính Thực nghiệm hơn, Theo chuẩn mực đạo đức hơn, và hơn hết, Khác biệt hơn”, TS Rick Bennett nói.
Sinh viên RMIT đề xuất ứng dụng thực tế ảo để tuyên truyền về văn hóa và lịch sử ảnh 2

Triền lãm sản phẩm sáng tạo“Bigger!” của khoa Truyền thông &Thiết kế - Đại học RMIT Việt Nam sẽ kéo dài đến ngày 26/11/2017 và mở cửa tự do tại cơ sở Hà Nội của trường.

Tiến sĩ Rick Bennett cũng nhấn mạnh vào trách nhiệm mặt xã hội và môi trường mà trường cần thể hiện với cộng đồng.  “Điều quan trọng là với đội ngũ sinh viên và cán bộ giảng viên nổi trội, khoa đã và đang đóng góp đáng kể về mặt sáng tạo cho xã hội Việt Nam nói chung. Mục tiêu của trường không chỉ đào tạo ra những lãnh đạo tương lai, mà qua các dự án sinh viên, chúng tôi còn nỗ lực tập trung hơn vào trách nhiệm xã hội và môi trường. Khoa sẽ sớm đạt thành mục tiêu này thông qua chuỗi các dự án “Sáng tạo liên kết cộng đồng” nhằm hỗ trợ nhiều địa phương tại Việt Nam”, TS. Rick Bennett nhận định.

Triền lãm “Bigger!” của Truyền thông & Thiết kế sẽ kéo dài đến ngày 26/11/2017, và mở cửa tự do tại cơ sở Hà Nội của Đại học RMIT Việt Nam. Trước đó, Triển lãm cũng đã được tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn từ ngày 7 - 11/11/2017.