Một chiếc trực thăng Ka-31 đã được trông thấy trên tàu tấn công đổ bộ Quảng Tây, tàu lớp Type 075 thứ hai được biên chế. Hiện có 3 chiến hạm thuộc lớp này đã đi vào hoạt động, tất cả đều được đánh giá là có sức mạnh ngang bằng với các chiến hạm lớp Wasp và America của Hải quân Mỹ.
Ka-31 cũng được kỳ vọng sẽ làm tăng khả năng nhận thức tình huống của 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, nhưng việc triển khai nó từ các tàu tấn công nhỏ hơn thuộc lớp Type 075 khiến nhiều người ngờ rằng chúng sẽ sớm trở thành nền tảng triển khai các máy bay cánh cố định có khả năng cất cánh thẳng đứng.
Trực thăng Ka-31 lần đầu tiên đi vào hoạt động năm 1995 khi được trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga, nhưng do các hoạt động tàu sân bay của Nga còn hạn chế nên nó chủ yếu được sử dụng bởi hải quân Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù chương trình phát triển tàu sân bay của Trung Quốc được cho là vượt xa Nga, và cũng dự kiến sẽ trang bị máy bay cảnh báo sớm cánh cố định KJ-600 cho các siêu tàu sân bay sắp ra mắt của mình, nhưng xét về máy bay lên thẳng động cơ xoay thì Nga vẫn dẫn trước.
Việc Trung Quốc quan tâm tới Ka-31 lần đầu tiên được công bố trong năm 2013, sau khi Hải quân Ấn Độ đặt nhiều đơn hàng loại máy bay này từ năm 1999. Nhiều biến thể của nó trong biên chế quân đội Trung Quốc đã có thêm nhiều cải thiện đáng kể so với các mẫu trước đó. Nhờ dựa trên khung của Ka-27, đã được sản xuất để cung cấp cho gần 20 quốc gia, nên có rất ít vấn đề trong việc tái khởi động lại dây chuyền sản xuất Ka-31 để đáp ứng được các đơn hàng đến từ Trung Quốc.
Do có các bộ cảm ứng không mang nhiều giá trị đối với hoạt động của tàu sân bay, thêm nữa là sức chống chịu có hạn chế cùng hệ thống radar nhỏ hơn, nên máy bay cảnh báo sớm trên không cánh cố định thường chỉ được trọng dụng bởi hải quân các nước có khả năng vận hành chúng. Chỉ các tàu sân bay được trang bị hệ thống phóng như tàu lớp Nimitz của Mỹ hay tàu lớp Type 003 của Trung Quốc (trước là Type 002) mới có thể trang bị máy bay cảnh báo sớm trên không cánh cố định.