Rắc rối pháp lý quanh vụ tòa án Mỹ ra phán quyết buộc DJI bồi thường 279 triệu USD cho Textron

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Công ty hàng không vũ trụ Textron hôm 21/4 đã được bồi thẩm đoàn liên bang Mỹ ở Waco, Texas ra phán quyết buộc Công ty Trung Quốc DJI bồi thường 279 triệu USD vì cố tình xâm phạm bằng sáng chế.
Một tòa án Mỹ hôm 21/4 đã ra phán quyết buộc hãng sản xuất máy bay không người lái DJI Thâm Quyến (Trung Quốc) phải bồi thường 279 triệu USD cho Công ty Textron Mỹ. Ảnh: NetEasy).
Một tòa án Mỹ hôm 21/4 đã ra phán quyết buộc hãng sản xuất máy bay không người lái DJI Thâm Quyến (Trung Quốc) phải bồi thường 279 triệu USD cho Công ty Textron Mỹ. Ảnh: NetEasy).

Sau một phiên xử kéo dài một tuần, bồi thẩm đoàn đã đồng ý với cáo buộc của công ty Textron Innovations Inc của Tập đoàn Textron rằng các máy bay không người lái của Công ty DJI đã xâm phạm hai bằng sáng chế của họ liên quan đến hệ thống điều khiển bay của máy bay không người lái.

Người phát ngôn của DJI hôm thứ Hai 24/4 ra tuyên bố nói DJI cực lực phản đối phán quyết và sẽ tích cực tìm mọi cách để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.

"Textron là một công ty trực thăng quân sự. DJI là một công ty máy bay không người lái dân sự. Không có điểm chung giữa các công nghệ này", tuyên bố của DJI cho biết.

Textron cũng nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai rằng họ rất biết ơn sự công nhận của bồi thẩm đoàn đối với các bằng sáng chế sáng tạo của mình.

Được biết, Textron đã kiện DJI từ năm 2021, tuyên bố rằng một số máy bay không người lái DJI có chức năng bay treo tự động hoạt động giống như công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của họ. DJI đã phủ nhận các cáo buộc, nói rằng các sáng chế đó không giống nhau và bằng sáng chế của Textron không hữu ích đối với DJI.

Một phần bản phán quyết của tòa án Mỹ (Ảnh: NetEasy).

Một phần bản phán quyết của tòa án Mỹ (Ảnh: NetEasy).

Lầu Năm Góc vào tháng 10 năm ngoái đã cấm người Mỹ đầu tư vào DJI và các công ty Trung Quốc khác, với lý do họ bị cáo buộc có quan hệ với quân đội Trung Quốc. DJI vào thời điểm đó cho biết họ chưa bao giờ tiếp thị hoặc bán sản phẩm của mình dùng cho mục đích quân sự ở bất kỳ quốc gia nào.

Việc DJI, công ty lũng đoạn hơn 70% thị phần máy bay không người lái (UAV) thế giới, bị tòa án Mỹ bồi thường 279 triệu USD (gần 2 tỷ nhân dân tệ), vì trò “tháu cáy bằng sáng chế", đang gây xôn xao giới truyền thông Trung Quốc, xuất hiện các ý kiến bàn tán rốt cục DJI có nên nộp khoản tiền phạt này không?

Trang tin NetEasy có lượng độc giả hàng đầu Trung Quốc ngày 25/4 đăng bài thẳng thừng nêu vấn đề trên. Bài báo thông tin chi tiết: Tòa án địa phương tại Texas đã ra phán quyết buộc Công ty DJI (Dajiang, Đại Cương) ở Thâm Quyến của Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại 278,9 triệu USD cho Textron Innovations của Mỹ với lý do máy bay không người lái DJI vi phạm hai bằng sáng chế của công ty về điều khiển từ xa UAV và công nghệ khống chế UAV tự động bay treo dừng tại chỗ.

Các nhân viên Textron và sản phẩm máy bay do họ sản xuất (Ảnh: Textron).

Các nhân viên Textron và sản phẩm máy bay do họ sản xuất

(Ảnh: Textron).

Rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã rất bức xúc khi nghe thông tin này, có thể nói rằng hai công nghệ này được tất cả các công ty sản xuất máy bay không người lái sử dụng, từ khi nào chúng đã trở thành bằng sáng chế của Textron?

Kiểm tra lại thông tin về quy trình của toàn bộ sự việc thì thấy rằng Textron thực sự có một chút hành vi liên quan, họ quả thực đã có hai bằng sáng chế tương tự và năm 2019 họ đã gửi thư thông báo cho DJI rằng họ sẽ ủy quyền cho DJI sử dụng hai bằng sáng chế này, nhưng DJI đã đơn giản phớt lờ. Nay, Textron thực sự muốn đòi một số tiền, nếu DJI qua mặt họ, họ sẽ không lịch sự. Vì vậy, Textron đã thu thập thông tin và ủy thác cho công ty luật khởi kiện DJI vào tháng 7/2021, lý do là xâm phạm bản quyền bằng sáng chế.

Trên thực tế, DJI ngay từ đầu đã phớt lờ Textron, cho rằng Textron là “kẻ lưu manh bằng sáng chế”, bởi vì hai công nghệ này không phải bản quyền gốc của Textron mà là của một công ty khác, Bell Helicopter. Bell thành lập vào năm 1935, chủ yếu sản xuất máy bay trực thăng quân sự và không dính dáng đến UAV. Bằng sáng chế này đã được Textron mua lại vào năm 1960.

DJI bị Textron cáo buộc xâm phạm hai bằng sáng chế của họ về điều khiển bay máy bay không người lái (Ảnh: Toutiao).

DJI bị Textron cáo buộc xâm phạm hai bằng sáng chế của họ về điều khiển bay máy bay không người lái (Ảnh: Toutiao).

Ông Schroeder, luật sư ủy quyền của DJI, thẳng thừng chỉ ra trước tòa rằng "Textron không nên sử dụng chứng cứ về bằng sáng chế liên quan, vì bằng sáng chế này không dựa trên tác phẩm của các kỹ sư và nhà thiết kế Textron hay Bell, mà hoàn toàn là các bài viết được các kỹ sư các công ty khác đăng tải". “Nói một cách đơn giản, Textron lấy bài viết của người khác làm sáng chế của mình, là hành vi vô liêm sỉ!”

Theo NetEasy, đúng ra, hai công nghệ này nghiêm túc mà nói không tồn tại bất kỳ vấn đề bằng sáng chế nào mà là các cuộc thảo luận học thuật. Hai công nghệ này thường được đăng trên các tạp chí học thuật ở Trung Quốc và Mỹ. Textron trước đây không quản, hai công nghệ này hiện cũng không được ứng dụng nhiều vì họ đang chế tạo các máy bay trực thăng có người lái quân sự và không sản xuất máy bay không người lái.

Tuy nhiên, Textron đã làm điều mà những người buôn bán bằng sáng chế thường làm, họ đã đăng ký bản quyền sáng chế trước và đợi ai đó trở nên béo bở hơn trong tương lai sẽ chặt chém. Đợi cho đến khi DJI đưa công nghệ này vào ứng dụng thực tế và phát huy mạnh mẽ nó, Textron mới thấy có thể trục lợi, liền coi công nghệ UAV của DJI thành công nghệ máy bay trực thăng của chính họ, đây đơn giản là một kiểu ăn vạ.

Có thể một số người không phục vì Textron quả thực đã đăng ký và sở hữu hai bằng sáng chế này, nếu DJI sử dụng thì phải trả tiền cho họ! Đừng vội đưa ra kết luận, hãy đi sâu tìm hiểu liệu hai bằng sáng chế này của Textron có tương thích với công nghệ mà DJI sử dụng hay không.

Vào năm 2011, Textron đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho "hệ thống điều khiển phương tiện", chi tiết là máy bay trực thăng có thể tự động khóa, bám theo các xe hơi, tàu thuyền và thực hiện hạ cánh. Họ cho rằng UAV của DJI có thể bám theo những người trượt tuyết xuống dốc hoặc bám theo ô tô qua các khu phố cũng là sử dụng công nghệ này. Họ yêu cầu bồi thường thiệt hại 30,7 triệu USD.

Vào năm 2015, Textron đã đăng ký bằng sáng chế cho "Điều khiển bay treo tự động". Công nghệ này cho phép phi công trực thăng bay lơ lửng trên không và hạ cánh máy bay một cách nhẹ nhàng. Họ đòi DJI bồi thường thiệt hại 248,2 triệu USD, tổng số cả hai khoản là 278,9 triệu USD. Ngoài ra, Textron nói rằng họ muốn ủy quyền bằng sáng chế cho DJI vào năm 2019, nhưng DJI hoàn toàn không trả lời.

Dưới đây là cách luật sư đại diện DJI trả lời, phản ánh thái độ và lý do của DJI. Trước hết, ông Schroeder nói thẳng rằng DJI đã độc lập phát triển và ứng dụng các công nghệ này. Công nghệ bám theo phương tiện của Textron sử dụng cả thông tin về vị trí và hướng đi của phương tiện được bám theo; trong khi UAV của DJI chỉ sử dụng thông tin vị trí của phương tiện và người được bám theo. Thứ hai, chức năng bay treo tự động của DJI được thực hiện bởi người điều khiển UAV cầm thiết bị điều khiển từ xa, trong khi bằng sáng chế bay treo tự động của Textron là phi công trực thăng điều khiển máy bay qua hệ thống cơ khí và thủy lực.

Người phi công trực thăng điều khiển việc bay lơ lửng của máy bay, điều này thiên về hiệu suất cơ học của máy bay và kỹ thuật thao tác của phi công. Việc bay lơ lửng tự động của UAV DJI không yêu cầu kỹ thuật phức tạp của người điều khiển từ xa và có thể thực hiện nó chỉ bằng một nút bấm. Để đạt được trạng thái lơ lửng, trước tiên, UAV của DJI được định vị thông qua định vị vệ tinh GPS hoặc bằng mắt thường, sau đó dựa vào đơn vị đo lường quán tính IMU bên trong, nghĩa là cảm biến con quay hồi chuyển và gia tốc kế, đồng thời thực hiện bù cân bằng tự động để đạt được trạng thái lơ lửng.

Do đó, khả năng bay treo tự động của UAV DJI nằm nhiều hơn ở khả năng điều khiển tự động và các thuật toán tiên tiến của chính UAV, không thể khiên cưỡng coi nó là một chiếc trực thăng truyền thống cỡ nhỏ.

DJI cho rằng cách điều khiển UAV của họ bay treo khác hẳn cách điều khiển máy bay trực thăng bay treo (Ảnh: Law).

DJI cho rằng cách điều khiển UAV của họ bay treo khác hẳn cách điều khiển máy bay trực thăng bay treo (Ảnh: Law).

Một số điểm cuối cùng mà Schroeder nói tương đối phù hợp. Ông đã trực tiếp hỏi bồi thẩm đoàn rằng Textron và Bell chưa bao giờ sản xuất UAV dân sự thương mại dựa trên hai bằng sáng chế này. Họ chỉ sản xuất máy bay quân sự. Và vào năm 2019, họ đã không tới để hỏi về việc cấp phép bằng sáng chế cho DJI, mà là muốn bán nó cho DJI, bởi vì công nghệ do DJI độc lập phát triển không cần tới nó và công nghệ hiện đang phát triển rất nhanh; sáng chế công nghệ năm 2011 và 2015 sao có thể trị giá hàng triệu USD? Huống hồ, đây lại là lấy các bài báo được các kỹ sư từ các công ty khác viết để xin bằng sáng chế của mình.

Trên thực tế, Textron cuối cùng đã có động thái lớn chống lại DJI, bởi vì vào năm 2022, Mỹ đã đưa DJI vào danh sách đen, cho rằng DJI là một doanh nghiệp quân sự, vì vậy Textron đã trực tiếp sử dụng lợi thế sân nhà và gây sức ép với bồi thẩm đoàn Công ty DJI Thâm Quyến đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen, nên vấn đề này cần phải đóng vai trò chính trong bồi thường các thiệt hại do tranh chấp vi phạm bằng sáng chế của họ.

Cuối cùng, về việc liệu DJI có nên trả khoản tiền phạt này hay không, bài báo của NetEasy cho rằng ít nhất là không nên trả lúc này, bởi vì nói chung, các vụ kiện tụng bằng sáng chế kiểu này, mặc dù số tiền đòi rất lớn, nhưng có thể được hòa giải bằng cách thực chi trả vài triệu USD, đương nhiên cần có sự phản kháng gay gắt, luật sư đấu luật sư, bước vào một vụ kiện kéo dài, xem ai đủ khả năng chịu đựng, và kéo dài cho đến khi đối phương cảm thấy không có lợi rồi tự bỏ vụ kiện.