|
Hệ thống tên lửa phòng không di động Crotale của quân đội Pháp. Ảnh Military Leak |
Ông Macron tuyên bố, hệ thống tên lửa này sẽ "bảo vệ đất nước Ukraine chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa." Tổng thống Macron không cho biết hệ thống nào sẽ được cung cấp nhưng Reuters đã xác nhận là Crotale.
Tổng thống Pháp không nói rõ số lượng các hệ thống được cung cấp nhưng việc chính phủ Pháp rút trang bị từ kho dự trữ vũ khí đã gây sự chú ý của cộng đồng đến chính tiềm lực quốc phòng của quốc gia này.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecorneau cho biết, những khẩu đội tên lửa phòng không Crotale, chuyển giao cho Ukraine sẽ được thay thế bằng hệ thống phòng không Mamba tiên tiến hơn. Theo Bộ trưởng, Pháp có 12 khẩu đội tên lửa phòng không tiên tiến này.
Crotale (tiếng Anh: “Rắn đuôi chuông”) là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, hoạt động trong mọi thời tiết của Pháp, được phát triển để đánh chặn vũ khí tầm xa trên không từ tên lửa hành trình hoặc tên lửa chống hạm đến trực thăng, UAV hoặc máy bay chiến đấu tầm thấp với hiệu suất cao.
|
Hệ thống tên lửa phòng không di động Crotale. Video South African Military History Channel. |
Hệ thống tên lửa phòng không do công ty Thomson CSF Matra (nay là Thales Group) phát triển, gồm 1 phiên bản di động trên đất liền và các biến thể hải quân khác nhau.
Khởi đầu, hệ thống Crotale R440 do công ty Rockwell International, Thomson-Houston và Mistral ở Pháp phát triển cho Nam Phi, được đặt tên là Cactus. Quân đội Pháp lần đầu tiên sử dụng xe thiết giáp bánh hơi 4 bánh 4 × 4 với 4 ống vận tải phóng tên lửa. Các khinh hạm lớp La Fayette của Hải quân Pháp được trang bị bệ phóng 8 ống phóng Crotale gần sàn đáp trực thăng.
Hệ thống tên lửa phòng không Crotale gồm hai thành phần chính, xe thiết giáp cơ động vận tải, trang bị từ 2-8 ống phóng và một radar dẫn đạn nằm giữa các ống phóng. Xe thiết giáp thứ 2 trang bị radar giám sát, tìm kiếm phát hiện mục tiêu và chỉ huy hỏa lực.
|
|
|
Hệ thống tên lửa phòng không di động Crotale của quân đội Pháp. Ảnh Military Leak |
Xe đài trinh sát radar và chỉ huy hỏa lực được kết nối với một số xe phóng tên lửa, hình thành một hệ thống phòng không trên diện rộng cho hiệu quả tác chiến cao. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn, đạt tốc độ tối đa Mach 2,3 trong 2 giây.
Tên lửa được radar dẫn đạn và kính ngắm duy trì đường bay trên đường ngắm thẳng cho đến khi bộ phận kích nổ hồng ngoại phát hiện, khóa mục tiêu và kích hoạt đầu đạn.
Radar trinh sát, giám sát mục tiêu và radar dẫn đạn có tầm bắn 20 km và liên kết truyền hình video trên khoảng cách đến 15 km. Hệ thống hướng dẫn truyền hình sử dụng cả camera thông thường và camera hồng ngoại.
Hệ thống phòng không có thể theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc và radar dẫn đường có thể khóa từ trực thăng bay lơ lửng đến máy bay chiến đấu, bay thấp vượt quá tốc độ Mach 2.
Tên lửa tiêu chuẩn có chiều dài 3 m và trọng lượng 84,5 kg, sử dụng động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn cho tốc độ tối đa Mach 2,3 (750 m/s) với tầm bắn 12 km. Đạn có thể tấn công tất cả các phương tiện bay như trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và tên lửa chống radar.
Tầm bắn tối thiểu khoảng 500-700 m và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả ở độ cao 5,5 km. Tên lửa được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ cao (HE-FRAG) nặng 15 kg với ngòi nổ gần và tiếp xúc. Một tên lửa có xác suất tiêu diệt mục tiêu 80%. Hai tên lửa được phóng liên tiếp vào cùng một mục tiêu cho xác suất phá hủy là 96%.
Theo Military Leak