Nhật Bản chỉ định nhà thầu chế tạo máy bay chiến đấu tương lai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Tuần trước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo đã ký kết hợp đồng với công ty Mitsubishi Heavy Industries (MHI). Theo đó, Nhật Bản đã chỉ định MHI là nhà thầu chính chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ kế tiếp.
Ảnh đồ họa mẫu máy bay chiến đấu mà Nhật Bản muốn sản xuất trong nước (Ảnh: Getty)
Ảnh đồ họa mẫu máy bay chiến đấu mà Nhật Bản muốn sản xuất trong nước (Ảnh: Getty)

“Chúng tôi sẽ tiến hành đều đặn việc phát triển máy bay chiến đấu tiếp theo (F-X) cùng với công ty” – Bộ Quốc phòng nhấn mạnh trong một tuyên bố ngắn gọn được đăng tải trên website của mình.

Truyền thông nước này cũng đưa tin về phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi. Theo đó, ngài Bộ trưởng cho biết, Nhật Bản sẽ chọn một đối tác nước ngoài vào cuối năm nay để hợp tác về công nghệ máy bay, trong đó, công nghệ tàng hình là một trong những yếu tố trọng tâm.

Việc lựa chọn MHI làm nhà thầu chính cho chương trình F-X không gây nhiều bất ngờ, khi Nhật Bản quyết tâm tái khởi động các máy bay chiến đấu trong nước. MHI là công ty duy nhất ở Nhật Bản có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Công ty chiếm vị trí thứ 21 trong một bảng xếp hạng gần đây của Defense News về 100 công ty quốc phòng hàng đầu thế giới.

Trước đó, Reuters từng đưa tin hợp đồng cho máy bay này có giá trị lên tới 40 tỉ USD. Ngay sau đó, Defense News đã gửi thư cho Cơ quan Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần của Bộ Quốc phòng Nhật Bản để cập nhật về giá trị hợp đồng nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm đó.

Trong yêu cầu ngân sách mới nhất được đệ trình lên Bộ Tài chính Nhật Bản vào cuối tháng 9, Bộ Quốc phòng cũng đang tìm kiếm thêm nguồn tài trợ cho nghiên cứu và phát triển F-X. Bộ Quốc phòng yêu cầu 555,8 triệu USD cho chương trình chính và 113,6 triệu USD bổ sung cho việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống phụ của máy bay chiến đấu, chẳng hạn như radar và hệ thống tích hợp nhiệm vụ.

Khoản tài trợ này sẽ cho phép Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ máy bay chiến đấu. Theo đó, nước này đã duy trì công việc này suốt thập kỷ qua, mặc dù việc sản xuất máy bay chiến đấu Mitsubishi F-2 đã kết thúc và Nhật Bản đã quyết định mua F-35 của Lockheed Martin.

Kế hoạch tiếp theo của Nhật Bản bao gồm việc phát triển và cải tiến các thiết kế và vật liệu tàng hình, radar mảng quét hoạt động điện tử và động cơ phản lực sau. Để đạt được mục tiêu đó. Nhà sản xuất động cơ IHI được dự kiến sẽ tiếp tục sản xuất động cơ phản lực đốt sau XF9-1.

Nhật Bản đã tiến hành một loạt chuyến bay thử nghiệm một máy bay chiến đấu được thiết kế và chế tạo trong nước từ năm 2016 đến năm 2018, nhằm kiểm nhận sản phẩm của mình. Quốc gia này đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ chương trình thử nghiệm để hoàn thiện thêm các khả năng vốn có.

Trước đây, Bộ Quốc phòng cho biết, họ muốn khởi động quy trình thiết kế cơ bản cho khung máy bay và động cơ FX, trước khi kết thúc năm tài chính Nhật Bản vào ngày 31/3/2021. Tiếp đó, theo kế hoạch bắt đầu vào năm 2024, là việc sản xuất nguyên mẫu đầu tiên, với các chuyến bay thử nghiệm được chuẩn bị bắt đầu vào năm 2028 sau khi hoàn thành kế hoạch thiết kế và sản xuất.

Bắt đầu từ khoảng năm 2035, Nhật Bản có kế hoạch thay thế phi đội khoảng 90 chiếc F-2 bằng máy bay chiến đấu mới. F-2 được phát triển cùng với Lockheed vào những thập niên 90, giống như một phiên bản lớn hơn của máy bay chiến đấu đa năng F-16 của công ty Mỹ, được trang bị chủ yếu cho hệ thống bản địa.

Nhật Bản cũng có kế hoạch mua 147 chiếc F-35, bao gồm 42 chiếc trong số các biến thể cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng. F-35B sẽ được vận hành từ một cặp tàu khu trục trực thăng. Hiện, nó đang được sửa đổi để xử lý máy bay phản lực.

Gần đây, Nhật Bản cũng lựa chọn Boeing đã được cấp phép sản xuất để nâng cấp 98 chiếc máy bay đánh chặn Mitsubishi F-15J/DJ Eagle của họ, nhằm trang bị radar mới hơn và tích hợp với tên lửa tấn công đất đối không cho ​​các máy bay phản lực.