Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các chuyên gia cho rằng việc Nga tuyên bố sở hữu một hệ thống có khả năng phòng thủ tên lửa siêu thanh hoặc mối đe dọa từ không gian dường như là điều phi lý.
Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian (Ảnh: Asia Times)
Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian (Ảnh: Asia Times)

Vào năm ngoái, Nga được cho là đã triển khai hệ thống tên lửa chống vệ tinh (ASAT) S-550 có khả năng tấn công tàu vũ trụ, tên lửa đạn đạo và siêu thanh ở tầm cao tới hàng chục nghìn km.

S-550 được cho là hệ thống di động có thiết kế đặc biệt nhằm phòng thủ chiến lược trước tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), với vai trò “tấn công không gian” hoặc “phòng thủ không gian”.

S-550 có thể là sự tiếp nối chương trình vũ khí từ cuối thời Liên Xô về “hệ thống phòng không giai đoạn cuối cơ động cao” được phát triển từ năm 1981 đến năm 1988. Chương trình này đã bị loại bỏ sau đó, như một phần của các thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Liên Xô và Mỹ.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ tuyên bố của Nga về việc phát triển một hệ thống như vậy, chỉ ra sự mâu thuẫn và mơ hồ giữa những thông tin trên truyền thông và các tuyên bố mà giới chức quân sự cấp cao của Nga đưa ra.

Họ cho rằng, việc tuyên bố sở hữu một hệ thống có khả năng phòng thủ tên lửa siêu thanh hoặc mối đe dọa từ không gian dường như là điều phi lý với những hạn chế về công nghệ phòng thủ tên lửa hiện nay.

Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nói rằng, có thể có sự nhầm lẫn giữa S-550 và S-500, một hệ thống khác được phát triển nhằm mục đích phòng thủ tên lửa.

Nhưng nếu tuyên bố của Nga được chứng minh là thật, hệ thống ASAT di động S-550 có thể nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động và có khả năng sống sót cao hơn so với các hệ thống cố định và hệ thống được triển khai trên không gian hiện nay.

Không quân Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa chống vệ tinh phóng từ trên không (ASAT) để tiêu diệt các vệ tinh đối phương (Ảnh: Asia Times)

Không quân Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa chống vệ tinh phóng từ trên không (ASAT) để tiêu diệt các vệ tinh đối phương (Ảnh: Asia Times)

Lợi thế di động

Việc hệ thống ASAT di động như S-550 được triển khai trên vùng lãnh thổ rộng lớn của Nga sẽ khiến cho đối phương khó xác định vị trí hơn, qua đó tăng thời gian phản ứng trước các cuộc tấn công và hạn chế khả năng đáp trả của đối thủ, vì hệ thống phóng có thể được di chuyển ngay lập tức đến các địa điểm mới.

Điều này trái ngược với các hệ thống cố định vốn dễ dàng bị xác định vị trí phóng và dễ bị tấn công. Đối với các hệ thống đặt trên không gian, nếu bị hư hỏng hoặc bị phá hủy sẽ rất khó để thay thế.

Do đó, , S-550 trở thành vũ khí uy lực nhất trong kho ASAT của Nga, được xem là phản ứng bất đối xứng cần thiết trước năng lực không gian của Mỹ.

Vào năm ngoái, Nga đã thử nghiệm tên lửa Nudol PL-19 ASAT và bắn hạ vệ tinh Kosmos 1408 - được đưa lên quỹ đạo từ năm 1982 và đã ngừng hoạt động. Không giống như S-550, Nudol là một hệ thống tĩnh không cần bệ phóng cố định.

Cuộc thử nghiệm đã tạo ra 1.500 mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo thấp, có khả năng đe dọa đến các vệ tinh khác hoặc các tàu không gian có người lái. Cuộc thử nghiệm diễn ra cách Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) 80 km, buộc phi hành đoàn phải tìm cách che chắn, do đường đi của các mảnh vỡ giao cắt với quỹ đạo di chuyển của ISS nhiều lần.

Nga đã từng phát triển hệ thống ASAT bay trong quỹ đạo từ nhiều năm trước, là những vệ tinh có khả năng tấn công các vệ tinh khác. Trong những năm 1960, Nga đã phát triển hệ thống ASAT Istrebitel Sputnikov (IS). Sau khi được phóng lên quỹ đạo, tên lửa đánh chặn sẽ tách khỏi động cơ đẩy, tới gần mục tiêu và phát nổ để giải phóng các mảnh vỡ với tầm hiệu quả 50m.

Hệ thống này sau đó đã được hiện đại hóa thành tiêu chuẩn IS-M, có thể tấn công các mục tiêu ở quỹ đạo cao hơn.

Hệ thống tiếp theo mà Nga phát triển là hệ thống Naryad-V, đã được thử nghiệm vào những năm 1990. Giống như phiên bản tiền nhiệm Nudol, Naryad-V là một hệ thống tĩnh, sử dụng phương tiện phóng nhiên liệu rắn và tầng trên sử dụng nhiên liệu lỏng, cho phép nó nhắm mục tiêu trên quỹ đạo rộng lớn với tốc độ phóng rất nhanh.

Hình ảnh minh họa hệ thống Istrebitel Sputnikov ASAT thời Liên Xô (Ảnh: Asia Times)

Hình ảnh minh họa hệ thống Istrebitel Sputnikov ASAT thời Liên Xô (Ảnh: Asia Times)

Hệ thống tác chiến điện tử

Ngoài các hệ thống kể trên, Nga cũng trang bị một số hệ thống ASAT tác chiến điện tử (EW). Chúng bao gồm các hệ thống gây nhiễu vệ tinh trên mặt đất Tirada-2 và Bylina-MM.

Tirada-2 vận hành lần đầu tiên vào năm 2001 và được cho là có khả năng chống lại các biện pháp đối phó điện tử của vệ tinh đối phương, buộc đối phương phải sử dụng hết năng lượng để thoát khỏi tình trạng gây nhiễu và khiến các vệ tinh của đối phương không thể gửi tín hiệu về mặt đất.

Hệ thống Bylina-MM được thiết kế để nhằm vào các vệ tinh hoạt động trong “dải tần milimet”, tương ứng với tần số cực cao (EHF), dải trong phổ điện từ từ 30-300 gigahertz.

Nga cũng duy trì khả năng vận hành các hệ thống áp chế ASAT triển khai trên không gian. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về các chương trình này vẫn chưa được tiết lộ.

Những phát triển này cho thấy sự thay đổi trong cân nhắc chiến lược của Nga, vốn đặt không gian ngoài trái đất là trọng tâm mới cho các hoạt động quân sự hiện đại. Sự thay đổi này được thể hiện qua việc hợp nhất Lực lượng Không gian và Lực lượng Phòng thủ Không gian thành Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga vào năm 2015.

Theo Asia Times