Hôm 12/11/2016, Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ 10 kẻ khủng bố ở Mátxcơva và St.Petersburg. Theo FSB, những kẻ này mang 4 quả bom tự chế, có ý định định xả súng và đánh bom vào hai thành phố lớn nhất nước Nga và họ đều có liên hệ với các lãnh đạo của IS.
Hoạt động này diễn ra sau vụ giết hai kẻ tình nghi là khủng bố trong một vụ xả súng ở Nizhny Novgorod. Theo ông Alexandr Buksman - phó viện trưởng Viện kiểm sát đầu tiên của Nga, trong nửa đầu năm 2016 số lượng tội phạm khủng bố ở Nga đã tăng 73% từ 2015. Điều này không phải là kết quả của việc cải thiện chính sách mà là sự phản ánh mối đe dọa đang ngày càng lớn lên.
Theo tất cả các chỉ dấu, cuộc thánh chiến Hồi giáo với Nga vẫn luôn tồn tại và trở nên nguy hiểm. Sự phát triển này ngày càng gia tăng có nhiều gốc rễ sâu xa. Việc thay đổi thành phần dân cư do di dân đã khiến nước Nga trở thành nước có nhiều người Hồi giáo nhất châu Âu và Matxcơva trở thành nơi chủ chốt để IS tuyển quân trên thế giới.
Ngoài ra, những xu hướng của châu Âu như xa lánh, không tuyển dụng, kỳ thị và bỏ tù cực đoan đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi dân cư của Liên bang Nga. Có lẽ sự phát triển gây rắc rối nhất đã hình thành một sự chuyển dịch dần dần địa điểm tập hợp của những chiến binh Hồi giáo từ miền bắc Kavkaz sang trung tâm nước Nga là Tatarstan và Bashkortostan.
Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào cuộc nội chiến Syria và các chiến lược do chính quyền Nga triển khai đã tác động đến tình hình trong nước. Có một số xu hướng khác có thể thúc đẩy và mở rộng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Nga. Trong khi hầu hết mọi người Hồi giáo ở Nga và ở Trung Á đều theo dòng Hồi giáo Sunni, ông Putin lại chứng tỏ là đồng minh khăng khít với người Hồi giáo dòng Shiite ở Syria, Iran và Iraq. Sau việc đưa quân Nga vào Syria hồi tháng 9/2015, 55 giáo sĩ dòng Saudi Wahhabi đã kêu gọi một cuộc thánh chiến nhằm vào nước Nga. Ngay sau đó, IS đã công bố một đoạn video bằng tiếng Nga đe dọa Nga và tuyên bố “máu sẽ sớm chảy như đại dương…”.
Án lệnh Hồi giáo này có thể bị bỏ qua như nhiều lời đe dọa vu vơ của IS nếu nó không liên quan tình cảm tương tự của người Hồi giáo ở Nga. Khi Nga can thiệp quân sự vào Syria, một chuyên gia đã lý giải rằng “nhiều người Hồi giáo đã coi đây là cuộc chiến chống lại dòng Sunni và ủng hộ bộ tộc Alawite của Assad.” Theo quan điểm này, “một bên là Assad dòng Alawite, người Hồi giáo Shiite và Nga”, còn một bên “gần như là toàn bộ người Hồi giáo dòng Sunni trên thế giới”.
Sự can dự của Nga vào cuộc chiến Syria có thể đẩy nhiều người Hồi giáo trẻ ở Nga xích gần phong trào Hồi giáo cuồng tin. Đối với họ, không còn một hoạt động đặc biệt nào mà đó chỉ là một cuộc chiến, và với tư cách đại diện cho ông Assad, Nga đã ném bom vào các bệnh viện và nhà trẻ ở quốc gia Hồi giáo này.
Cảm nhận được mối nguy hiểm, Matxcơva đã gây sức ép lên chính quyền Tatarstan để tiếp tục xử lý các giáo sĩ Hồi giáo gieo rắc các tư tưởng cuồng tín của Mufti Fayzov, những ngươi bị tình nghi là có mối đồng cảm với các phong trào Hồi giáo cực đoan. Chiến dịch với danh nghĩa là xác nhận lại các lãnh tụ Hồi giáo ở nước Cộng hòa này đã với tới cấp cao nhất trong hệ thống thứ bậc Hồi giáo ở Tartar, bao gồm cả việc giải tán Ramil Yunusov, nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Tatarstan vì nghi ngờ là đã ngả sang dòng Saudi Wahhabi.
Tatarstan cũng đã ngừng sử dụng sách của Ả Rập Saudi ở nước cộng hòa này và chấm dứt hợp đồng với công ty du lịch được cho là phổ biến tư tưởng Hồi giáo cực đoan cho hành khách tới Mecca. Tatarstan cũng đã thành lập một bộ phận chuyên trách phối hợp quản lý, giám sát 14 nhà thờ và các phòng cầu nguyện ở 11 thuộc địa của nước cộng hòa này và tịch thu ấn phẩm của Wahhabi…
Chiến dịch của Nga ở khu vực Bắc Kavkaz còn mạnh tay hơn. Khi những nguy cơ về Syria và IS bắt đầu lớn dần vào năm 2011, Nga đã thực hiện phương pháp “trục xuất và đóng cửa”, đuổi sạch những kẻ có nguy cơ trở thành khủng bố. Theo như các báo cáo điều tra độc lập của Nga, “hành lang xanh” đã được mở hồi đầu năm 2011 như một phần của chiến lược an ninh không khoan nhượng nhằm quét sạch khủng bố trước thềm Thế vận hội Sochi năm 2014.
Phương Tây cáo buộc cơ quan an ninh Nga FSB đã tìm cách xua đuổi những kẻ thánh chiến địa phương khá nổi tiếng ở miền bắc Kavkaz tới Syria. Nhiều trai tráng địa phương đã theo chân cha anh, bè bạn tới Syria tham chiến. “An ninh Nga đã mở cửa biên giới, giúp họ đi ra và đóng chặt lại sau lưng họ”, một nguồn tin tiết lộ với International Crisis Group. Những kẻ có tư tưởng thánh chiến đã tìm đường tới Trung Đông và hiện Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự tiễu trừ những kẻ khủng bố tại Syria.
Trong khi các nước phương Tây đã cảnh báo và lên một loạt danh sách các nhóm khủng bố, Nga vẫn chưa xếp IS là một tổ chức khủng bố cho đến tận tháng 12/2014.
Dẫu vậy, số lượng các vụ tấn công khủng bố ở khu vực bắc Kavkaz vẫn nghiêm trọng. Vào tháng 10/2015, chánh văn phòng của ông Putin, Sergei Ivanov, thừa nhận rằng nhiều chiến binh thánh chiến người Nga chiến đấu cho IS đã trở về quê hương và tạo ra một mối đe dọa trực tiếp. Trong bài phát biểu ở Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 9/2015, ông Putin tuyên bố rằng sau khi đã trải qua cuộc chiến đẫm máu ở Syria, các chiến binh nước ngoài sẽ trở về và tiếp tục thực hiện những tội ác đó.
Tháng 11/2016, thủ tướng Nga Dimitry Medvedev đã trả lời báo chí rằng: “Bạn cũng biết rằng hàng nghìn người Nga từ các nước Cộng hòa hậu Xô Viết khác đang chiến đấu ở Syria. Những người bị tẩy não này quay trở về quên hương như những kẻ giết người và khủng bố chuyên nghiệp. Và chúng ta không muốn chúng thực hiện điều gì tương tự ở Nga sau khi nhiệm vụ của chúng ở Syria kết thúc”.
(còn tiếp)