Parasyuk viết điều này trên trang cá nhân trong Facebook. "Khi một người sẵn sàng trả giá bằng sinh mạng của mình để đi đến biện pháp cực đoan, vì lý tưởng, vì sự thật, thì khi đó chúng ta có thể vững tin mà nói rằng đó là một anh hùng!", Parasyuk viết.
Parasyuk còn gắn kèm vào những dòng ca ngợi của ông ta một tấm ảnh tên sát thủ Mevlut Altyntasha Murtagh, đang gào lên cái gì đó và vung vẩy khẩu súng sau khi bắn sau lưng nhà ngoại giao Nga. Trong ý kiến bình luận Parasyuk tuyên bố rằng kẻ đã giết hại ông Andrei Karlov là "anh hùng của nhân dân".
Phát biểu trên của chính khách Ukraine đã làm dấy lên cuộc tranh luận nóng bỏng. Mọi người chỉ ra cho Parasyuk rằng đối với các công dân Thổ Nhĩ Kỳ tên giết người không thể nào là "anh hùng" mà trái lại, trên các mạng xã hội bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tràn đầy những lời chửi rủa công phẫn khi nói về tên sát thủ. Ngoài ra, những người sử dụng mạng nhắc nhở vị dân biểu Ukraina rằng tất cả các nước châu Âu đều lên án vụ tấn công khủng bố ở Ankara, và rằng từ phía Parasyuk có biểu hiện rõ ràng của chủ nghĩa cực đoan.
Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Andrei Karlov đã thiệt mạng trong thời gian lễ khai mạc triển lãm. Sát thủ là Mevlut Mert Altyntash, từng phục vụ hai năm rưỡi trong ngành cảnh sát. Hắn đã bị tiêu diệt trong chiến dịch đặc biệt.
Altyntash từng tham gia bảo vệ Đại sứ quán khi diễn ra các vụ biểu tình phản đối hành động của Nga ở Aleppo vào tuần trước. Theo kênh truyền hình NTV đưa tin dẫn nguồn từ cơ quan thực thi pháp luật. Sát thủ đã bắn 11 phát súng, 8 viên đạn trúng vào nhà ngoại giao. Ngoài ông Karlov, có ba khách xem triển lãm đã bị thương, họ không phải là người Nga.
Vụ tấn công vào ông Karlov xảy ra trong thời gian lễ khai mạc triển lãm ảnh tại Ankara. Như một nhân chứng nói với Sputnik, khi ông Karlov phát biểu, thì phía sau có tiếng hô "Allahu akbar!" và kẻ nào đó bắt đầu nổ súng.
Theo thông báo của kênh truyền hình NTV, sát thủ đòi mọi người giải tán, sau đó hắn tới gần nhà ngoại giao bị thương đang nằm trên sàn và bắn vào ông mấy phát nữa. Cảnh sát đến hiện trường đã bắn hạ hung thủ.
Tại lối vào triển lãm hung thủ đã trình ra tấm thẻ cảnh sát. Sau đó, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu khẳng định rằng tên sát nhân từng làm việc trong cơ quan thực thi pháp luật của nước sở tại.
Theo lời ông bộ trưởng, kẻ tấn công tên là Mevlut Mert Altyntash, sinh năm 1994 tại tỉnh Manisa. Mevlut Mert Altyntash đã tốt nghiệp Học viện Cảnh sát và có hai năm rưỡi làm việc trong lực lượng an ninh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi đây là "vụ giết người đê hèn" và là sự khiêu khích, nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ và việc giải quyết tình hình Syria. Câu trả lời cho điều này chỉ có một là tăng cường chiến đấu chống khủng bố. Và lũ cướp sẽ cảm thấy điều đó ngay lập tức", tổng thống Nga nói thêm.
Ông Putin đã tỏ lòng chia buồn với gia đình và thân nhân của ông Đại sứ và chỉ thị truy tặng ông Karlov phần thưởng Nhà nước. Tổng thống Putin đánh giá ông Karlov là một nhà ngoại giao xuất sắc, người "có danh tiếng rất tốt" ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Putin cũng đã thảo luận trên điện thoại với ông Erdogan về thảm kịch này. Hai tổng thống nhất trí rằng Nga sẽ phái nhóm điều tra đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đội chuyên gia Nga sẽ bay đến Ankara trong ngày 20/12 để cùng với các chuyên viên Thổ Nhĩ Kỳ điều tra vụ giết hại đại sứ Karlov. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi vụ việc vừa xảy ra là "cuộc tấn công vào nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ" và là "sự khiêu khích công nhiên".
"Nhân danh cá nhân và thay mặt toàn thể người dân Thổ Nhĩ Kỳ, tôi xin gửi ông Putin và nhân dân Nga lời chia buồn sâu sắc của chúng tôi. Vụ tấn công khủng bố này sẽ được điều tra đặc biệt kỹ lưỡng. Sẽ thành lập Ủy ban song phương về điều tra thảm kịch", ông Erdogan nhấn mạnh.
Bất chấp thảm kịch, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu không hủy bỏ chuyến công cán tới Matxcơva. Ngày 20/12, ông Cavusoglu sẽ tham gia cuộc đàm phán ba bên cùng với các bộ trưởng Ngoại giao Nga và Iran, các ông Sergei Lavrov và Mohammad Javad Zarif.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ gọi vụ việc ở Ankara là "sát nhân hèn mạt". Cơ quan này nhấn mạnh rằng sẽ tiến hành cuộc điều tra kỹ lưỡng và những kẻ có tội sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Theo lời bộ trưởng Cavusoglu, tội ác này nhằm chống lại hoạt động hiệp lực cùng nhau của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết tình hình và cứu giúp cư dân ở Syria.
Vụ ám hại ông Andrei Karlov bị hàng loạt quốc gia và tổ chức quốc tế lên án gay gắt. Theo ghi nhận của đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, một trong những người đầu tiên gửi lời chia buồn tới Nga là Cao ủy ngoại giao EU Federica Mogherini. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc công nhận vụ giết Đại sứ Nga là vụ khủng bố và kêu gọi trừng phạt những đối tượng "thủ phạm, tổ chức và nhà tài trợ" của cuộc tấn công này.
Theo lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Mỹ sẵn sàng hỗ trợ trong việc điều tra vụ giết hại ông Karlov. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson tuyên bố ông bị "sốc vì vụ giết người hèn hạ nhắm vào Đại sứ Nga". Những lời chia buồn và tỏ thái độ ủng hộ Nga cũng được gửi đến từ Italia, Pháp, Belarus, Đức và hàng loạt nước khác.
Tại Athens lưu ý rằng "một lần nữa châu Âu nằm trong gọng kìm của khủng bố", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vừa đắc cử Antonio Guterres cũng đã gửi lời chia buồn với Matxcơva.