Vào tháng 10/2016, chính phủ Nga đã đưa ra một tuyên bố quan trọng về chính sách Syria mà nguồn tin phương Tây đã bỏ qua. Matxcơva tuyên bố rằng Nga ủng hộ việc khôi phục lại quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad trên toàn bộ đất nước. Tuyên bố này và hệ quả của nó cần được phương Tây soi xét thật cẩn thận vì những tác động của nó rất tiêu cực, theo Atlantic Council.
Trước tiên, tuyên bố này không chỉ cam kết Nga và quân đội nước này sẽ tham gia vào một cuộc chiến không giới hạn đại diện cho ông Assad trên khắp Syria mà còn xác định các mục tiêu của Matxcơva với các mục tiêu của Assad và Iran, nước bảo trợ khác của Assad.
Nói cách khác, tuyên bố này củng cố liên minh Nga-Iran ở Trung Đông, dù cho Matxcơva có thể nói tuyên bố này hạn chế như thế nào thì động thái trên cũng mang lại những hệ quả tiêu cực sâu sắc với Mỹ và các đồng minh Trung Đông. Nó cũng khuyến khích nhiều trò tinh quái của Tehran hơn nữa trong tương tai, được đảm bảo cùng với sự hỗ trợ của ông Putin. Quả thực, người ta đã nhìn thấy nhiều thương vụ mua bán vũ khí và thỏa thuận kinh tế hiện đã được thực hiện giữa Matxcơva và Tehran.
Thứ hai, tuyên bố này và thỏa thuận với Iran có nghĩa là bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào của Mỹ với Nga về vấn đề Syria đều đòi hỏi phải có sự chấp nhận từ phía Assad, bất chấp phương Tây luôn cáo buộc tổng thống Syria về tội ác chiến tranh và việc sử dụng vũ khí hóa học trong chiến tranh thì ông Assad vẫn là tổng thống hợp pháp duy nhất của Syria.
Theo Atlantic Council, tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự bại trận nhục nhã và thừa nhận vai trò sự đồng lãnh đạo của Nga trong khu vực, bao gồm cả cuộc chiến chống lại IS.
Thứ ba, Atlantic Council cho rằng tuyên bố này tiết lộ niềm tin của tổng thống Putin, đó là ông sẽ không chỉ chiến thắng và Mỹ sẽ thua trận ở Syria mà ông Putin còn quyết tâm làm nhục Mỹ ở bất kỳ nơi nào có thể bằng cách phô bày sự bất lực của nước Mỹ. Với tất cả mọi người, cuộc điện đàm về thỏa thuận với Donald Trump khi ông Trump nhậm chức, ông Putin dường như có ý định đòi hỏi sự công nhận của ông Trump như cái giá của thỏa thuận và sau đó dùng nó để thúc đẩy hiệu ứng mạnh hơn tại châu Âu và xa hơn nữa.
Thứ tư, Matxcơva có ý định biến Syria thành vệ tinh ở Trung Đông và sử dụng Syria như một phương tiện để hỗ trợ các thế lực như tổ chức Hezbollah và để thành lập các căn cứ lâu dài cho các lực lượng hải quân, không quân và phòng không Nga. Chương trình quân sự này phù hợp với việc tiếp tục tìm kiếm các căn cứ ở Síp và Ai Cập, và khát vọng có được sự hiện diện quân sự ở phía đông Địa Trung Hải để ngăn chặn NATO.
Nếu thành công, các lực lượng quân sự Nga sẽ hình thành thế bao vây Thổ Nhĩ Kỳ, điều này sẽ làm tê liệt khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đóng góp quân sự vào NATO và hạn chế ảnh hưởng của nước này cho dù Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có tuyên bố điều gì đi nữa, Atlantic Council đánh giá.
Thứ năm, ông Putin có thể đã thực hiện hành động gây ra phản ứng mạnh mẽ mà không hề nhận ra. Matxcơva đã đạt được gần như tất cả mọi thứ nước này có thể hy vọng ở Syria. Nhưng bằng cách đồng ý với ham muốn của Assad và Tehran, phương Tây chưa rõ ông Putin đang chiến đấu vì lợi ích của Nga hay vì động cơ nào khác. Không rõ là liệu Nga có thể cung cấp hỗ trợ trong thời gian cần thiết để thiết lập sự kiểm soát của Assad trên khắp Syria và loại bỏ mọi sự chống đối hay đe dọa đến tổng thống Assad hay không.
Atlantic Council cho rằng sẽ tương đối rẻ để viện trợ các hệ thống phòng không nguy hiểm tới tay phiến quân và làm suy giảm ưu thế trên không của Nga và buộc quân đội Syria phải mặt đối mặt với các kẻ thù của mình. Matxcơva gặp nguy hiểm khi rơi vào vũng lầy tự tạo ra, như Liên Xô đã từng nếm trải ở Afganistan. Một vũng lầy trở nên rõ ràng một khi phe tham chiến bên ngoài chiến đấu để áp đặt một chính phủ không thể đứng vững ở một đất nước bị chiến tranh giày xéo.
Matxcơva đang đương đầu với hoàn cảnh căng thẳng, có thể phải đổ rất nhiều tiền để duy trì chế độ của ông Assad cho đến khi Nga không còn đủ khả năng để làm như vậy nữa. Trong trường hợp đó, như đã xảy ra tại Afganistan năm 1992, chế độ Assad có thể sẽ sụp đổ với những hậu quả trong nước và quốc tế tiêu cực, vượt ra ngoài Syria và Nga.
Atlantic Council khuyên khi chính quyền Donald Trump tiếp quản quyền lực, họ nên nghĩ nhiều hơn về các khả năng này. Ý tưởng về một thỏa thuận với Nga nhằm chống lại IS có thể ít khả thi, cũng không có nhiều thứ Mỹ có thể thực hiện ở Syria cho đến khi Washington tìm thấy một đồng minh có thể đánh bại Assad.
Theo Atlantic Council, Mỹ nên nghĩ kỹ và lâu dài hơn về hiện thực chính trị và nhận thức rõ rằng cam kết của Matxcơva với Assad sẽ đem lại cơ hội cho Mỹ. Nếu Mỹ có thể ngừng cố gắng thỏa thuận với ông Putin cho đến khi cuộc phiêu lưu của Nga ở Syria trở nên đắt đỏ đến mức ông Putin mong muốn một thỏa thuận với Mỹ hơn là Mỹ cần tới ông.