Mỹ - Nhật thắt chặt vòng vây Trung Quốc từ vịnh Cam Ranh?

VietTimes -- Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức mới khi Việt Nam nâng cấp, cải tạo vịnh Cam Ranh, chiến hạm nước ngoài hoàn toàn có thể tiến vào vùng vịnh này bởi đây là một trong những cảng nước sâu lý tưởng nhất thế giới thích hợp cho mọi loại tàu chiến - kể cả tàu sân bay.
Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam hiện diện trên quân cảng Cam Ranh
Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam hiện diện trên quân cảng Cam Ranh

Ngày 11/3, một số cơ quan truyền thông lớn – đặc biệt là cơ quan quân sự của Trung Quốc bất ngờ công bố thông tin một trung đoàn lực lượng hàng không của Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc ngày 10/3 đã tổ chức huấn luyện bay cường độ lớn. Trung đoàn này đã sử dụng các máy bay chiến đấu J-11BH và J-11BSH lần lượt triển khai huấn luyện 5 khoa mục gồm không chiến một đối một, cơ động chiến thuật tầng trời thấp và siêu thấp, tấn công các mục tiêu trên biển (tàu chiến) và mặt đất.

Tổng cộng có gần 30 lượt bay tăng cường năng lực tác chiến, các máy bay chiến đấu mang theo đạn thật diễn tập. Cuộc tập trận này nhằm mục đích hù dọa Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh hai quốc gia này tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam, vịnh Cam Ranh có thể trở thành căn cứ quân sự mới để đối phó với những động thái bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.

Tàu sân bay USS John C.Stennis tiến vào biển Đông đầu tháng 3/2016.

Từ đầu tháng 3/2016 trở lại đây, quan hệ giữa hai nước Trung – Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Đầu tháng 3/2016, lực lượng hải quân Mỹ tiến vào vùng biển “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền, và ngày 5/3, Mỹ công bố một bản tin rằng, lực lượng tấn công với tàu sân bay  tàu USS John C. Stennis (CVN 74) đóng vai trò trụ cột đã bị tàu hải quân Trung Quốc bao vây khi tiến vào biển Đông. Phía Mỹ nhấn mạnh “tình huống này chưa bao giờ xuất hiện”. Sau đó, ngày 8/3, tại Australia, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh, trước những hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, có thể Mỹ sẽ cùng quân đội Australia luân phiên bố trí máy bay oanh tạc chiến lược tại phía Bắc Australia. Ngày 10/3, tổng thống Obama đã thẳng thắn nói rằng “Mỹ đã thành công trong việc huy động đa số các nước châu Á cô lập Trung Quốc”. Hàng loạt động thái cho thấy, Mỹ  ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Cùng với đó, với vai trò là một đồng minh lớn của Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển Đông, Nhật Bản cũng đang tăng tốc các hành động trên biển Đông. Ngày 29/2, hai nước Nhật Bản và Philippines thực hiện hiệp điện ký kết ngày 25/1 mới đây, phía  Nhật sẽ cung cấp nhiều vũ khí khí tài – bao gồm máy bay quân sự cho Phiplippines. Ngày 6/3, Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu triển khai thảo luận với Phillippines về vấn đề tàu ngầm Nhật Bản đồn trú tại căn cứ hải quân Subic, sớm nhất là tháng 4, tàu chiến của Nhật Bản sẽ có mặt ở khu vực này.

Đến ngày 11/3, chính phủ Nhật Bản chính thức công bố Sách Trắng hợp tác khai thác phát triển phiên bản năm 2015 và chỉ ra rằng, để bảo đảm cho an ninh trên biển Đông, cần tăng cường hoạt động viện trợ cho các nước ASEAN. Sau khi Nhật Bản chính thức bàn giao máy bay quân sự cho Philippines vào đầu tháng 3, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ triển khai các chiến lược nhằm vào Trung Quốc trên biển Đông.

Vịnh Cam Ranh được chụp từ vệ tinh.

Như vậy, khi Trung Quốc đối phó với lực lượng quân đội Mỹ tiến vào “đường lưỡi bõ” thì vòng vây của Mỹ và Nhật Bản tại vòng ngoài biển Đông đã được triển khai. Hiện tại, Mỹ và Nhật Bản đang tích cực phối hợp với Việt Nam, đặc biệt là vấn đề đồn trú tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Ngày 8 và 9/3, Việt Nam đã thể hiện ý định quốc tế hóa vịnh Cam Ranh - căn cứ quân sự Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía Đông – Nam Việt Nam. Do đó, thông tin này là sự hỗ trợ tốt cho Mỹ khi triển khai các hành động ở phía Tây biển Đông.

USS John C. Stennis là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, được đưa vào hoạt động từ năm 1995. Tàu có thể đạt tốc độ hơn 30 hải lý, sức chứa 90 máy bay và trực thăng. Stennis có hệ thống tên lửa phòng không của NATO RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air, hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, và hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32. Ảnh: US Navy

Vịnh Cam Ranh nằm ở miền Đông Nam Việt Nam, cách quần đảo Trường Sa khoảng 600km, là một trong những cảng nước sâu lý tưởng nhất thế giới, vị trí địa lý ưu việt, là cảng hải quân lớn nhất của Việt Nam. Vịnh Cam Ranh là một trong những vịnh có vị trí chiến lược quan trọng nhất ở châu Á. Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã từng sử dụng cảng này làm trung tâm cho mọi hoạt động trên biển. Vịnh Cam Ranh cũng đã từng được Pháp, Nhật Bản, Liên Xô sử dụng để đỗ các tàu chiến loại lớn. Từ đó trở đi, vịnh Cam Ranh trở thành con át chủ bài quan trọng của Việt Nam, có thể giúp Việt Nam giành được ưu thế khi giải quyết những vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Hiện tại, phía Mỹ đang tích cực dốc sức vào vấn đề biển Đông và muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh. Rõ ràng thiện chí của Việt Nam đã thể hiện một tín hiệu đặc biệt.

Theo tin của các hãng truyền thông lớn của Việt Nam ngày 9/3, ngày 8/3, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự lễ khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh, tuyên bố mở cửa vịnh Cam Ranh cho tàu tuyền quốc tế. Theo bản tin này, Việt Nam sẽ đầu tư 2.000 tỉ đồng (khoảng 92,34 triệu USD) để nâng cấp, cải tạo vịnh Cam Ranh, đưa lượng choán nước của tàu cỡ lớn lên tới 110.000 tấn, đến lúc đó, mọi loại tàu chiến của các quốc gia – kể cả tàu sân bay cũng đều có thể tiến vào vịnh Cam Ranh. Có phân tích chỉ ra rằng, khi báo chí Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh cụm từ “110.000 tấn” và bàn đến vấn đề nhiệm vụ chủ yếu của vịnh Cam Ranh là tiếp đón “tàu chiến quân sự” thì đã bao hàm dụng ý tương lai sẽ đón tàu sân bay Mỹ.

Máy bay săn ngầm P3C của Nhật Bản.

Việc Việt Nam khai thác và phát triển vịnh Cam Ranh cho thấy rõ yếu tố đối phó với mối đe dọa từ phía Trung Quốc. Theo tiết lộ của Thông tấn xã Việt Nam: “Việc nâng cấp, cải tạo này có lợi cho hải quân Việt Nam và hải quân các nước hỗ trợ lẫn nhau trên phương diện tác chiến”, đồng thời có t hể “bảo vệ nền hòa bình và ổn định trên biển Đông”. Trong bối cảnh sức mạnh của hải quân các nước ASEAN có hạn, sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ thể hiện một tín hiệu tích cực.

Trên thực tế, trước khi Việt Nam tuyên bố cải tạo vịnh Cam Ranh, Nhật Bản cũng đã nhanh chân bày tỏ nguyện vọng được đồn trú tại vịnh Cam Ranh. Năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã tổ chức hội đàm với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, hai bên đã đàm phán về các nội dung như chiến của Lực lượng phòng thủ Nhật Bản đóng tại vịnh Cam Ranh và bố trí máy bay chống ngầm P-3C thực hiện các hoạt động tiếp tế tại vùng vịnh này, hai nước đã đạt được nhận thức chung trong việc để tàu chiến của Lực lượng phòng thủ Nhật Bản đóng tại vịnh Cam Ranh. Đầu tháng 3/2016, trong thời điểm Nhật Bản tăng cường viện trợ cho Việt Nam, trước khi tàu Mỹ tiến vào vịnh Cam Ranh, tàu chiến của Nhật Bản đã sẵn sàng cho việc tiến vào vùng vịnh này.

Việc Việt Nam mở cửa vịnh Cam Ranh cho tà thuyền quốc tế - trong đó có tàu thuyền của Mỹ, Nhật Bản, đương nhiên cũng bao gồm cả tàu thuyền Nga, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, rõ ràng nước Nga có phần lực bất tòng tâm, đối với Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc xuất hiện một thách thức mới.

Đ.Q