
Những thương vụ chi tiền “khủng”
Điều đặc biệt là trong quá trình tranh giành nhân lực, các công ty AI hàng đầu của Mỹ đều đặc biệt chú trọng đến các chuyên gia người Hoa. Thực tế, chuyên gia AI gốc Hoa đã trở thành “miếng bánh vàng” tại Thung lũng Silicon.
CEO Jensen Huang đã đích thân chiêu mộ hai chuyên gia AI là Chu Bang Hoa (Zhu Banghua) và Tiêu Kiếm Đào (Jiao Jiantao), những người có đóng góp lớn trong tối ưu hóa cấu trúc mô hình lớn và thiết kế chip AI đa mô thức. Cả hai đều đã tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, rồi du học và làm việc tại Mỹ.
Mark Zuckerberg, ông chủ Meta, đi đầu trong việc trả lương cao nhất ngành để “cướp người”. Vào tháng 6/2025, Meta đã chiêu mộ nhiều nhân sự chủ chốt từ OpenAI, với mức lương năm đầu tiên lên tới 100 triệu USD mỗi người. Đáng chú ý, hơn một nửa trong số đó là người Hoa, gồm Vương Tuyết Chi (Wang Xuezhi), nhà thiết kế khung huấn luyện GPT-4 và Tiêu Thái Đức (Xiao Taide) chuyên về thuật toán học tăng cường.
Ông chủ Meta cũng “cướp” luôn Bàng Nhược Minh (Pang Ruoming), trưởng nhóm mô hình nền tảng AI của Apple – người chủ đạo nâng cấp engine hiểu ngữ nghĩa của Siri. Meta trả cho Bàng Nhược Minh mức lương năm lên tới hơn 200 triệu USD, cao hơn cả mức lương của CEO Apple Tim Cook.
Quyết định để cho Bàng Nhược Minh ra đi phản ánh một thực tế rằng mức thù lao mà Meta đề nghị đã vượt quá chính sách đãi ngộ của Apple. Sự ra đi của ông được coi là một tổn thất lớn cho Apple, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng khi công ty đang nỗ lực đẩy mạnh các sản phẩm AI của mình.

Nguyên nhân Meta chịu chi là do Mark Zuckerberg đã nhận ra nguy cơ bị tụt hậu. Dù hiện vẫn nằm trong “Bảy đóa hoa cổ phiếu công nghệ” của Mỹ, Meta hoàn toàn có thể đi vào vết xe đổ của Intel nếu không bắt kịp về AI.
Do đó, Meta đặt cược lớn vào chuyên gia AI người Hoa này, hy vọng lật ngược thế cờ và tạo nên điều kỳ diệu. Điều đó giải thích vì sao họ trả mức lương tới 200 triệu USD, cao gấp đôi ông chủ Tim Cook để “đào” bằng được Bàng Nhược Minh từ Apple.
Các ông lớn khác như OpenAI, Google, Microsoft cũng không đứng ngoài cuộc đua. Họ đẩy lương lên cao ngất ngưởng chỉ để thu hút những chuyên gia AI hàng đầu gốc Hoa.
Điều thú vị là lý lịch các chuyên gia này gần như "đúc từ một khuôn": học đại học trong nước tại Thanh Hoa, Bắc Đại hoặc Giao Thông Thượng Hải – những đại học hàng đầu Trung Quốc, sau đó du học Mỹ, lấy bằng tiến sĩ, và làm việc tại Mỹ.
Jensen Huang từng công khai khen ngợi: “Các nhà nghiên cứu và khoa học AI Trung Quốc thuộc đẳng cấp thế giới. Nếu bạn đến văn phòng của Anthropic, OpenAI hay DeepMind, sẽ thấy rất nhiều nhân tài đến hàng đầu đến từ Trung Quốc”.

Dường như các khoa học gia gốc Hoa đã trở thành nhóm nhân lực quan trọng nhất trong thế giới AI. Vì sao lại như vậy? Cốt lõi nằm ở toán học – nền tảng sống còn của ngành AI, mà Trung Quốc có rất nhiều người giỏi toán.
Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2024, đội Mỹ giành chức vô địch, nhưng đội Trung Quốc cũng bám sát ở vị trí thứ hai. Điều đáng nói là: trong 6 thành viên đội Mỹ, có tới 4 là người Hoa. Các kỳ thi Olympic vật lý, hóa học, sinh học cũng cho thấy ít nhất một nửa đội Mỹ là học sinh gốc Hoa.
Điều này chứng minh sự thống trị vượt trội của người Hoa trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và toán học – chính là yếu tố then chốt để AI tiếp tục đột phá “nút thắt cổ chai”.

NVIDIA - Đế chế AI nhờ người Hoa
CEO Jensen Huang là người gốc Hoa nên quá hiểu người Hoa chăm chỉ và giỏi toán thế nào. Ông không ngần ngại mời các chuyên gia từ Thanh Hoa như Chu Bang Hóa và Tiêu Kiếm Đào về NVIDIA.
Một cái tên khác là Lâm Đạt (Lin Da), Tiến sĩ từ MIT, đã phát triển hệ thống điều phối tài nguyên tính toán linh hoạt – công nghệ cốt lõi trong hệ thống DGX của NVIDIA.
Jensen Huang tiết lộ: NVIDIA đã tuyển dụng rất nhiều nhà nghiên cứu AI đẳng cấp thế giới đến từ Trung Quốc. Nhờ đó, NVIDIA có khả năng duy trì tốc độ đổi mới và phát triển nhanh nhất ngành.
Báo cáo tài chính quý mới nhất (Qúy 1 Năm tài chính 2026) của NVIDIA cho thấy: Doanh thu: 44,06 tỷ USD (tăng 69% so với cùng kỳ năm trước). Lợi nhuận ròng: 18,78 tỷ USD (tăng 26%). Doanh thu trung tâm dữ liệu: 39,1 tỷ USD (tăng 73%)
Chip cấu trúc Blackwell hiện chiếm gần 70% doanh thu của trung tâm dữ liệu – minh chứng cho sự chuyển dịch nhanh từ cấu trúc Hopper sang Blackwell.
Vì sao phải nâng cấp gấp từ cấu trúc Hopper sang Blackwell phức tạp? Đó là vì AI đã bước vào kỷ nguyên siêu tính toán – cần xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, phức tạp hơn bao giờ hết.
Chỉ riêng quý trước, Microsoft xử lý hơn 100 triệu tỷ tokens – gấp 5 lần năm ngoái. Sự bùng nổ tokens (tăng 50-100 lần trong 1 năm) buộc các công ty phải nâng cấp nền tảng nhanh chóng.
Và chính những chuyên gia người Hoa là người biến điều đó thành hiện thực. Ngành AI thay đổi quá nhanh, chậm một nhịp là bị bỏ xa. Chính vì vậy, ngành cực kỳ cạnh tranh – và người Hoa lại là “vua cạnh tranh” nổi tiếng toàn cầu. Sự ăn khớp này tạo nên sức mạnh không gì sánh bằng.

Công nghệ robot được Trung Quốc ứng dụng vào chiến thuật mới của lục quân

Mỹ trình làng vũ khí pháo phản lực tốc độ cao, tạo "bão hỏa lực" với 30 lần bắn trong 15 giây
