Mỹ-NATO ớn Nga chuyển sang ‘chiến tranh bấm nút’

VietTimes -- Nước Nga hiện đại sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu tầm xa bằng tên lửa hành trình và vũ khí thông minh. Hiện tại, các vũ khí thông thường của Nga đã mạnh tới mức họ không cần sử dụng tới kho vũ khí hạt nhân để thực hiện "chiến lược răn đe".
Năm 2035, nền quân sự của Nga sẽ được định hình bởi việc Moscow có thành công hay không khi biến những dự án được thai nghén từ thời Liên Xô trở thành hiện thực. Rất nhiều những vũ khí hiện đại nhất của Nga như tên lửa hành trình Kalibr-NK hay tên lửa đạn đạo Iskander-M là những dự án được trên giấy cuối những năm 1980 khi Liên Xô sắp tan rã.
Michael Kofman - một chuyên gia về các hoạt động quân sự của Nga tại Trung tâm nghiên cứu Hải quân phát biểu trong một buổi thuyết trình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ngày 24.5: "Những vũ khí này hầu hết là những thiết kế của Liên Xô những năm 1980. Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến những thế hệ vũ khí mới của Nga do những chương trình từ thời Liên Xô đem lại". 
Mỹ-NATO ớn Nga chuyển sang ‘chiến tranh bấm nút’ ảnh 1Su-57 máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Nga.

Thế hệ vũ khí mới của Nga không có nguồn gốc của kỷ nguyên Liên Xô bao gồm hệ thống tên lửa phòng không S-500, tên lửa hành trình siêu thanh Zircon và máy bay ném bom tàng hình Tupolev PAK-DA. Các hệ thống thế hệ tiếp theo bao gồm cả động cơ izdeliye 129 của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK-FA. Không rõ Nga đã đối mặt và lĩnh hội được bao nhiêu công nghệ trong quá trình phát triển những động cơ này kể từ khi Liên Xô tan rã. "Phát triển động cơ rất khó... Nếu không Trung Quốc đã chẳng còn mua máy móc của Nga". 

Trong tương lai có vẻ Nga sẽ tập trung vào chiến tranh không đối đầu trực diện với khả năng tấn công tầm xa, với các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa và các vũ khí thông minh. Ý tưởng là sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu tiềm năng ở tầm xa. "Với chiến lược răn đe, họ đang nghiên cứu khả năng tấn công tầm xa, trả đũa và tấn công bằng các vũ khí thông thường chứ không phải vũ khí hạt nhân".
Mỹ-NATO ớn Nga chuyển sang ‘chiến tranh bấm nút’ ảnh 2Hệ thống tên lửa Iskander-M

Người Nga cũng đang phát triển các hệ thống không người lái theo cách hoàn toàn khác quân sự phương Tây. Nga vẫn đi sau phương Tây về các kỹ thuật "không người lái" nhưng Kremlin và nền công niệp quốc phòng Nga đang đổ tiền vào những hệ thống như vậy. Và Nga sẽ nhanh chóng tiến bước trong lĩnh vực robot. "Đang có sự tăng trưởng nhanh chóng về máy bay không người lái trong quân đội Nga", Kofman nói.

So sánh với quân sự phương Tây, Nga ít tập trung vào các máy bay không người lái tầm trung và tầm cao mà quan tâm hơn tới các hệ thống tác chiến cho lục quân. Dù vậy, Nga tập trung vào việc phát triển những loại máy bay không người lái rẻ, sẵn có với số lượng nhiều, có thể sử dụng để trinh sát và cung cấp mục tiêu cho trọng pháo. "Người Nga đang cố gắng để có khả năng tấn công tầm xa đất đối đất như chúng ta... Và họ đang nhanh chóng sử dụng máy bay không người lái theo cách đánh mà quân đội Nga ưa thích. Quân đội Nga thích chiến đấu theo cách sử dụng hỏa lực nung chảy quân thù".
Mỹ-NATO ớn Nga chuyển sang ‘chiến tranh bấm nút’ ảnh 3Nga đầu tư 8 tỷ USD vào máy bay không người lái.

Nhà khoa học chính trị Tomas Malmlöf thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển cho rằng Nga cũng đang đầu tư rất nhiều vào chiến tranh điện tử. Nga đang cố gắng cân bằng khả năng chiến tranh mạng với Mỹ. Nhưng việc đo lường khả năng chiến tranh mạng là rất khó vì ít thông tin tình báo liên quan tới vấn đề này. Và công nghệ chiến tranh mạng chỉ lộ ra khi nó đã được sử dụng.

Olga Oliker giám đốc chương trình Nga và Á Âu thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và Quốc tế nói "Nghiên cứu khả năng chiến tranh điện tử là một thách thức. Trong tất cả các cuộc bàn tán nó đều rất khó xác định".

Về cơ bản, quân đội Nga sẽ chuyển từ việc phụ thuộc vào quân số sang khả năng tấn công chính xác trong khi duy trì năng lực tác động đến các khu vực. Oliker cũng lưu ý Nga chưa kết hợp vũ khí thông minh vào học thuyết chiến tranh của họ và vẫn còn nhiều điều họ phải làm. Ví dụ, tại Syria, các vũ khí thông minh chưa được sử dụng. Tuy nhiên, học thuyết sử dụng vũ khí thông minh của Nga đang tiến triển và quân đội Nga đang học cách sử dụng những vũ khí mới. "Điều này rất đáng để theo dõi", Oliker nói.
Cuối cùng, Nga không phải là mối đe dọa như Liên Xô trước đây. Nhưng Moscow không hề yếu dù trước đó do sự sụp đổ của Liên Xô họ phải dựa vào kho vũ khí hạt nhân để thực hiện chiến lược răn đe. Nước Nga hiện đại có khả năng trả đũa và ngăn chặn những đe dọa tiềm năng bằng vũ khí thông thường. "Họ không còn cần sử dụng vũ khí hạt nhân để răn đe".