Mỹ lần đầu tiên triển khai F-35 đến Hàn Quốc để đối đầu với các hệ thống phòng không của Triều tiên

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Vào ngày 11/7, 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Không quân Mỹ đã đến Hàn Quốc.
Mỹ lần đầu tiên triển khai F-35 đến Hàn Quốc để đối đầu với các hệ thống phòng không của Triều tiên (Ảnh: Military Watch Magazine)
Mỹ lần đầu tiên triển khai F-35 đến Hàn Quốc để đối đầu với các hệ thống phòng không của Triều tiên (Ảnh: Military Watch Magazine)

Vào ngày 11/7, 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Không quân Mỹ đã đến Hàn Quốc. Lần triển khai này của Mỹ nhằm theo sát các cuộc thử nghiệm một loạt vũ khí chiến thuật tiên tiến mới của lực lượng vũ trang Triều Tiên, và Lễ khánh thành chính quyền mới ở Seoul được cho là sẽ gắn kết đất nước này chặt chẽ hơn với Washington trong việc "đề phòng" cả Bình Nhưỡng lẫn Bắc Kinh.

F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất được sản xuất ở phương Tây và là một trong hai dòng máy bay thế hệ thứ 5 được trang bị ở cấp độ phi đội trên thế giới, cùng với J-20 của Trung Quốc. Máy bay được phát triển theo chương trình Máy bay chiến đấu tấn công chung, tên của nó phản ánh điểm mạnh của dòng máy bay này là ở các nhiệm vụ không đối đất, chủ yếu dùng để thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ. Điều này khiến loại máy bay chiến đấu đặc biệt phù hợp với bán đảo Triều Tiên, khi mà các lệnh cấm vận do phương Tây soạn thảo khiến nước này không thể nhập khẩu các máy bay chiến đấu hiện đại, đồng nghĩa với việc khả năng không đối không bị hạn chế hơn.

Mạng lưới phòng không trên mặt đất của Triều Tiên được coi là thách thức lớn hơn nhiều đối với Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Mạng lưới phòng không trên mặt đất của Triều Tiên được coi là thách thức lớn hơn nhiều đối với Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Mạng lưới phòng không trên mặt đất của Triều Tiên được coi là thách thức lớn hơn nhiều đối với nỗ lực của Mỹ hoặc các đồng minh trong việc tiến hành một cuộc tấn công, với nhiều hệ thống mới đã được công bố từ giữa những năm 2010, bao gồm các hệ thống tầm xa tương tự như S-300 hay S-400 của Nga.

Bình Nhưỡng và Washington đã có cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt trong hơn 70 năm qua. Triều Tiên đã cho thấy nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Quân đội Mỹ và các đồng minh của nước này. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, những nỗ lực của Triều Tiên tập trung vào việc phát triển các loại vũ khí bất đối xứng, với bước đột phá gần đây nhất là sự phát triển của các phương tiện lướt siêu thanh cho tên lửa đạn đạo mà nước này là nước thứ ba đạt được sau Nga và Trung Quốc.

Phi đội máy bay chiến đấu của Triều Tiên chủ yếu bao gồm các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba MiG-23ML và MiG-21BiS và một số lượng không xác định của máy bay MiG-29 thế hệ thứ tư, trong khi các máy bay mới hơn đã được chế tạo tại nước này theo giấy phép vào những năm 1990.

Để đối phó với F-35 - được Hàn Quốc triển khai với số lượng lớn - một sự kết hợp giữa đòn tấn công bằng pháo phản lực và tên lửa đạn đạo dẫn đường chính xác từ bệ phóng di động trên căn cứ không quân và trên mạng lưới phòng không nhiều lớp trên mặt đất dự kiến sẽ là các yếu tố then chốt với Triều Tiên.

Các hệ thống pháo binh và tên lửa đạn đạo chiến thuật của nước này có ít đối thủ trên thế giới và là trọng tâm chính của các nỗ lực hiện đại hóa. So với các máy bay thế hệ thứ tư như F-16 hoặc F-18E /F, khả năng tàng hình và tác chiến điện tử của F-35 sẽ khiến nó trở thành thách thức lớn hơn nhiều đối với hệ thống phòng không của Triều Tiên. Tuy nhiên, yêu cầu bảo dưỡng cao và tỷ lệ sẵn sàng thấp khiến F-35 có thể dễ dàng bị đánh bại bởi các hệ thống phòng không của Bình Nhưỡng.

Tiêm kích F-35A của Không quân Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Tiêm kích F-35A của Không quân Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

F-35 tiếp tục bị Lầu Năm Góc từ chối cho phép mở rộng quy mô phi đội sau gần 8 năm đi vào hoạt động, với khoảng 800 lỗi hiệu suất vẫn chưa được giải quyết, có nghĩa là loại máy bay chiến đấu này vẫn chưa thể đáp ứng được các cuộc chiến với cường độ cao.

Trong số các vấn đề khác, chi phí vận hành quá cao và nhu cầu bảo dưỡng là yếu tố khiến Lầu Năm Góc quyết định cắt giảm sâu số lượng máy bay F-35 mặc dù không có máy bay chiến đấu thế hệ sau thứ tư nào khác dự kiến ​​được đưa vào sản xuất ở phương Tây cho đến gần cuối thập kỷ và có rất ít sự lựa chọn thay thế.

Các đơn đặt hàng F-35 của Lầu Năm Góc cho năm 2023 đã bị cắt giảm 35% so với năm trước, trong đó dự kiến ​​sẽ cắt giảm thêm các thương vụ mua lại. Mẫu chiến đấu cơ này tiếp tục bị chỉ trích gay gắt bởi cả các quan chức chính phủ và các tướng lĩnh quân đội Mỹ.

F-35 là một trong bốn máy bay thế hệ thứ năm hiện đang được sản xuất, cùng với J-20 của Trung Quốc, một loại máy bay chiến đấu dựa trên thiết kế FC-31 được phát triển cho Hải quân Trung Quốc và Su-57 của lực lượng Không quân Nga.

Theo Military Watch Magazine