Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, tổng thống Donald Trump đã chỉ trích đối thủ là bà Hillary Clinton do khuynh hướng đi theo chủ nghĩa can thiệp (về mặt quân sự) của bà. Nhưng hiện tại, ông đang có kế hoạch giữ quân đội Mỹ để đánh lại người Kurd, người Thổ, Nga và Iran, đồng thời chiến đấu với các phe phái tại Syria. Nói một cách thẳng thắn thì chính sách của Washington là một sự hiếu chiến. Đạt được mục tiêu chính là tiêu diệt IS, chính quyền của tổng thống Trump nên dùng mọi chiến dịch của Mỹ tại Syria, ông Bandow thẳng thắn đề xuất.
Là một siêu cường, Mỹ có lợi ích ở khắp nơi trên thế giới nhưng ngoài những điều sống còn chỉ một vài lợi ích là quan trọng với Washington. Syria nằm ngoài lợi ích của Mỹ về mặt kinh tế và quân sự. Đây là một thảm kịch nhân đạo nhưng Mỹ đã giữ mình ở cách xa những cuộc xung đột tồi tệ. Mặc dù chính phủ của Assad không hẳn đã tốt đẹp nhưng cuộc nội chiến Syria đã gây ra rất nhiều vụ tàn sát, bạo lực cực đoan và các bè phái khủng bố.
Là một siêu cường, Mỹ có lợi ích ở khắp nơi trên thế giới nhưng ngoài những điều sống còn chỉ một vài lợi ích là quan trọng với Washington. Syria nằm ngoài lợi ích của Mỹ về mặt kinh tế và quân sự. Đây là một thảm kịch nhân đạo nhưng Mỹ đã giữ mình ở cách xa những cuộc xung đột tồi tệ. Mặc dù chính phủ của Assad không hẳn đã tốt đẹp nhưng cuộc nội chiến Syria đã gây ra rất nhiều vụ tàn sát, bạo lực cực đoan và các bè phái khủng bố.
Mỹ tiếp tục tài trợ cho các nhóm đối lập tại Syria cũng sẽ khiến Nga tăng hỗ trợ cho chính quyền của ông Assad.
Chính quyền của tổng thống Barack Obama đã kiềm chế được cám dỗ của việc can thiệp trực tiếp vào mớ hỗn độn tại Syria. Ngược lại, tổng thống Trump trực tiếp không kích vào quân đội của chính phủ Assad. Ông đã tăng số lượng lính Mỹ tại Syria lên gấp 4 lần. Hơn nữa, theo Reuters: "Lính Mỹ tại Syria đang đối mặt với những đe dọa trực tiếp từ người Syria và các lực lượng do Iran chống lưng do vụ bắn hạ những chiếc máy bay không người lái của Iran và máy bay chiến đấu của Syria vào năm ngoái, cũng như sự gia tăng căng thẳng với Nga". Hiện tại, tổng thống Mỹ đang "tất tay" tại Syria, lập kế hoạch để chiếm đóng lâu dài và mở rộng chương trình tái thiết Syria gây ra rủi ro xung đột với rất nhiều địch thủ.
Một số nhà phân tích còn có vẻ thiếu thực tế hơn như thông tin trên Washington Post: "Mỹ không thể ngăn chặn sự hồi sinh của al-Qaeda và IS, ngăn Iran không xây dựng các căn cứ dọc Syria hay kết thúc cuộc nội chiến đã đẩy hàng triệu người tị nạn tới châu Âu mà không giữ sự kiểm soát quân sự ở các lãnh thổ trên đất nước này như Nga và Iran đã làm. Chỉ khi trở thành một nhân tố quan trọng trong khu vực, Washington sẽ nghiêm túc thi hành kế hoạch hòa bình của Liên Hợp Quốc cho Syria".
Điều này liệu có thực tế? Các quan chức tại Washington với một quân số ít ỏi tại Syria đang ngăn chặn các tổ chức khủng bố, chế ngự Iran, kết thúc các cuộc chiến bè phái, dọa nạt Moscow và tạo ra một nước Syria dân chủ? Washington đã dành hàng thập kỷ để kiến tạo lại khu vực này qua những can thệp sai lầm và hiện tại muốn dẹp mớ hỗn độn chỉ trong vài tháng hay vài năm? Đây là một sự lừa gạt hoặc một ảo tưởng.
Nhóm YPG tại miền bắc Syria luôn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Cùng với sự thất bại của IS, cuộc nội chiến Syria đã thay đổi. Chính phủ Syria cùng với sự hỗ trợ của Iran và Nga đang tấn công một vài nhóm nổi dậy người Sunni trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang biến các nhóm vũ trang Sunni thành đội quân ủy nhiệm chống lại người Kurd. Nga cũng đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 để giúp Syria chống lại những mối nguy từ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Washington đang có kế hoạch hiện diện quân sự lâu dài tại bắc Syria. Chính quyền Mỹ đang chống lưng cho nhóm quân sự độc lập của người Kurd - một chính sách đảm bảo sẽ chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran. Giống như người Kurd tại Iraq sử dụng sự hỗn loạn của chiến tranh để mở rộng sự kiểm soát, Đảng liên minh dân chủ người Kurd (YPD) đang gia tăng ảnh hưởng tại Syria và hiện tại kiểm soát gần 1/4 đất nước Syria - được gọi là liên đoàn dân chủ Rojava. Mỹ hợp tác với lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd chỉ huy (các đơn vị YPG) để tiêu diệt IS.
Sau khi tiêu diệt IS, Washington hứa sẽ chấm dứt việc tài trợ vũ khí cho lực lượng người Kurd. Nhưng sau đó, chính quyền của ông Trump tuyên bố kế hoạch tạo ra lực lượng an ninh biên giới do người Kurd chỉ huy để ngăn chặn IS hồi sinh. Ankara đáp trả hành động này bằng chiến dịch Nhành Ôliu tấn công Afrin ở ngay biên giới Syria và đe dọa sẽ hành quân tới Manbij nơi Mỹ đóng quân. Bạn bè của Washington bao gồm cả những lực lượng không phải là người Kurd đang cắt đứt việc trợ giúp những người đồng bào sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ sẽ giữ sự hiện diện quân sự tại Syria cho tới khi đẩy lùi ảnh hưởng của Iran và hất cẳng được ông Assad.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và rất nhiều người ủng hộ ông coi Mỹ là đối thủ có ý định gây hại cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, ở vài nước đây là sự phản kháng tự nhiên với sự lớn mạnh của Washington. Ông Erdogan thì sẽ được lợi ích về chính trị khi leo thang cuộc chiến của người Thổ chống lại các nhóm người Kurd tại quê nhà và ở nước ngoài.
Vậy người Mỹ tham gia vào mớ hỗn độn này thế nào?
Với Mùa Xuân Ả rập, Mỹ muốn hất cẳng tổng thống Syria ông Bashar al-Assad nhưng dù chế độ ở Syria không tốt đẹp, nó không có mối đe dọa tới bên ngoài và đặc biệt là Mỹ. Mỹ chỉ định Damascus là đất nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố là một động thái chính trị phản ánh việc Syria hỗ trợ cho các tổ chức Ả rập thù địch với Israel. Mỹ đã miễn cưỡng thực hiện các nỗ lực để tài trợ cho các nhóm tìm cách hạ bệ ông Assad. Nhưng thái độ ôn hòa thì lại yếu kém và thiếu hiệu quả vì thế Washington đi tới việc chống lưng cho nhiều tổ chức Hồi giáo cực đoan. Tất cả tài trợ của Mỹ đều rơi vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan - những kẻ coi Mỹ không hơn chế độ của tổng thống Assad.
Cùng lúc tìm cách hất cẳng ông Assad, Washington muốn tiêu diệt IS nên đã chống lưng cho các nhóm phiến quân được gọi là "ôn hòa", ngăn ngừa Hồi giáo cực đoan, tài trợ cho PYD, sử dụng YPG, hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, đối đầu với Iran, né tránh người Nga. Và luôn luôn, tham vọng của Washington có vẻ vượt quá khả năng của họ.
Hiện tại chính quyền Mỹ đang muốn làm công chúng yên tâm rằng họ đang có một ý tưởng tốt hơn, mở rộng chiếm đóng bằng một đội quân ở giữa rất nhiều lực lượng quân sự đang chiến đấu, khôi phục lại những vùng bị chiến tranh tàn phá, xây dựng lực lượng quân đội người Kurd, làm hài lòng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, loại bỏ ảnh hưởng của Iran và tránh đối đầu với Nga - Không có rủi ro thất bại hay phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn. Và tất nhiên không cần Nghị viện biểu quyết cho vấn đề này.
Tổng thống Erdogan đã tung quân vào Syria để đánh lại mối đe dọa người Kurd.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã công bố chính sách Syria của Washington. Tuyên bố của ông đã lờ đi thất bại của chính sách Mỹ về Trung Đông bắt đầu từ Syria. Mỹ đã can thiệp vào Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003, tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD, làm thiệt hại hàng nghìn sinh mạng mà không đất nước nào có được hòa bình hay ổn định. Mỹ đã góp phần tàn phá Libya, khiến sự hỗn loạn trải dài trong khu vực. Mỹ cũng giúp Ả rập Xê-út can thiệp quân sự và tàn phá Yemen. Hiện tại, chính quyền của ông Trump nói rằng họ đã có câu trả lời:
"Điều sống còn với Mỹ là phải ở lại Syria" và "điều cốt yếu với quốc phòng của chúng ta là phải giữ sự hiện diện quân sự và ngoại giao tại Syria", ông Tillerson còn nhấn mạnh: "Syria vẫn đang là nguồn gốc của rất nhiều mối đe dọa chiến lược và là thách thức chính về mặt ngoại giao của chúng ta".
Vậy đây là mối đe dọa gì? Vì Mỹ đã an toàn với một Syria thống nhất, đồng minh của Moscow và thường có chiến tranh với Israel. Mỹ đã an toàn khi chế độ của ông Assad mất kiểm soát với hầu hết các vùng đất nước và những nhóm Hồi giáo cực đoan thống trị phe đối lập. Mỹ đã an toàn khi IS tạo ra một đất nước Hồi giáo trải dài từ Iraq sang Syria. Hiện tại, Mỹ càng an toàn khi IS đã bị tiêu diệt, ông Assad đang chiếm ưu thế và các phần lãnh thổ của Syria đang được kiểm soát bởi các lực lượng quân đội khác nhau liên minh với nhiều nước khác nhau. Rõ ràng lợi ích của Mỹ tại Syria không thể bằng các nước trong khu vực đặc biệt là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Ông Tillerson viện dẫn tới IS và cho rằng sự hiện diện của Mỹ "là để huấn luyện nhiều hơn và cố gắng ngăn IS trỗi dậy trở lại". Cựu chỉ huy lực lượng NATO James Stavridis cũng nói rằng "thông đệp về sự hiện diện quân sự của chúng ta vẫn là tiêu diệt IS và đảm bảo rằng IS bị tiêu diệt vĩnh viễn".
Khủng bố IS tại tỉnh Idlib.
Việc Mỹ chiếm đóng tại phía bắc Syria là không cần thiết để ngăn chặn IS tập hợp lại. IS luôn là trách nhiệm của các nước Trung Đông, tất cả các nước trong khu vực này đều coi IS là kẻ thù. Mỹ can thiệp vào khu vực khiến cho chính phủ của ông Assad tập trung vào các nhóm nổi dậy khác. Đồng thời khiến Ankara dung thứ cho các hành vi của IS, cũng như cho phép các nước vùng vịnh của người Hồi giáo Sunni - lãnh đạo bởi Ả rập Xê-út sử dụng các nguồn lực của họ ở đâu đó khác như can thiệp vào cuộc nội chiến của Yemen.
IS đã mất 98% lãnh thổ từng kiểm soát trước đây. Những tên khủng bố tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Iran, Ả rập Xê-út, Iraq và Syria không tể cùng nhau ngăn chặn IS hồi sinh. Trong thời kỳ đầu của cuộc xung đột, Damascus nhắm đến các nhóm nổi dậy khác với lý do về địa lý hay những khu vực đông dân nhất của đất nước và sự can thiệp của Washington khiến cho các lực lượng do Mỹ chống lưng càng trở nên nguy hiểm. Hiên tại, chính phủ của ông Assad muốn thiết lập quyền kiểm soát trên bất cứ những vùng đất nào từng bị IS chiếm đóng.
Điều mỉa mai là, IS chính là kết quả của việc Mỹ can thiệp quân sự vào Trung Đông. Việc ngoại trưởng Rex Tillerson coi hành động rút quân của Mỹ năm 2011 là sai lầm chính là bóp méo sự thật lịch sử. Chính cuộc xâm lược của chính quyền tổng thống Bush đã tạo ra al-Qaeda tại Iraq - tiền thân của IS. Chính chính quyền Bush đã không có khả năng đạt được thỏa thuận quân sự để rút quân. Và cũng chính Mỹ đã làm cho một chính phủ do người Hồi giáo Shi'a lãnh đạo chống lại những người Hồi giáo Sunni - nguồn tài trợ cần thiết cho IS để chúng có thể chiếm đóng gần như toàn bộ Syria.
(còn tiếp)