Mỹ dàn trận mới quyết hạ uy Nga tại Syria
VietTimes -- Syria rất có thể sẽ lâm vào tình trạng chia cắt sau khi Ngoại trưởng Mỹ ông Rex Tillerson có tuyên bố trong bài phát biểu của ông tại Viện Hoover thuộc đại học Stanford rằng Mỹ sẽ hiện diện quân sự lâu dài tại Syria để chống lại ảnh hưởng của Iran cho tới khi tổng thống Assad từ bỏ quyền lực.
Mặc dù có những tiên đoán trước đó về việc Nga sẽ sa lầy tại Syria, Nga đã tránh được điều này. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giảm thiểu vai trò của Nga tại Syria và cuộc chiến của quân đội Nga đã gần kết thúc, IS đã bị tiêu diệt. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể tuyên bố "Nhiệm vụ đã hoàn thành!" và về nhà.
Nhưng có vẻ tổng thống Trump lại đang hăm hở đi vào vùng đất mà ngay cả các thiên thần cũng sợ hãi bước lên. Ông Trump đã không ngại ngần làm cho Thủ tướng Israel những công việc mà bất cứ người tiền nhiệm nào của ông dù theo Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa đều từ chối thực hiện - Chiến đấu cuộc chiến của Israel bằng cách gia tăng vô hạn định thái độ thù địch và sự chiếm đóng trái phép tại Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Mỹ sẽ hiện diện quân sự lâu dài tại Syria.
Ông Trump cần phải nhận ra rằng chính sách ngoại giao không phải là sở trường của ông. Những nhà tự do đối lập tại Mỹ đang có những hoạt động hiệu quả để vô hiệu hóa mọi hành động của ông. Tệ hơn, những bước đi của ông đều mang hiệu quả ngược lại. Có lẽ ông Trump sẽ đạt được nhiều thành quả hơn nếu bỏ mặc thế giới bên ngoài và để cho thế giới quên ông đi. Ví dụ như những cuộc biểu tình của người Iran có vẻ đang gây e ngại cho chế độ của đất nước này khi các đám đông kêu gọi phục hồi chế độ quân chủ (phục hồi vương vị cho vị vua cuối cùng của Iran) và rút quân khỏi Syria. Họ có thể trở nên rất nguy hiểm nhưng giờ đã tiêu tan hy vọng do sự can thiệp quân sự của chính quyền tổng thống Trump vào Trung Đông. Dù cho ông Trump đã biểu lộ sự ủng hộ của ông với những người biểu tình.
Ngay cả những người ủng hộ Mỹ nhất trong nền chính trị châu Âu cũng đã nhận ra rằng hiện tại những nhà cầm quyền thật sự của Mỹ không bao giờ đồng thuận với tổng thống Trump. Châu Âu từ chối tham gia vào những tuyên bố nhân quyền và kết tội Iran của Mỹ. Ví dụ như vụ bà Đại sứ tại Liên Hợp Quốc của Mỹ Nikki Haley đã gây náo loạn với cộng đồng quốc tế trong sự kiện bỏ phiếu cho việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, những nỗ lực kêu gọi Hội đồng bảo an tham chiến của bà đã mang kết quả ngược lại.
Máy bay Mỹ tại khu vực Bắc Syria.
Người Nga và người Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng nắm lấy những tuyên bố của ông Trump và lên án sự can thiệp quân sự của Mỹ trong khi người châu Âu thì tránh xa Mỹ. Những người biểu tình Iran thì hiểu quân đội sẽ thích có nhiều cuộc náo loạn hơn và sẽ quay về đất nước để ngăn lại điều làm cho ông Trump ưa thích. Đây cũng là kết cục rất tốt cho người Nga khi họ có thể tực xử lý mọi vấn đề tại Syria mà không có lực lượng Iran.
Tại Palestine, ông Trump đã đạt được một "kỳ công" gần như không thể thực hiện là ép những lãnh đạo Palestine phải từ bỏ Hiệp ước Oslo. Hiệp ước Oslo được ủng hộ bởi Mỹ và châu Âu bị chỉ trích nặng nề bởi Nhà đông phương học nổi tiếng Edward Said, là nền tảng cho sự phân biệt chủng tộc giữa người Israel và người Palestine. Khi nó còn được duy trì, tình trạng khu vực sẽ không có nhiều thay đổi. Và hiệp ước này là mái vòm thép cho các nhà chính trị Israel, là một mưu kế của người Israel. Giờ hiệp ước đã tan vỡ, các điều luật mới sẽ được thiết lập - có thể với sự tham gia của Nga.
Nhóm YPG - Lực lượng vũ trang người Kurd đang được Mỹ hậu thuẫn.
Xung đột giữa Mỹ và Triều Tiên rất nguy hiểm và cuộc chiến hạt nhân có vẻ đang rất gần. Những tuyên bố cứng rắn của ông Trump về Triều Tiên đã khôi phục được sự nhạy bén của tổng thống Hàn Quốc ông Moon Jae-in . Ông hiểu rõ ông có thể trở thành tổng thống tại một Seoul điêu tàn và đã gửi đi tín hiệu tới Triều Tiên cho những cuộc đối thoại hòa bình. Hai nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý lập một đội tuyển chung thi đấu Olympic, một thất vọng lớn với ông Trump. Điều này cũng khuyến khích Nga và Trung Quốc từ chối tham gia hội nghị Vancouver (bàn bạc về vấn đề vũ khí và tên lửa Triều Tiên). Thiếu đi hai nước lớn, cuộc họp sẽ không còn ý nghĩa.
Tại Syria, người Nga mới bị tấn công ồ ạt bằng máy bay không người lái (UAV). Vụ tấn công trùng khớp với vụ chính phủ Syria tấn công tại khu vực tỉnh Idlib do phiến quân quản lý. Những chiếc UAV cũng xuất phát từ tỉnh Idlib nơi những cảnh cuối cùng của cuộc nội chiến đang diễn ra. Thổ Nhĩ Kỳ đang giữ hòa bình tại Idlib và họ rất tức giận khi vụ tấn công diễn ra. Họ nói rằng những cuộc đàm phán với quân nổi dậy là cách duy nhất để hồi phục trật tự.
Điều này đáp ứng mong muốn của người Nga về việc khôi phục hòa bình nhờ đàm phán hơn là chiến tranh. Nhưng Damascus không tin vào việc đàm phán với những nhóm hồi giáo cực đoan mà phần lớn sự tập hợp lại của các phần tử Al Qaeda. Những nhóm này đưa ra đòi hỏi không thể thực hiện là "Assad phải ra đi" và sử dụng thời gian đàm phán để chuẩn bị cố thủ. Sự đối đầu giữa một bên là người Thổ và đội quân nổi dậy của họ cùng một bên là Nga và người Syria tại Idlib đang là mối đe dọa cho cả hai phía.
Ngày 6.1.2018, Khmeimim căn cứ không quân Nga tại Syria bị tấn công ồ ạt bằng máy bay không người lái.
Mọi thứ có vẻ không thuận lợi với người Nga nhưng một lần nữa Mỹ lại giúp Nga thoát khỏi tình huống khó xử với việc tuyên bố họ đang vũ trang và huấn luyện cho một đội quân nổi dậy mới tại vùng đất Syria do người Kurd kiểm soát. Không gì bắt người Thổ Nhĩ Kỳ phải hành động nhanh bằng những động thái của người Kurd. Người Thổ mới tiêu diệt thành công ý đồ của ông Masoud Barzani tạo ra một vùng đất độc lập của người Kurd tại Iraq và hiện tại đang có âm mưu lập một vùng đất cho người Kurd tại Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đe dọa sẽ dìm đội quân mới của người Kurd dưới sự lãnh đạo của Mỹ vào trong bể máu và đang triển khai quân dọc biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và tỉnh Afrin - một tỉnh nhỏ do người Kurd chiếm đóng. Khi ông Erdogan không đủ sức chống lại cả Nga và Mỹ, ông sẽ nối lại mối quan hệ với ông Putin. Vụ tấn công bằng UAV đã được chuyển từ nhóm phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ sang nhóm do Mỹ ủng hộ với lý do máy bay tuần tra của Hải quân Mỹ P-8A Poseidon đang trên vùng trời của khu vực khi vụ tấn công xảy ra. Sự nguy hiểm giữa cuộc cạnh tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã được đẩy lùi trong khi sự thù hằn Mỹ - Thổ đang nhanh chóng tăng cao.
Đây là thời điểm chính xác cho người Mỹ để về nước khi sự rời đi vẫn còn đang tốt đẹp. Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng với Mỹ hơn là Syria. Với Israel thì Syria lại quan trọng hơn. Hiện tại là thời điểm cho tổng thống Trump quyết định: ông coi trọng Mỹ hay Israel hơn? Câu trả lời đã được ngoại trưởng Rex Tillerson đưa ra trong bài phát biểu tại học viện Hoover: "Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài tại Syria để chống các nhóm khủng bố, chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran và buộc Tổng thống Syria Bashar Assad rời bỏ quyền lực".
Nếu hiệp ước Oslo thất bại, rất có thể những điều luật mới sẽ được tạo ra trong cuộc xung đột giữa Palestine và Israel với sự can thiệp của Nga.
Nếu tới nay, vị thế chính thức của Mỹ khi tới Syria là để tiêu diệt IS và sau đó trở về khi nhiệm vụ hoàn thành thì hiện tại mọi người đã tỉnh ngộ. Người Mỹ sẽ không đi đâu. Họ sẽ ở lại mãi, ít nhất cho đến khi các khu vực khác tại Syria bên cạnh cao nguyên Golan bị chiếm đóng.
"Mỹ sẽ giữ sự hiện diện quân sự tại Syria. Chúng tôi sẽ không lặp lại sai lầm năm 2011 khi rút quân khỏi Iraq. Chúng tôi sẽ cố gắng để giảm thiểu ảnh hưởng của người Iran - cửa vào phía Bắc Syria sẽ bị phong tỏa và những hàng xóm của Syria (Israel) sẽ được bảo vệ an toàn. Chúng tôi sẽ ở lại cho tới khi Syria hoàn toàn không còn vũ khí hủy diệt hàng loạt... Mỹ sẽ không rút quân cho tới khi Assad ra đi".
Dự đoán của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã chính xác khi nói Mỹ có ý định chia cắt Syria: "Một tiến trình đã được lập ra để chia cắt Syria". Hiện tại tiên đoán đã trở thành sự thật. Nhưng điều này không có gì mới. Người Mỹ chưa bao giờ là quân tình nguyện. Họ tới và sẽ ở lại mãi. Người Mỹ tấn công Afghanistan vào năm 2001 và cho tới giờ vẫn tạo nên những cuộc xung đột trên đất nước này...
Chính quyền của ông Assad không tin vào việc đàm phán với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Trong các nước quyền lực trên thế giới, Mỹ là đất nước đặc biệt nhất với sự bướng bỉnh gai góc của mình. Việc gạt Mỹ ra rất khó nhưng không phải là không thể. Người Lebanon cũng từng làm thành công điều này khi có một vụ tấn công làm chết 2 lính thủy quân lục chiến. Sau đó, Mỹ đã đánh bom nhiều làng trên núi của Lebanon và rút quân. Người Somali cũng thành công khi bắn hạ 2 chiếc trực thăng Black Hawk làm 12 lính Mỹ chết trong 1 ngày. Sau đó, người Mỹ đã buộc phải trở về nhà.
Cuối cùng câu hỏi đặt ra là: Sẽ cần bao nhiêu mạng người nữa để chính quyền của tổng thống Trump hiểu rằng sẽ không có nơi nào như ở nhà và sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Syria không được chào đón? Người Israel chắc chắn sẽ tức giận nếu Mỹ rời đi. Từ quan điểm của Israel, sẽ không có gì tốt hơn khi Mỹ hiện diện quân sự tại cửa ngõ Syria. Nhưng tổng thống Trump được bầu bởi người Mỹ và ông phải có những quyết sách đúng đắn càng sớm càng tốt.