|
Black Bird - chiếc xe sẽ được sử dụng trong cuộc cá cược (Ảnh: Vice) |
Một bên được đặt cược là Derek Muller, người sáng tạo ra kênh YouTube về khoa học nổi tiếng có tên Veritasium. Người còn lại là Alexander Kusenko, giáo sư vật lý tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) đồng thời cũng là nhà khoa học cấp cao tại Viện Vật lý và Toán học về vũ trụ Kavli ở Nhật Bản. Cả hai người đàn ông này đều tự tin rằng mình sẽ chiến thắng.
“Sự tự tin của tôi không bao giờ lung lay,” Muller nói trong một cuộc trò chuyện. “Nhưng chúng ta vẫn chưa kết thúc việc này. Mọi chuyện kết thúc khi tôi có thể thuyết phục anh ấy. Đó là những gì tôi muốn thấy. "
Kusenko cũng rất tự tin trong cuộc cá cược này, anh thậm chí còn không cần phải thương lượng về số tiền 10.000 USD trong cuộc cá cược mà Muller đề xuất. "Nhờ các định luật vật lý, tôi không mạo hiểm bất cứ điều gì", anh ấy nói trong một email. "Vì vậy, tôi có thể chấp nhận bất kỳ vụ cá cược nào, dù số tiền lớn hay nhỏ."
Canh bạc khoa học này được khơi mào bởi một video gần đây của Muller, có tựa đề: "Mạo hiểm mạng sống của tôi để giải quyết một cuộc tranh luận vật lý", trong đó anh ta đã lái chiếc "du thuyền trên cạn" mang tên Blackbird.
Chiếc xe được chế tạo và phát triển bởi kỹ sư Rick Cavallaro, Đây là một chiếc xe được chế tạo và phát triển bởi từ năm 2010, thứ đã thu hút được sự quan tâm và tranh cãi rất lớn về tuyên bố rằng nó có thể di chuyển theo hướng gió nhanh hơn chính vận tốc của gió, mà lại không sử dụng nguồn gia tốc nào khác ngoài gió. Điều này là không thể, theo nhiều nhà khoa học, bao gồm cả Kusenko. Họ lập luận rằng các con tàu trên biển chạy bằng sức gió có thể vượt quá tốc độ gió khi chúng được chỉnh hướng buồm một góc với hướng gió, chứ không phải là một chiếc tàu chạy song song với hướng gió.
Vì lý do này, Blackbird đã thu hút những người ngưỡng mộ và phản đối kể từ lần đầu tiên tuyên bố đạt được kỳ tích dường như không thể tưởng tượng này vào năm 2010. Theo gợi ý của một số khán giả của mình.
Muller nói: “Có rất nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn và mọi người dường như không thể có được câu trả lời dứt khoát. “Chắc chắn dường như có những người có uy tín ở cả hai phía của cuộc tranh luận và vì vậy [người xem] đã yêu cầu tôi xem xét vấn đề đó và xem liệu tôi có thể tạo một video rõ ràng về chủ đề này hay không, đó là mục tiêu ở đây”.
Đoạn video của anh được đăng vào ngày 29/5, ghi lại những lần lái thử Blackbird của YouTuber này. Khi kết thúc trải nghiệm, Muller tin rằng chiếc xe trên thực tế đã di chuyển vượt quá tốc độ gió. Nhà vật lý Kusenko sau khi xem video đã liên lạc với Muller để bày tỏ sự nghi ngờ của mình về những tuyên bố đó. Cặp đôi đã từng thảo luận về khoa học và vật lý trong quá khứ, và bản thân Kusenko thừa nhận ông thích nội dung của kênh Veritasium. Nhưng ông vẫn phải đặt vấn đề với phần trình diễn Blackbird của Muller.
Kusenko cho biết: "Lời giải thích vật lý rõ ràng là sai, và thí nghiệm không được thiết kế phù hợp để trả lời câu hỏi mà họ muốn trả lời".
Những trao đổi qua lại không giải quyết được bất đồng quan điểm. Cả hai người đều hoàn toàn bị thuyết phục rằng họ đúng. Cuối cùng, nó đã dẫn đến một cuộc cá cược. Theo lời mời của Muller, Bill Nye, Neil deGrasse Tyson, và Sean Carroll, một giáo sư vật lý nghiên cứu tại Caltech, đã chấp nhận đứng ra làm nhân chứng và tham gia vào việc phê chuẩn thỏa thuận.
Ai là người chiến thắng sẽ phụ thuộc vào khả năng của Muller trong việc chứng minh thành công (hay không) việc "một chiếc xe mô hình có cùng nguyên lý hoạt động như Blackbird có thể đi trong gió nhanh hơn tốc độ của gió". Muller cho rằng có những thách thức về mặt hậu cần đối với việc thiết lập các cuộc trình diễn thử nghiệm tiếp theo với Blackbird, cũng như việc nó yêu cầu các điều kiện thời tiết và đường đua cụ thể, vì vậy YouTuber này có kế hoạch sản xuất một mô hình nhỏ hơn để tham gia thử nghiệm, trong các điều kiện môi trường được kiểm soát.
"Bất kỳ mô hình nào cũng tốt, miễn là mô hình đó được chứng minh là tương đương với đồ thật," Kusenko nói. "Gánh nặng chứng minh thuộc về người xây dựng mô hình. Thành thật mà nói, tôi không thấy bất kỳ mô hình nào thành công bởi vì, như tôi trình bày trong các slide của mình, các định luật vật lý giúp cho việc chèo thuyền duy trì theo hướng gió nhanh hơn so với gió là điều không thể."
Kusenko tin rằng Blackbird dường như chỉ di chuyển nhanh hơn gió do tốc độ gió thay đổi trong một thử nghiệm ngoài trời, giống như mô tả trong video của Muller. Trong những điều kiện thế này, ông nói, một cơn gió giật có thể dẫn đến việc xe tăng tốc, xe sẽ tiếp tục ở tốc độ đó thông qua quán tính ngay cả khi gió giảm tốc, khiến nó trông như thể đang di chuyển nhanh hơn tốc độ gió hiện tại.
"Chiếc xe thực sự di chuyển nhanh hơn gió trong một thời gian ngắn, sau khi tốc độ gió giảm," Kusenko giải thích. "Tất nhiên, chiếc xe đang giảm tốc, và nó chỉ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ gió trong một khoảng thời gian giới hạn, cho đến khi tốc độ xe giảm xuống dưới tốc độ gió hiện tại. Thời gian này là bao lâu phụ thuộc vào thiết kế của xe, cũng như sự khác biệt về tốc độ gió trước và sau".
Cavallaro, người sáng tạo ra Blackbird, đã nói rằng chiếc xe có thể di chuyển nhanh hơn gió không phải do vi phạm định luật vật lý nào, mà là do nó sử dụng thiết kế cánh quạt độc đáo. Muller cũng chỉ ra rằng thử nghiệm trên Blackbird cho thấy nó có thể di chuyển với tốc độ gần gấp ba lần tốc độ gió xuôi vào năm 2010, một kỷ lục đã được xác nhận bởi Hiệp hội đua thuyền trên cạn Bắc Mỹ.
Muller nói: "Chúng đang đi gấp 2,8 lần tốc độ gió và trên thực tế, đang tăng tốc trong khoảng thời gian đó. Nhìn vào dữ liệu đó, bạn không thể lập luận rằng đó là do gió cắt, gió giật hoặc một cơn gió mạnh".
Muller chia sẻ thêm: "Điều đó không có nghĩa là những gì anh ấy [Kusenko] đang nói là sai. Chỉ là nó không giải thích được những quan sát. Nếu bạn thực sự xem xét các quan sát và dữ liệu tồn tại, phân tích của anh ấy sẽ không chính xác."
Các nhà nghiên cứu tranh cãi nhiều điểm khác về khái niệm này, bao gồm cả mối đe dọa mà tuyên bố của Blackbird thực sự gây ra đối với vật lý đã được thiết lập. Đối với Kusenko, khái niệm về một chiếc xe di chuyển nhanh hơn gió ngược trong trạng thái duy trì - trái ngược với do tốc độ bùng nổ tạm thời - rõ ràng là vi phạm định luật bảo toàn năng lượng.
“Nếu kiểu thiết kế này có thể thực hiện được, thì sẽ có thị trường cho nó,” Kusenko chỉ ra. “Thứ nhất, những chiếc thuyền buồm băng qua đại dương và chạy với gió mậu dịch có thể sử dụng sự trợ giúp dưới dạng một số cánh quạt cơ học để tăng thêm lực đẩy của gió. Thật không may, điều này là không thể."
Theo quan điểm của Muller, thiết kế cánh quạt độc đáo của chiếc xe tuân theo quy luật bảo toàn năng lượng theo cách quay đầu của riêng nó, bằng cách thu năng lượng từ gió phía sau nó. Trên thực tế, Muller cho rằng tuyên bố của Kusenko — rằng di chuyển nhanh hơn gió xuôi theo kiểu duy trì là không thể — là thách thức thực sự đối với các định luật vật lý cơ bản.
Kusenko, người dự kiến sẽ giành chiến thắng, dự định quyên góp 10.000 USD cho Kudu, một nền tảng học tập trực tuyến mà ông đồng sáng lập. Muller, người cũng hy vọng sẽ giành chiến thắng, vẫn chưa quyết định mình sẽ làm gì nếu thắng, nhưng đang xem xét quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Không rõ sẽ mất bao lâu để hoàn thành việc đặt cược và xác định người chiến thắng. Cả hai người đều bày tỏ hy vọng rằng người kia sẽ thừa nhận nếu các bằng chứng rõ ràng chỉ ra kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, dù bất đồng về quan điểm, cả hai cũng đã tìm ra một điểm thống nhất: là bất kể kết quả của cuộc cá cược như thế nào, điều đó sẽ tạo ra một trải nghiệm học hỏi vô giá.
Theo Vice