Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Hàn Quốc gặp phải rào cản khi phải trang bị các hệ thống vũ khí ở bên ngoài máy bay khiến khả năng tàng hình của máy bay bị ảnh hưởng, đây là yếu tố khiến chúng không được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong khi đó KF-21 đã có thể trang bị vũ khí ở bên trong và do đó đủ điều kiện để được coi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của Hàn Quốc.
Hàn Quốc tự hào về khả năng tàng hình của KF-21 trước các đối thủ như Su-35 của Nga, Rafale của Pháp hay Eurofighter của châu Âu, tất cả đều là thiết kế 'thế hệ 4+'. Động cơ của KF-21 là điểm yếu nổi bật nhất trên dòng máy bay chiến đấu này. Máy bay chỉ được trang bị động cơ F404 do Mỹ sản xuất, loại động cơ này sẽ giúp máy bay tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì nhưng hiệu suất lại kém hơn đáng kể so với các động cơ phức tạp cung cấp năng lượng cho các thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của các nước đối thủ.
Tiêm kích tàng hình KF-21 của Hàn Quốc thực hiện chuyến bay đầu tiên (Ảnh: Military Watch Magazine) |
KF-21 dự kiến sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2026, với ít nhất 40 chiếc dự kiến được giao trong vòng 2 năm và 120 chiếc vào năm 2032. Quy mô của Không quân Hàn Quốc cho phép lực lượng này tiếp nhận số lượng lớn máy bay chiến đấu từ các chương trình lớn, và do đó làm cho KF-21 khả thi ngay cả khi không xuất khẩu thành công.
F-5E / F và F-16C / D, là những máy bay chiến đấu có số lượng lớn nhất trong phi đội Hàn Quốc, dự kiến sẽ được thay thế bởi KF-21, trong khi F-4E Phantom thế hệ thứ ba đang được được thay thế bởi một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác đó chính là tiêm kích F-35 của Mỹ. Điều này sẽ khiến Hàn Quốc trở thành một trong số rất ít quốc gia trên thế giới sở hữu hai lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm riêng biệt, với KF-21 được kỳ vọng sẽ có hiệu suất bay vượt trội, nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn và khả năng tiếp cận nhiều vũ khí trang bị hơn F-35.
KF-21 có khả năng biến Hàn Quốc thành nhà khai thác máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc và Mỹ, trong khi Nga mua sắm máy bay chiến đấu mới với số lượng rất hạn chế và các chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của châu Âu bị tụt hậu rất xa. Khi cả Trung Quốc và Mỹ cạnh tranh trong một liên minh của riêng họ để sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu có khả năng hơn, Hàn Quốc và Nga dường như là những cường quốc duy nhất phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Theo Military Watch Magazine