|
Lý do khiến F-15 vẫn được Không quân Mỹ tin dùng sau nửa thế kỷ hoạt động? (Ảnh: Military Watch Magazine) |
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards ở California và trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên được không quân phương Tây trang bị.
Loại máy bay chiến đấu này được phát triển như một sự kế thừa của F-4D / E Phantom, và đã chứng kiến các thông số kỹ thuật của nó thay đổi đáng kể trong quá trình phát triển một phần do mối đe dọa đang trỗi dậy từ máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 Foxbat của Liên Xô. Foxbat lớn hơn và có tầm bay xa hơn đáng kể so với các máy bay trước đó được thiết kế để phục vụ các nhiệm vụ không chiến.
F-15 đi vào hoạt động chỉ 3 năm sau chuyến bay đầu tiên vào năm 1975, và là một trong bốn máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ được phát triển trong Chiến tranh Lạnh. Mặc dù có khả năng cao hơn đáng kể so với F-16 và F-18 hạng nhẹ, nhưng F-15 lại nhỏ hơn đáng kể và có khả năng tổng thể kém hơn những chiếc F-14 được phát triển cho Hải quân Mỹ - loại máy bay có cảm biến mạnh hơn nhiều so với F-15.
F-14 của Hải quân Mỹ có tầm hoạt động rộng hơn gấp 3 lần so với F-15 và có khả năng tiếp cận tên lửa không đối không với dẫn đường bằng radar chủ động, thứ mà F-15 không được trang bị cho đến những năm 1990. Chi phí mua và và chi phí vận hành là lợi thế của F-15, con số này thấp hơn nhiều so với F-14 và đó là lý do khiến dòng máy bay này được mua với số lượng đáng kể bởi các quốc gia như Nhật Bản, Israel và Arab Saudi.
|
Nguyên mẫu F-15 Eagle thực hiện chuyến bay đầu tiên (Ảnh: Military Watch Magazine) |
F-15 là máy bay chiến đấu lâu đời nhất vẫn còn được sản xuất ở mọi nơi trên thế giới hiện nay, theo sau là F-16. Mặc dù chương trình F-15 đáp ứng được các yêu cầu về hiệu suất đầy tham vọng và chi phí hoạt động vẫn thấp hơn nhiều so với F-14, nhưng chi phí vẫn còn quá cao để biến máy bay chiến đấu trở thành trụ cột của Không quân Mỹ như F-4 trước đây. Điều này dẫn đến nhu cầu về việc mua máy bay F-16 của Không quân Mỹ tăng mạnh kể từ năm 1978.
Khác với MiG-25 và F-14, F-15 mang lại ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các dòng máy bay chiến đấu cùng phân khúc trong suốt 5 năm kể từ khi được đi vào hoạt động chính thức cho đến năm 1980, khi Liên Xô bắt đầu giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của riêng mình, đó là máy bay chiến đấu MiG-31, dòng máy bay chiến đấu kế nhiệm của MiG-25.
MiG-31 là dòng máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có radar mảng pha và tự hào có khả năng tấn công từ phía trên và thậm chí có thể bắn hạ tên lửa hành trình. Ngoài ra Liên Xô còn cho ra mắt dòng máy bay chiến đấu Su-27, đây được coi là dòng máy bay khắc chế F-15. Su-27 được nhiều người coi là máy bay chiến đấu có khả năng nhất được sử dụng bởi bất kỳ lực lượng không quân nào trong Chiến tranh Lạnh và trong quá trình thử nghiệm chống lại F-15, nó đã chứng tỏ khả năng vượt trội so với máy bay chiến đấu của Mỹ.
|
Máy bay chiến đấu Su-27 (trái) và F-15 (Ảnh: Military Watch Magazine) |
Bất chấp những tiến bộ đáng kể trong các chương trình máy bay chiến đấu ở nước ngoài, và những khoản đầu tư của Quân đội Mỹ vào cuối những năm 1970 để phát triển một loại máy bay kế nhiệm của F-15 có khả năng đối phó với Su-27, F-15 vẫn giữ được vai trò trung tâm trong Không quân Mỹ.
Dù đã cũ nhưng F-15 vẫn được ưu tiên tiếp nhận những công nghệ mới nhất sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc - là chiếc đầu tiên trong Không quân Mỹ tích hợp radar mảng pha và tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động từ những năm 2000. F-15 đã được cải tiến đáng kể kể từ những năm 1970, với các biến thể mới dễ bảo trì hơn rất nhiều, có khả năng bay siêu cao và có các cảm biến và hệ thống điện tử hàng không hoàn toàn mới.
F-15 ngày nay được coi là máy bay chiến đấu có khả năng chiếm ưu thế trên không mạnh nhất ở phương Tây - danh hiệu mà nó chưa từng có trong Chiến tranh Lạnh - không chỉ do quá trình hiện đại hóa mà còn do F-14 bị cho nghỉ hưu và sự thất bại của chương trình F-22. F-22 bị cắt giảm 75% sản lượng và có lệnh chấm dứt sản xuất trong vòng chưa đầy 4 năm sau khi dòng máy bay này đi vào hoạt động. Chi phí hoạt động quá cao và các vấn đề về hiệu suất trên phạm vi rộng đã đặt ra những hạn chế của dòng máy bay F-22 và vô tình giúp cho F-15 dự kiến sẽ vẫn được sản xuất trong nhiều thập kỷ nữa.
|
Máy bay chiến đấu F-15C (phía trước) và F-22A (Ảnh: Military Watch Magazine) |
Dấu hiệu rõ ràng nhất về sự thất bại của chương trình F-22 là, mặc dù chỉ một phần nhỏ số khung máy bay dự kiến ban đầu được sản xuất, Không quân đã công bố vào tháng 5/2021 kế hoạch cho nghỉ hưu loại máy bay tương đối mới này trong khi tiếp tục mua F-15 mới và thậm chí một số chiếc F-15C thời Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục được hoạt động trong biên chế.
Sự thất bại của F-22 đã khiến F-15 trở thành máy bay chiến đấu hạng nặng duy nhất của phương Tây được sản xuất và việc thiếu các nâng cấp cho phi đội F-22 đã đảm bảo rằng những chiếc F-15 mới hơn được hưởng những lợi thế hiệu suất đáng kể, đặc biệt liên quan đến hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và khả năng chiến tranh điện tử.
F-15 dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động trong biên chế của Không quân Mỹ lâu hơn đáng kể so với bất kỳ máy bay chiến đấu thời Chiến tranh Lạnh nào khác. Mặc dù khả năng đối đầu với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của đối phương như J-20 của Trung Quốc vẫn còn nhiều nghi vấn, nhưng F-15 vẫn được nâng cấp liên tục để đảm bảo có thể chống lại các máy bay thế hệ thứ tư của đối thủ như J-16 hoặc Su-30 của Nga.
Là máy bay chiến đấu duy nhất được Không quân Mỹ đặt hàng trong nhiều năm, ngoài F-35A, việc cắt giảm đơn đặt hàng F-35 vào năm 2022 và tăng đơn đặt hàng F-15 cho chúng ta thấy việc Không quân Mỹ đang phân bổ lại vốn để phát triển chương trình máy bay chiến đấu tàng hình.
Theo Military Watch Magazine