Chuyến bay này diễn ra sau một chuyến thăm của giới lập pháp Mỹ tới Đài Loan, được xem là một bước đi nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai bên và có khả năng là hình thành quan hệ ngoại giao trong tương lai.
Trùng với thời điểm diễn ra chuyến thăm này, quân đội Trung Quốc (PLA) đã tổ chức cuộc tập trận quân sự ở khu vực lân cận, đồng thời phát đi những cảnh báo mạnh mẽ trước việc Mỹ bán vũ khí và tăng cường quan hệ với Đài Loan.
Hiện tại, mặc dù Mỹ công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng vẫn có khả năng họ có thể là nước thành viên LHQ đầu tiên công nhận Đài Loan như một quốc gia độc lập, điều gây quan ngại trong khu vực, bởi Bắc Kinh từng chỉ ra rằng họ sẽ phản ứng mạnh mẽ bằng quân sự trước những bước đi như vậy.
F-15C đã biên chế gần 45 năm, thế nhưng vẫn là chiến đấu cơ có tầm xa và tốc độ nhanh nhất từng được phát triển ở thế giới phương Tây. Các biến thể hiện đại của F-15 đều đủ khả năng đối đầu với các mẫu chiến đấu cơ cũ hơn của Trung Quốc như J-11B. Nhưng để đối phó với các chiến đấu cơ hiện đại hơn của Trung Quốc, Không quân Mỹ được cho là phải dựa vào mẫu F-15EX mới hơn, và F-15.
F-15C hiện đang dần được thay thế bằng những chiếc F-15EX, bởi thiết kế F-15 hiện là một trong những mẫu chiến đấu cơ cũ kỹ nhất trên thế giới mà nay vẫn còn được sản xuất.
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch) |
Trước khi Mỹ thực hiện chuyến bay với F-15C, Trung Quốc đã triển khai các chiến đấu cơ tầm xa Chengdu J-20 để tuần tra ở Biển Đông. J-20 hiện là chiến đấu cơ hạng nặng duy nhất trong thế hệ của mình vừa đang được sản xuất với số lượng ngày càng lớn vừa được biên chế vào các đơn vị quân sự. “Cuộc chạm trán” đầu tiên giữa J-20 và các chiến đấu cơ tàng hình Mỹ được xác nhận vào tháng 3/2022, khi giới chức Mỹ thể hiện sự tôn trọng đáng kể đối với mẫu chiến đấu cơ của Trung Quốc.
Các chuyến bay được thực hiện bởi các chiến đấu cơ mang theo tên lửa không-đối-không thật thường khá hiếm, và việc công bố hình ảnh những chuyến bay như vậy thường được xem là tín hiệu mà một nước gửi cho đối thủ của họ giữa lúc căng thẳng tăng cao.
Tên lửa không-đối-không AIM-120C xuất hiện từ đầu những năm 2000, đến nay vẫn được trang bị cho phần lớn các đơn vị tiền tiêu của Mỹ, mặc dù mẫu thiết kế của nó có từ những năm 1980. Nó có tầm bắn khoảng 100-120km tùy vào từng biến thể, nhưng không có hệ thống radar AESA để dẫn đường, làm giảm khả năng của chiến đấu cơ mang chúng khi đối đầu với các mẫu máy bay hiện đại hơn.
Trong khi đó, các đơn vị không quân tinh nhuệ hơn của Mỹ thường được trang bị tên lửa AIM-120D có tầm bắn 160-180km. J-20 và các chiến đấu cơ tối tân khác của Trung Quốc được trang bị tên lửa PL-15 với tầm bắn 250-300km và có hệ thống radar dẫn đường AESA.
Trung Quốc và Mỹ hiện đang được xem là hai nước dẫn đầu trong việc phát triển các chiến đấu cơ hạng nặng hiện đại, và nước còn lại cũng đang trong cuộc đua là Nga. Không quân Mỹ đã đầu tư mạnh tay vào chương trình F-X để phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 đủ khả năng áp chế J-20, trong khi Trung Quốc cũng đang nhanh chóng phát triển máy bay thế hệ 6 của mình, cùng lúc hiện đại hóa thiết kế của J-20.