JAS-39 Gripen – loại máy bay chiến đấu không tàng hình tốt nhất thế giới?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Không phải MiG-29, Su-27 của Nga hay F-15, F-16 và F/A-18 của Mỹ, JAS-39 Gripen của Thụy Điển mới là loại máy bay chiến đấu không tàng hình có tính năng tốt nhất trên thế giới.
Chiến đấu cơ JAS-39 với các loại vũ khí mang theo (Ảnh: Chinatimes).
Chiến đấu cơ JAS-39 với các loại vũ khí mang theo (Ảnh: Chinatimes).

Trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ quân sự, Thụy Điển ở Bắc Âu thể hiện năng lực đặc biệt độc đáo. Tuy quy mô không lớn nhưng các máy bay chiến đấu phản lực của Tập đoàn Saab của nước này (như JAS-35, JAS-37, JAS-39) đều được coi là kiệt tác hàng không. Loại JAS-39 Gripen đang hoạt động được biết đến như một loại máy bay chiến đấu không tàng hình xuất sắc và được các nước đang sử dụng rất ưa thích.

Về lịch sử

Kế hoạch nghiên cứu và phát triển JAS-39 Gripen bắt đầu vào năm 1979. Điều này nhằm đảm bảo rằng sau loại JAS-35 Draken và JAS-37 Viggen tập đoàn Saab sẽ vẫn tiếp tục các kế hoạch mới duy trì năng lực hàng không tiên tiến, mặc dù tại thời điểm này JAS-37 vẫn đang được sản xuất hàng loạt, nhưng người Thụy Điển luôn có thói quen thu xếp trước và thực hiện các biện pháp dự phòng.

JAS-39 Gripen hạ cánh trên đường quốc lộ (Ảnh: Saab).

JAS-39 Gripen hạ cánh trên đường quốc lộ (Ảnh: Saab).

Dựa trên kinh nghiệm vận hành tốt của JAS-37 cánh delta với thiết kế thêm cánh mũi phía trước, JAS-39 Gripen đã quyết định sử dụng cánh delta rộng bản cộng với cánh trước ở giai đoạn thiết kế ban đầu để đảm bảo khả năng cơ động linh hoạt tốt hơn. Kết cấu của máy bay nhẹ và chắc chắn (với 1/4 vật liệu composite). Ngoài ra, JAS-39 Gripen xuất hiện sau các máy bay chiến đấu cổ điển thế hệ thứ tư (F-14, F-15, F-16, F / A-18, MiG-29, Su-27), thế hệ vốn đã có hệ thống điều khiển bay ổn định, tại thời điểm này, hệ thống điều khiển bay fly-by-wire đã trở nên hoàn thiện.

Tuy nhiên, JAS-39 Gripen không được thiết kế tàng hình, điều này là do Thụy Điển cân nhắc chi phí và lịch trình thời gian, đồng thời họ cũng tin rằng vẫn sẽ có chỗ cho các máy bay chiến đấu không tàng hình trên thị trường máy bay chiến đấu trong tương lai.

JAS-39 Gripen nhìn từ phía trước (Ảnh: Chinatimes).

JAS-39 Gripen nhìn từ phía trước (Ảnh: Chinatimes).

Chiếc JAS-39 Gripen bay lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1988 và đạt hiệu suất cất cánh sau 700 mét chạy đà, đây là yêu cầu độc đáo về hiệu suất chiến đấu cơ của Thụy Điển mà các loại chiến đấu cơ cùng thế hệ của các nước khác không có được. Họ hy vọng rằng loại tiêm kích này có thể cất cánh và hạ cánh được trên đường quốc lộ.

Mặc dù chuyến bay thử nghiệm diễn ra tốt đẹp, nhưng việc Liên Xô giải thể vào cuối năm 1991 đã khiến mối đe dọa quốc phòng lớn nhất của Thụy Điển biến mất và sự cần thiết của việc phát triển máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen đã bị đặt câu hỏi; nhưng Thụy Điển vẫn quyết định tiếp tục thúc đẩy dự án. Đến năm 1996, tiêm kích JAS-39 Gripen đã được đưa vào trạng thái hoạt động, cùng năm đó, các máy bay JAS-35 Dragon của Không quân Thụy Điển lần lượt ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc thay đổi thế hệ máy bay.

Buồng lái với các đồng hồ kỹ thuật số (Ảnh: Chinatimes).

Buồng lái với các đồng hồ kỹ thuật số (Ảnh: Chinatimes).

Tất nhiên, Không quân Thụy Điển là nước sử dụng loại máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen nhiều nhất, với 204 chiếc. Tuy nhiên, loại máy bay chiến đấu này hiện đã sản xuất 306 chiếc và hơn 100 chiếc đã được bán cho nước ngoài. Hiện có 5 quốc gia mua JAS-39 Gripen và vẫn còn nhiều nước tiếp tục đặt hàng.

Đặc điểm cơ bản

So với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 khác, đặc điểm chính của máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen là kích thước nhỏ và chi phí thấp, đơn giá chỉ khoảng 60 triệu USD/chiếc nhưng nó có hệ thống điện tử hàng không và hiệu suất chiến đấu hàng đầu của thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Tuần san quốc phòng Jane's Defence Weekly đánh giá JAS-39 có “chi phí vận hành thấp nhất trong số tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện đại”.

JAS-39 Gripen của Không quân Brazil (Ảnh: Saab).

JAS-39 Gripen của Không quân Brazil (Ảnh: Saab).

Ngoài ra, buồng lái kỹ thuật số của JAS-39 Gripen cũng là một kiệt tác, các phi công rất thích nó vì dễ nắm vững và giao diện tương đối đơn giản, khá dễ sử dụng. Về khả năng hỏa lực, JAS-39 Gripen là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới mang tên lửa không đối không tầm xa MBDA Meteor – một loại vũ khí tầm xa vượt ngoài tầm nhìn (Beyond Visual Range, BVR) với tầm bắn hơn 250 km. Loại JAS-39C có thể mang 4 quả đạn, trong khi biến thể JAS-39E có thể mang tới 7 quả đạn loại này.

Về mặt tính năng, JAS-39E có trọng lượng cất cánh tối đa 16.500 kg, tốc độ Mach 2, cự ly tác chiến đạt 1.500 km; khả năng cận chiến của nó cũng khá tốt.

Quốc gia sử dụng

Tập đoàn Saab đã xuất khẩu thành công JAS-39 Gripen sang Hungary, Cộng hòa Séc, Thái Lan, Brazil, Nam Phi. Các nước có thể là khách hàng tiềm năng là Phần Lan, Canada, Botswana, Colombia, Croatia, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Saab rất tích cực trong việc bán máy bay chiến đấu và tương đối cởi mở trong việc chuyển giao công nghệ, đồng thời thúc đẩy các công ty nước sở tại tham gia sản xuất một số linh, phụ kiện của chiếc máy bay chiến đấu. Điều này khiến nhiều quốc gia đang phát triển muốn gia nhập ngành hàng không muốn lựa chọn tiêm kích JAS-39 Gripen.

JAS-39 Gripen - máy bay chiến đấu được cho là tính năng tốt nhất thế giới

Tuy nhiên, một số thiết bị của máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen mua của công ty BAE Systems của Anh, điều này cho phép Vương quốc Anh có quyền phủ quyết việc xuất khẩu máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen. Trường hợp điển hình là Argentina muốn mua nó mà không thể có được do phía Anh phủ quyết.

Ngoài Không quân Thụy Điển hiện đang sở hữu 204 chiếc JAS-39 Gripen, các nước khác sở hữu loại tiêm kích này có: Cộng hòa Séc: 14 chiếc, Hungary: 14 chiếc, Nam Phi: 28 chiếc, Thái Lan: 12 chiếc và Brazil: 28 chiếc.

Một số thông số kỹ thuật cơ bản của JAS-39 Gripen:

Chiều dài: 15,2m; sải cánh: 8,6m; trọng lượng rỗng: 7.000kg

Nhiên liệu bên trong: 3.400kg; trọng lượng cất cánh lớn nhất: 16.500kg

Động cơ: 1 động cơ phản lực GE F404 hoặc Volvo Aero RM12

Tốc độ tối đa: Mach 2; bán kính chiến đấu: 926km; hành trình xa nhất: 4.000km

Vũ khí: 1 pháo 27mm, 6 tên lửa không – không AIM-9, 4 tên lửa AIM-120; tên lửa chống tàu RBS-15; các loại bom và có thể mang rocket.