Jaguar Land Rover có thể mất 1,6 tỷ USD trong vụ Brexit

VietTimes -- Cuối tuần qua, Jaguar Land Rover đã đưa ra những cảnh báo liên quan đến những thỏa thuận Brexit sẽ khiến công ty mất hàng tỷ USD và gây ra những hiểm họa cho các khoản đầu tư trong tương lai tại Anh.
Sự bất ổn kinh tế ở Anh xuất hiện đúng vào thời điểm JLR đang vật lộn với doanh số bán thấp trong bối cảnh nhu cầu mua sắm xe giảm. (Ảnh minh họa)
Sự bất ổn kinh tế ở Anh xuất hiện đúng vào thời điểm JLR đang vật lộn với doanh số bán thấp trong bối cảnh nhu cầu mua sắm xe giảm. (Ảnh minh họa)

Ralf Speth - Giám đốc điều hành của Jaguar Land Rover (JLR), kêu gọi chính phủ Anh khẩn trương cung cấp "sự chắc chắn cho doanh nghiệp", bao gồm cả việc đảm bảo miễn thuế và thương mại không xung đột lợi ích với Liên minh châu Âu EU.

Một tương lai không bền vững liên quan đến các mối quan hệ kinh tế giữa Anh và khối EU đã khiến Jaguar Land Rover lo ngại về cái gọi là "Brexit cứng", nơi Anh sẽ rời khỏi khối mà không có một thỏa thuận thương mại với EU.

"Khi Anh thắt chặt mọi thứ để thoát khỏi khối EU vào năm tới, điều này sẽ đánh dấu một trong những thay đổi chính sách lớn nhất cho khu vực này trong nửa thế kỷ qua. Và một thỏa thuận Brexit không mấy tốt đẹp có thể sẽ làm cho Jaguar Land Rover mất đi 1,2 tỷ bảng Anh (1,6 tỷ USD), kết quả là chúng tôi sẽ phải điều chỉnh lại các kế hoạch chi tiêu", Ralf Speth cho biết.

Jaguar Land Rover hiện đang có nhà máy ở Anh và việc đình trệ các linh kiện nhập khẩu sẽ khiến hoạt động sản xuất bị tốn kém thêm 1,25 triệu bảng mỗi giờ. (Ảnh minh họa)
 Jaguar Land Rover hiện đang có nhà máy ở Anh và việc đình trệ các linh kiện nhập khẩu sẽ khiến hoạt động sản xuất bị tốn kém thêm 1,25 triệu bảng mỗi giờ. (Ảnh minh họa)

JLR là một trong ba hãng sản xuất xe tại Anh, hiện tại hãng có 3 nhà máy trong nước, lớn nhất trong số đó đặt tại Solihull với công suất 1.500 xe, mỗi ngày sử dụng 15 triệu linh kiện. Công ty chia sẻ bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc phân phối linh kiện sẽ buộc việc đình chỉ hoạt động sản xuất với chi phí 1,25 triệu bảng mỗi giờ.

Ralf Speth cho biết thêm JLR đã nộp cho chính phủ Anh 50 tỷ bảng trong 5 năm qua và đang lên kế hoạch chi thêm 80 tỷ bảng nữa trong 5 năm tới. Do đó, đây sẽ là bước đi đầy mạo hiểm nếu chúng ta đối mặt với những kết quả sai lầm.

Tata Motors có trụ sở tại Mumbai mua lại nhà sản xuất ô tô hạng sang Anh Quốc này từ Ford Motor trong năm 2008 với giá 2,5 tỷ USD. JLR chiếm hơn một nửa doanh thu của Tata Motors và gần 90% lợi nhuận hoạt động.

Và những lời bình luận của Ralf Speth đã khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và làm cho giá cổ phiếu của Tata Motors giảm tới 5,4% xuống mức thấp nhất trong 5 năm tại Mumbai trong phiên giao dịch hôm thứ Năm vừa qua.

Tata Motors cũng đã có những động thái tái khẳng định ý kiến của JLR và cho rằng công ty cần có quyền đầy đủ và miễn phí tham gia vào các thị trường đơn lẻ để duy trì tính cạnh tranh.

Không có sự sắp xếp chuyển tiếp Brexit sẽ là một 'thảm họa' đối với cả ngành công nghiệp Anh chứ không riêng gì Jaguar Land Rover (Nguồn: channel4)

Không có sự sắp xếp chuyển tiếp Brexit sẽ là một 'thảm họa'  đối với cả ngành công nghiệp Anh chứ không riêng gì Jaguar Land Rover (Nguồn: channel4)

P. Balaji, Giám đốc tài chính của Tata Motors chia sẻ: "JLR sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Anh để đảm bảo thỏa thuận thương mại tự do phù hợp với nền kinh tế và cả ngành công nghiệp của này".

Sự bất ổn kinh tế ở Anh xuất hiện đúng vào thời điểm JLR đang vật lộn với doanh số bán thấp trong bối cảnh nhu cầu mua sắm xe giảm. Tháng trước, nhà sản xuất ô tô hạng sang Anh Quốc cho biết họ sẽ đầu tư 13,5 tỷ bảng Anh trong 3 năm tới để tăng doanh số bán hàng bằng cách giới thiệu các mẫu xe mới. 

Đồng thời, công ty đã bỏ qua mục tiêu đầy tham vọng của mình là tạo ra 1 triệu chiếc xe mỗi năm vào cuối thập kỷ này, một phần là do các làn gió kinh tế ở Anh đã suy yếu và sự sụt giảm nhu cầu về xe hơi chạy nhiên liệu diesel trong nước.

Ngoài ra, bóng ma của hàng rào thương mại leo thang giữa Mỹ và châu Âu đang càng khiến cho tình cảnh của JLR trở nên thêm phần khó khăn. Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ leo thang một cuộc chiến tranh thương mại với châu Âu bằng cách áp đặt mức thuế 20% cho tất cả các xe ô tô lắp ráp của EU.

"Thế nên một Brexit làm gia tăng thói quan liêu, làm giảm năng suất và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp Anh sẽ không mang lại cho bất cứ ai lợi ích nào", vị giám đốc tài chính của Tata Motors một lần nữa nhấn mạnh.