Hy Lạp sẽ chuyển giao hệ thống S-300 và các tổ hợp Tor-M1 cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hy Lạp có thể sẽ chuyển giao hệ thống phòng không S-300 và các tổ hợp tên lửa tầm ngắn Tor-1M cho Ukraine để đổi lấy các loại vũ khí phòng không do Mỹ và phương Tây cung cấp.
Hy Lạp sẽ chuyển giao hệ thống S-300 và các tổ hợp Tor-M1 cho Ukraine. Ảnh South Front.
Hy Lạp sẽ chuyển giao hệ thống S-300 và các tổ hợp Tor-M1 cho Ukraine. Ảnh South Front.

Theo truyền thông Hy Lạp, Washington đưa ra đề xuất Athens chuyển giao các hệ thống phòng không S-300 và Tor-M1 cho Ukraine, thay thế bằng các hệ thống hiện đại theo tiêu chuẩn NATO với chi phí hỗ trợ quân sự từ Mỹ. Athens được cho là đã chấp nhận thỏa thuận và các cuộc đàm phán với Washington sẽ bắt đầu trong thời gian tới.

Hai sư đoàn hệ thống phòng không S-300 được chuyển giao cho Síp theo hợp đồng ký năm 1996. Nhưng dưới áp lực từ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, những tổ hợp vũ khí này không được đưa vào trang bị và bị cất giữ trong kho từ năm 1998. Sau khi Hy Lạp có quyền khai thác sử dụng hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất, vũ khí được đưa vào biên chế cho Lực lượng vũ trang Hy Lạp và triển khai sẵn sàng chiến đấu trên đảo Crete.

Hy Lạp cũng đã mua 31 hệ thống phòng không Tor-M1 của Nga, 6 hệ thống được chuyển giao cho Síp vào năm 2006 để đổi lấy quyền sở hữu hệ thống phòng không S-300.

Hy Lạp đồng ý chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine. Ảnh South Front.

Hy Lạp đồng ý chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine. Ảnh South Front.

Athens được cho là đã chấp nhận đề xuất của Mỹ, gây ra sự thay đổi căn bản trong cấu trúc phòng không của Lực lượng vũ trang Hy Lạp, hiện đang có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh những mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ và nguy cơ sử dụng các UAV tấn công trong các hoạt động khiêu khích chống lại Hy Lạp từ các thế lực thù địch.

Trước đó, Ukraine đã đề xuất mua các hệ thống phòng không của Hy Lạp, đổi lấy khả năng bảo dưỡng và sửa chữa vũ khí tại các cơ sở công nghiệp của Ukraine nhưng bị từ chối vì hai lý do chính.

Thứ nhất, Nga vẫn duy trì thỏa thuận cấp phép Người dùng cuối, nghĩa là Hy Lạp không thể xuất khẩu sản phẩm công nghiệp này cho bên thứ ba nếu không có sự cho phép của Moscow. Ngoài ra, các nhà máy Ukraine có thể thực hiện dự án bảo trì bảo dưỡng trong điều kiện chiến tranh hay không vẫn là câu hỏi lớn.

Thứ hai, Hy Lạp không thể tạo ra những lỗ hổng trong hệ thống phòng không nếu không có khả năng thay thế bằng những vũ khí phòng không khác tương đương ngay lập tức.

Những Mỹ hiểu rất rõ những vấn đề của Hy Lạp.

Theo các nguồn tin truyền thông Hy Lạp, thông qua công cụ tài chính FMF (Foreign Military Financing), các hệ thống của Mỹ sẽ thay thế vũ khí của Nga đồng thời Mỹ cũng hỗ trợ Hy Lạp đổi mới dần lực lượng máy bay trực thăng của Lục quân, Không quân và Hải quân Hy Lạp.

Hiện chưa rõ loại vũ khí nào sẽ được thay thế các hệ thống phòng không do Nga sản xuất ở Hy Lạp. Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy Athens loại bỏ các hệ thống phòng không của Nga, các sĩ quan quân sự cao cấp của Hy Lạp cũng yêu cầu loại bỏ các hệ thống vũ khí này do không thể bảo trì bình thường dưới tác động của lệnh trừng phạt đối với Nga.

Thực tế trong điều kiện hiện nay, Athens không thể có điều kiện nhanh chóng sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng không chiến trường hiện đại như Patriot mà chỉ có thể nhận được các hệ thống phòng không tầm gần của Mỹ và các quốc gia châu Âu, tương tự như các vũ khí đã chuyển giao cho Ukraine.

Sử dụng mọi công cụ trong tay, Mỹ tiếp tục kế hoạch thu gom vũ khí của Liên Xô cũ (Nga hiện nay) để cung cấp cho UKraine. Vũ khí của Liên Xô và Nga được mua hoặc trao đổi lấy các hệ thống vũ khí phương Tây. Những vũ khí trang bị của Nga, bị loại ra khỏi biên chế sẽ được chuyển đến Kyiv. Trong bối cảnh hiện nay, thương vụ của Mỹ với Hy Lạp sẽ thành công do với tư cách là thành viên NATO, Athens buộc phải chấp nhận mọi điều kiện do Washington đặt ra.

Theo South Front