Với tuyên bố gây ngạc nhiên về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria và quy mô nhỏ hơn là đưa 7000 lính từ Afghanistan trở về, rất nhiều người theo chủ nghĩa can thiệp đã phải chịu đựng những cuộc tấn công thiếu hiệu quả của ông Donald Trump vào tổng thống Syria Bashar al-Assad và các cuộc đàm phán hòa bình với Taliban - dường như đã không còn kiềm chế được sự tức giận. Nhưng ngay cả sau khi ông Trump bảo vệ vị thế của mình và nói rằng Iran "có thể làm bất cứ điều gì họ muốn ở đó" tại Syria, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton đã hạ thấp sự rõ ràng của những gì được coi là lệnh rút quân mà tổng thống ủy thác.
Chính sách của chính quyền tổng thống Trump tại Syria có lẽ lại quay về trạng thái thông thường, mơ hồ về mặt chính trị và chiến lược. Trong khi Mỹ đã bắt đầu rút về một số khí tài ở bắc Syria thì ông Bolton đã nói với các quan chức Israel rằng việc rút quân hoàn toàn sẽ một lần nữa phải dựa trên các điều kiện, còn ông Pompeo thì ám chỉ rằng một sự rút quân như vậy sẽ còn tùy thuộc vào việc giữ lại một "liên minh chống lại Iran cùng nhau". Làn sóng kịch liệt chỉ trích đến từ giới truyền thông, các nhà bình luận ở Washington, giới quan chức thực hiện chính sách ngoại giao đi theo đó là việc từ chức để phản đối của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, có vẻ đã khiến ông Trump nhụt chí trong quyết định rút quân.
Rất nhiều người chỉ trích tranh luận rằng việc rút quân khỏi Syria là sai lầm vì nó sẽ khiến Iran và Nga hài lòng hay cho hai nước này có lợi ích về chiến thuật. Ban biên tập của Wall Street Journal đã tuyên bố: "Các giáo sĩ tại Tehran sẽ vui mừng khôn xiết và thấy những dấu hiệu yếu đuối khác của tổng thống Hoa Kỳ". Hầu hết những lý lẽ trên đều được đưa ra để kích thích phản ứng cảm tính về một cuộc phiêu lưu quân sự không dựa trên lợi ích khẩn thiết.
Rõ ràng, Hoa Kỳ không thể đưa ra chính sách ngoại giao dựa trên tâm tính của các đối thủ hay ngăn cản bước chân họ. Nếu Mỹ đã quyết định chống lại việc xâm lược Iraq, Saddam Hussein đã run lên vì vui sướng; và đó sẽ là một quyết định đúng đắn. Hầu hết các lời chỉ trích là sự than phiền của những nhà chỉ trích coi việc đẩy mạnh ảnh hưởng của Hoa Kỳ sẽ cho phép đất nước này có vai trò đầy ý nghĩa trong việc tái thiết lại Syria thời hậu chiến và hạn chế nếu không thể triệt để trục xuất quân đội Iran ra khỏi đất nước này.
Những chỉ trích này đã không lưu tâm đến những bài học từ 40 năm quân đội Hoa Kỳ hành động trong khu vực Trung Đông. Sự hiện diện khoa trương của quân đội Hoa Kỳ không có tính tất yếu để định hình hướng đi chính trị và cấu trúc của các xã hội. Iraq và Afghanistan là ví dụ rõ ràng nhất. Sức mạnh quân sự không gì sánh nổi của Hoa Kỳ thất bại trong việc chi phối quyết định của các tay chơi trên bàn cờ. Hoa Kỳ cũng thất bại trong việc gây ra đủ ảnh hưởng tới các hành vi của những phe phái tại Lebanon trong cuộc viễn chinh tới đây.
Hoa Kỳ cũng không thể thay đổi chính sách ngoại giao của Iran ngay cả sau vài thập kỷ bao vây tương đối Tehran về mặt quân sự. Ngay cả sau khi tuyên bố chiến thắng quyết định nhưng bẽ mặt nhất trong lịch sử hiện đại (Cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991), các binh sĩ Mỹ vẫn quan sát được ngay từ phía bên kia biên giới - ông Saddam đã bất chấp Washington, dập tắt các cuộc nổi dậy của người Kurd và người Hồi giáo Shi'a.
Quan điểm rằng Hoa Kỳ có thể sử dụng quyền kiểm soát ở phía bắc để định hình trạng thái Syria thời hậu chiến và trục xuất Iran luôn là một một quan niệm có tính chất lý thuyết mà không có con đường rõ ràng để thực thi. Thực tế, rất nhiều lực lượng được cho rằng có Iran chống lưng có bao gồm cả công dân Syria. Vậy họ sẽ bị trục xuất đi đâu? Chắc rằng, Damascus và các đồng minh sẽ có hành động để bảo vệ phần còn lại của đất nước trong khi chờ Hoa Kỳ rút lui. Một thực tế đơn giản mang tính quyết định trong cuộc xung đột là những nước như Iran và Nga có nhiều lợi ích sống còn tại Syria hơn là một siêu cường ở rất xa.
Số khác tranh luận rằng "chiến dịch thoái lui" của ông Trump khỏi Syria sẽ có kết quả là sự hỗn loạn và chủ nghĩa khủng bố như lần Mỹ rút quân khỏi Iraq - Đây là lý luận của cây bút New York Times, David Sanger. Lặp lại luận điệu của chính quyền tổng thống Bush, ông Sanger nói rằng "việc triển khai quân đội là chìa khóa để chấm dứt khủng bố trước khi chúng tiếp cận nước Mỹ". Ông Ilan Goldenberg, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đi theo những lập luận trên và đưa ra kết luận tự nhiên về vấn đề này.
Ông viết: "Cuối cùng, câu trả lời cho Trung Đông là phải ở lại đây nhưng với số lượng nhỏ có thể trụ vững và theo con đường đỡ tốn kém hơn. Chúng ta có thể cần vài nghìn binh sĩ ở những điểm có vấn đề trong khu vực như đông bắc Syria trong vài năm tới. Công việc của họ không phải là để 'chiến thắng' mà đơn giản là vượt qua những khó khăn tại đó". Tướng hải quân đã về hưu, John Allen - hiện đang là chủ tịch của Viện Nghiên cứu Brookings biện luận "Sự lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ và, ở những nơi thiết yếu phải có quân đội" là cần thiết tại những lãnh thổ chịu ảnh hưởng của ISIS dọc châu Á và châu Phi "cho tới khi ý tưởng về một nhà nước Hồi giáo [caliphate] bị tiêu diệt".
ISIS [nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria] nhanh chóng bị tiêu diệt bởi nó được xây dựng dựa trên ảo tưởng mà thiếu đi sự linh hoạt chiến lược. Khi phải phòng vệ những vị trí cố định Hoa Kỳ không thể tập trung vào những chiến lược bất đối xứng có hiệu quả với các lực lượng phi quốc gia trong khu vực. Những gì đã xảy ra rõ ràng cho thấy những sai lầm này không thể lặp lại. Nhưng việc chiếm đóng vô hạn định những vùng đất rộng tại Trung Đông không phải là phương thuốc hữu dụng để ngăn cản những hành động hay hỗn loạn mà các chiến binh chống Mỹ thực hiện.
Thực tế, đường dây liên kết giữa các lực lượng phi quốc gia là sự phản đối "hung hăng" với ảnh hưởng của sự hiện diện quân sự (trực tiếp hay gián tiếp) của Hoa Kỳ và những đồng minh chính của nước này. Một loạt các lực lượng phi quốc gia khác nhau bao gồm Hezbollah, Taliban và al-Qaeda tại Iraq đã được củng cố hay thậm chí là thiết lập ngay dưới mũi của những binh sĩ và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Sự thật thì những người Ả rập dòng Sunni tại bắc Syria đã bắt đầu nổi giận dưới sự thống trị của người Kurd được Hoa Kỳ hậu thuẫn một cách mạnh mẽ - "thanh lọc sắc tộc" - và sự tiếp diễn lâu dài của xu hướng này sẽ gây ra tình trạng rối loạn.
Một lời chỉ trích thường được dẫn đi dẫn lại là liệu có phải Hoa Kỳ đã phản bội nhóm người Kurd tại Syria. Wall Street Journal đưa ra ý kiến: "Phương Tây nợ họ vì cái giá mà họ đã phải trả". Nhóm người Kurd tại bắc Syria YPG, đã công khai chỉ trích quyết định của ông Trump là một "sự phản bội trắng trợn". Nhưng mối quan hệ đỡ đầu-ủy thác này vốn đã mang tính hai chiều. Nó được hình thành dựa trên sự đồng quy của những lợi ích. Người Kurd đánh ISIS bởi ISIS gây ra một mối đe dọa diện hữu với cộng đồng của họ chứ không phải là sự bày tỏ lòng trung thành với Hoa Kỳ. ISIS đã đẩy những người Kurd tại Syria ở khắp nơi tới biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, còn tại Iraq chúng đã cướp phá Erbil (thủ phủ của người Kurd tại Iraq).
Đặc trưng của mối quan hệ tích cực (sẽ lan tỏa) ở Washington và đòi hỏi mọi sự hợp tác chiến lược phải được xem như một hiệp ước đồng minh (hay ít nhất là một cam kết về mặt cảm tính) - Điều này sẽ đòi hỏi Hoa Kỳ không hạn chế trong việc đáp ứng những đòi hỏi và mong muốn của bên được che chở. Điều này không cần thiết trong việc xử lý quan hệ đồng minh cũng như không ảnh hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ.
Trên tờ Atlantic, Joost Hilterman - giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế ICS, phàn nàn rằng Hoa Kỳ đang "quay lưng lại [với người Kurd] và bỏ mặc họ phải chịu sự o ép của những nước hậu Ottoman" - ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Nhưng người Kurd đã đàm phán với Damascus để tập hợp lại và tránh đụng độ với lực lượng quân chính phủ Syria trong cuộc xung đột.
Người Kurd hiểu rõ lựa chọn sống còn duy nhất của họ là tạm ước với chính phủ Syria. Nếu người Kurd "bị phản bội" đó không phải là kết quả của việc Hoa Kỳ không thực hiện lời hứa mà do các lãnh đạo quân đội Mỹ đã hứa quá lời mà không có sự ủng hộ của Nhà Trắng. Hoa Kỳ vẫn có sự hiện diện quân sự khổng lồ trong khu vực và có thể giúp bất cứ ai chống lại ISIS theo cách không phải xâm chiếm lãnh thổ.
Một vài nguồn tin bảo chứng rằng việc ông Trump kêu gọi rút quân là một quyết định chính trị và về cơ bản là một bài tập về quản lý. Bên cạnh đó cũng có những lý lẽ đặc biệt như, sự mệt mỏi về việc chiếm đóng lãnh thổ tại châu Á đang lan truyền trong giới chính trị Hoa Kỳ và thực tế nó là thứ gì đó nằm ngoài quyết định mang tính nền tảng để các cử tri đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho ông Trump.
Hơn nữa, tại sao ý kiến dư luận lại không phải là một yếu tố cho việc ra quyết định trong hành động quân sự của Hoa Kỳ? Với một loạt các lý do, như sức mạnh quân sự, vị trí địa lý vốn có, Hoa Kỳ phải đối mặt với rất ít mối đe dọa và vì thế có thể bàn về một loạt các lựa chọn xem sẽ xác định thế nào về những mối thách thức về mặt lợi ích và an ninh. Việc chiếm đóng 1/3 lãnh thổ Syria sẽ không bao giờ là hướng hành động rõ ràng hay duy nhất có thể thực hiện.
Một dòng chỉ trích chính đáng hơn với kế hoạch rút quân là kế hoạch này quá vội vàng và thiếu đi sự chỉ đạo chiến lược. Các nhà phê bình tranh luận rằng việc rút quân phải tiến hành một cách từ từ để thuận lợi cho các đồng minh, đồng thời củng cố kế hoạch chống chủ nghĩa khủng bố. Rất khó để nói khi nào quân đội Hoa Kỳ rút đi và chính sách của Washington với Syria sẽ như thế nào? Nhưng sẽ không thể có một chính sách tối ưu nếu Hoa Kỳ không học được bài học từ lịch sử can thiệp quân sự của chính đất nước mình trong khu vực Trung Đông.