Cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung bắt đầu bùng nổ từ tháng 7.2018, chính phủ Mỹ muốn thông qua nó để tìm kiếm giảm bớt mức nhập siêu trong cán cân mậu dịch với Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải cấm dứt điều mà Washington gọi là “kiểu mậu dịch không công bằng”. Sau cuộc gặp gỡ giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình tại Buenos Aires ngày 1.12.2018, hai bên đồng ý “hưu chiến” trong 90 ngày, triển khai đàm phán mậu dịch với hy vọng sẽ đạt được một hiệp nghị trước ngày 2.3.2019.
Tờ Financial Times ngày 20.1 viết, trong cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung, cạnh tranh công nghệ là vấn đề khó giải quyết nhất. Tiến sĩ Ely Ratner, cựu quan chức chính phủ, hiện đang là Phó giám đốc Trung tâm An ninh nước Mỹ mới (Center for a New American Security, CNAS) cho rằng: “Cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung là hạt nhân của cuộc chiến mậu dịch. Tôi cho rằng dù có đạt được một hiệp nghị về mậu dịch hay không thì cuộc chiến công nghệ hai bên sẽ vẫn tiếp diễn”.
Tiến sĩ Ely Ratner: “Trung Quốc có thể sẽ giải quyết một số điều lo ngại của Mỹ, nhưng rất không có khả năng từ bỏ cạnh tranh về công nghệ... Sự tài trợ ngành công nghệ do chính phủ Trung Quốc chủ đạo sẽ tiếp tục trở thành nguồn gốc của mọi va chạm mậu dịch hai bên”.
|
Ông Ely Ratner nói thêm: “Trung Quốc có thể sẽ giải quyết một số điều lo ngại của Mỹ, nhưng rất không có khả năng họ từ bỏ cạnh tranh về công nghệ... Sự tài trợ ngành công nghệ do chính phủ Trung Quốc chủ đạo sẽ tiếp tục trở thành nguồn gốc của mọi va chạm mậu dịch hai bên”.
Chính phủ Mỹ luôn chỉ trích Trung Quốc áp dụng kiểu mậu dịch không công bằng, bao gồm trợ cấp công nghiệp, lấy cắp bản quyền sở hữu trí tuệ và cưỡng ép các công ty Mỹ chuyển nhượng công nghệ cho công ty Trung Quốc để đổi lấy việc được vào thị trường Trung Quốc; mà chiến lược “Made in China 2025” chính là một trong những tiêu điểm trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung.
Ngoài ra, lo ngại của Mỹ về sự phát triển công nghệ của Trung Quốc cũng vượt khỏi phạm trù thương mại. Người Mỹ ngày càng lo ngại các công ty Trung Quốc lợi dụng tiến bộ về công nghệ của họ để thu thập tình báo, lợi dụng kẽ hở trong chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ để thâm nhập vào các thiết bị hạ tầng then chốt của Mỹ.
Hôm 16.1, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi phát biểu trước hội nghị các quan chức ngoại giao đã mạnh mẽ phê phán Trung Quốc. Ông nói, Mỹ muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cần phải thay đổi hành vi mậu dịch không công bằng, tiến hành cải cách có tính kết cấu.
Công ty Huawei đang bị hãng T-Mobile khởi kiện vì lấy cắp công nghệ của họ.
|
Ông Mike Pence nói, chính phủ Donald Trump đã tăng thuế đánh vào 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ, đặc biệt đối với các ngành công nghệ mũi nhọn và cảnh cáo Trung Quốc nếu không thay đổi và đạt được một hiệp nghị có lợi cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc thì Mỹ sẽ tăng thêm việc đánh thuế. Ông cho rằng, Trung Quốc vẫn tiếp tục thông qua cơ chế nhóm làm việc nhỏ để thúc đẩy thực hiện kế hoạch “Made in China 2025”, gây trở ngại cho chuyến thăm và đàm phán cấp cao của Phó Thủ tướng Lưu Hạc tại Mỹ vào cuối tháng 1 này.
Vào trung tuần tháng 11.2018, Bộ Thương mại Mỹ đã ra một bản thông báo có tầm ảnh hưởng rất rộng. Trong đó, chính phủ Mỹ liệt kê một loạt công nghệ mới, bao gồm công nghệ người máy, công nghệ gene, trí tuệ nhân tạo (IT) và máy tính lượng tử. Nếu những công nghệ này quan trọng đối với an ninh quốc gia, Mỹ sẽ xem xét quản chế xuất khẩu để ngăn chặn những công nghệ quan trọng lọt vào tay nước ngoài.
Đồng thời, quốc hội Mỹ sẽ ban hành đạo luật mới tăng cường thẩm định đầu tư của nước ngoài để các công ty Trung Quốc khó khăn hơn trong việc trực tiếp thu mua các hãng sản xuất có công nghệ tiên tiến của Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng kêu gọi các công ty trong nước và các đồng minh quốc tế ngừng hợp tác nghiệp vụ với Huawei, cấm Huawei tham gia vào xây dựng mạng 5G. Những người phê phán đã chỉ trích thiết bị của Huawei mang theo bộ phận gián điệp, nhưng Huawei đã bác bỏ những cáo buộc này.
Hiện nay, các công tố viên Mỹ đang đẩy mạnh việc điều tra nhằm vào các công ty Trung Quốc bị cho là có mưu đồ đánh cắp bí mật thương mại. Quan chức Bộ Tư pháp đã tiết lộ, một số văn bản khởi tố đang được xem xét.
Hồi đầu tháng 1 này, các Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Virginia - Mark Warner và Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Florida - Marco Rubio, đã đệ trình một nghị án của cả hai đảng, đề nghị thiết lập một văn phòng trong Nhà Trắng để tập trung đối phó nạn đánh cắp công nghệ do Trung Quốc và các quốc gia khác ủng hộ, bảo vệ chuỗi cung ứng then chốt của Mỹ.
Thượng nghị sỹ Tom Cotton của Đảng Cộng hòa người cùng các đồng nghiệp trình một dự luật yêu cầu Tổng thống Donald Trump cấm xuất khẩu các phụ tùng cho các công ty Huawei và ZTE.
|
“Rất rõ ràng, Trung Quốc quyết tâm lợi dụng mỗi loại công cụ trong kho vũ khí của họ để vượt qua Mỹ về công nghệ và chủ đạo chúng ta về kinh tế” - Mark Warner, Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng nghị viện, tuyên bố. Còn Marco Rubio thì nói trong bản tuyên bố: “Trung Quốc tiếp tục tấn công có sự phối hợp đối với bản quyền sở hữu trí tuệ, các công ty Mỹ, hệ thống mạng thông tin chính phủ... Mỹ cần phải áp dụng các phương pháp phối hợp để trực tiếp ứng phó với mối đe dọa lớn lao này và đảm bảo chúng ta có thể bảo vệ tốt hơn công nghệ của nước Mỹ”.
Hôm 16.1, các Thượng nghị sỹ Tom Cotton và Hạ nghị sĩ Mike Gallagher của Đảng Cộng hòa và các Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen, Hạ nghị sĩ Ruben Gallego của Đảng Dân chủ đã cùng nhau trình một dự luật yêu cầu Tổng thống Donald Trump cấm xuất khẩu các phụ tùng cho mọi công ty viễn thông Trung Quốc vi phạm lệnh trừng phạt hoặc luật quản chế xuất khẩu của Mỹ. Dự luật này đặc biệt nêu rõ tên các công ty Huawei và ZTE.
Công ty Sinovel Wind Group năm ngoái phải bồi thường 59 triệu USD cho tập đoàn American Superconductor vì lấy cắp công nghệ điện gió.
|
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal mới đây dẫn nguồn tin của một người trong cuộc cho biết, Bộ Tư pháp Mỹ đang xem xét, có thể khởi tố Huawei về tội đánh cắp. Nếu tin này chính xác thì sẽ gây nên áp lực rất lớn đối với Huawei. Theo báo này, Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra và xem xét cáo buộc Huawei lấy cắp bí mật thương mại của đối tác Mỹ. Cụ thể hơn, vụ án này khởi nguồn từ vụ án dân sự của hãng cung cấp mạng không dây T-Mobile khởi kiện Huawei lấy cắp công nghệ của họ.
Wall Street Journal cho rằng, Bộ Tư pháp đã lợi dụng phương thức khởi tố hình sự để nhằm vào Trung Quốc và một công ty Trung Quốc (Huawei) bởi 1 năm trước đây American Superconductor đã khởi kiện thành công Công ty Sinovel Wind Group của Trung Quốc ở bang Wisconsin về việc đánh cắp công nghệ điện gió của họ. Tòa án đã buộc Sinovel Wind Group phải bồi thường 59 triệu USD cho American Superconductor.