Hệ thống phòng không S-300 của Syria bắn cảnh cáo tiêm kích F-16 của Israel

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các hệ thống phòng không S-300PMU-2 của Syria được cho là đã bắn một tên lửa đất đối không vào ngày 26/7 sau khi một máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel xâm nhập vào không phận của đất nước này.
Hệ thống phòng không S-300 của Syria bắn cảnh cáo tiêm kích F-16 của Israel (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hệ thống phòng không S-300 của Syria bắn cảnh cáo tiêm kích F-16 của Israel (Ảnh: Military Watch Magazine)

Các hệ thống phòng không S-300PMU-2 của Syria được cho là đã bắn một tên lửa đất đối không vào ngày 26/7 sau khi một máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel xâm nhập vào không phận của đất nước này. Đây là lần thứ hai một hệ thống S-300 khai hỏa trong các cuộc tập trận bên ngoài Trung Đông, lần đầu tiên là vào ngày 13/5 khi một máy bay phản lực của Israel bay vào không phận của Syria. Các tên lửa từ hệ thống phòng không S-300 không khóa mục tiêu chính xác vào bất kỳ máy bay nào.

Syria đã bắt đầu triển khai S-300 từ năm 2013, nhưng sức ép của Israel đối với Nga khiến Moscow phải hủy bỏ thỏa thuận mặc dù quá trình huấn luyện cho các nhân viên Syria đã bắt đầu. Điện Kremlin đã đảo ngược quyết định và chuyển giao các hệ thống S-300 vào tháng 10/2019 sau khi đổ lỗi cho Israel gây ra vụ mất máy bay Il-20 của Không quân Nga và toàn bộ phi hành đoàn sau khi các máy bay F-16 của Israel bị cáo buộc sử dụng nó để che chắn hỏa lực từ hệ thống phòng không Syria. Tuy nhiên, S-300PMU-2 đã được nhân viên Nga điều khiển trong nhiều năm và không bắn vào máy bay đối phương ngay cả trong các trận chiến nảy lửa vào đầu năm 2020 khi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các cuộc xâm nhập trái phép.

Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel (Ảnh: Military Watch Magazine)
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel (Ảnh: Military Watch Magazine)

S-300PMU-2 được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1997 và các hệ thống trong biên chế của Syria là những hệ thống S-300 cuối cùng từng được xuất khẩu. Việc sử dụng hệ thống này diễn ra khi Nga tìm cách hỗ trợ ổn định an ninh Syria trước các mối đe dọa từ phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, một tín hiệu đáng chú ý trước đó là sự khởi đầu của các cuộc tập trận chung mô phỏng bảo vệ không phận Syria giữa các máy bay chiến đấu của Nga và Syria vào tháng Giêng năm 2022.

Được tích hợp với một loạt hệ thống phòng không cấp thấp hơn do Nga chuyển giao trong những năm gần đây, S-300PMU-2 là khí tài phòng không có năng lực nhất trong biên chế Syria cùng với các máy bay chiến đấu MiG-29SMT mới được mua - được trang bị tên lửa không đối không R-77-1. S-300PMU-2 được đánh giá cao vì tầm hoạt động rất xa lên đến 250km, khả năng tiếp cận nhiều lớp tên lửa cung cấp mạng lưới nhiều lớp, tính cơ động cao và khả năng nhận biết tình huống khiến nó trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với các đơn vị F-16 của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiêm kích F-16 được đưa vào phục vụ lần đầu tiên vào năm 1978, hiện vẫn là nhân tố chính trong phi đội của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tìm cách hiện đại hóa những chiếc F-16 trong biên chế của mình bằng hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và vũ khí mới trong khi Israel đã bắt đầu loại bỏ loại máy bay này và cho nghỉ hưu nhiều phi đội.

Theo Military Watch Magazine