Hàn Quốc đưa tên lửa chống tăng có điều khiển TAipers sản xuất nội địa vào biên chế vũ khí

VietTimes – Hàn Quốc đã hoàn thành phát triển hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) nội địa đầu tiên cho trực thăng vũ trang, được gọi là TAipers (Vũ khí bắn tỉa xe tăng) hay Cheongeom.
Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) không đối đất TAipers (Cheongeom). Ảnh DAPA

Trong các cuộc kiểm tra thử nghiệm thực địa, vũ khí được đánh giá là phù hợp để chiến đấu và được đưa vào biên chế trong quân đội Hàn Quốc.

Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) thông báo, tỷ lệ nội địa hóa của TAipers là hơn 96% từ quan điểm về chi phí cho thấy, tên lửa nội địa mới có thể cho phép phát triển nhiều phiên bản khác nhau cho các phương tiện chiến đấu mặt đất. Cheongeom do Trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn Hanwha phát triển trong khuôn khổ một dự án quân sự do Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) dẫn đầu.

Korea Aerospace Industries (KAI), nhà sản xuất máy bay tại Hàn Quốc, giành được sự chấp thuận cuối cùng vào ngày 28/11 để sản xuất máy bay trực thăng vũ trang hạng nhẹ (LAH) với khoản đầu tư ban đầu 5,75 nghìn tỉ won (4,3 tỉ USD).

Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) không đối đất TAipers (Cheongeom). Ảnh DAPA

Theo tuyên bố của nhà sản xuất, độ chính xác và khả năng xuyên giáp của Taipers ngang bằng hoặc cao hơn các hệ thống tương tự của nước ngoài. Tên lửa có thể được phóng ngay cả mục tiêu bị che khuất tầm nhìn bằng giải pháp áp dụng các liên kết dữ liệu có dây, có các chức năng bắn và quên, phóng và cập nhật, một thiết bị tìm kiếm “chế độ kép” sử dụng quang điện tử và hồng ngoại, tăng khả năng phát hiện mục tiêu ban ngày và nâng cao hiệu suất phát hiện mục tiêu ban đêm.

Bắn và quên là tính năng dẫn đường tên lửa không cần sự can thiệp của trắc thủ sau khi phóng. Tên lửa cập nhật dữ liệu mục tiêu và phóng có thể được chuyển mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu có dây, cho phép trắc thủ theo dõi quá trình tấn công công mục tiêu. TAipers được trang bị thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng lưu trữ dữ liệu sau khi phóng. Nhà sản xuất đang có kế hoạch tăng cường tầm bắn, đa dạng hóa đầu đạn, ứng dụng liên kết dữ liệu không dây và sử dụng công nghệ máy học nhằm thu thập phân tích và nâng cao khả năng đánh trúng mục tiêu của tên lửa từ dữ liệu các lần phóng trước.

Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) không đối đất TAipers (Cheongeom). Ảnh DAPA

Khi được phóng từ trực thăng, tên lửa chống tăng TAipers có tầm bay 8 km, được điều khiển bằng cáp quang. Trong tình huống cần thiết, tên lửa sẽ tự động chuyển sang chế độ “bắn và quên”. TAipers sử dụng đầu đạn hiệu ứng nổ lõm kép, cho khả năng xuyên phá giáp phản ứng nổ.

Tên lửa nặng 35kg, dài 1,7m, đường kính 150mm. Sử dụng công nghệ học sâu với hơn 800.000 ảnh các mục tiêu tiềm năng, đầu tìm kiếm có thể khóa mục tiêu cố định không cần sự can thiệp của trắc thủ trong trường hợp phóng tên lửa khẩn cấp.

Chương trình sản xuất nội địa tên lửa chống tăng có điều khiển phóng từ trên không phát triển song song cùng chương trình phát triển trực thăng vũ trang hạng nhẹ nội địa, thay thế phi đội trực thăng hỏa lực đã lão hóa sâu MD500 và AH-1S Cobra.

Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) không đối đất TAipers (Cheongeom). Ảnh DAPA

Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới sản xuất được trực thăng tấn công. KAI LAH (Trực thăng vũ trang hạng nhẹ) là máy bay trực thăng chiến đấu 2 động cơ nhỏ gọn do Korea Aerospace Industries (KAI) phát triển. LAH được phát triển từ Eurocopter EC155 theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất đa quốc gia Airbus Helicopters và KAI, thực hiện vào năm 2015. LAH được trang bị một pháo tự động xoay 3 nòng 20 mm trong tháp pháo dưới mũi, được thiết kế cánh ngắn mang rockets 70 mm (2,8 in) và tên lửa chống tăng (ATGM). Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) và Hanwha phát triển tên lửa Taipers, sẽ là là vũ khí chủ lực của LAH.

Theo Military Leak