F-22 Raptor, tử thần của hệ thống tên lửa HQ-9 Trung Quốc trên biển Đông

VietTimes -- Mặc dù căng thẳng đang dâng cao sau khi Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không có uy lực mạnh HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam) trên biển Đông, vẫn khó có khả năng bùng nổ chiến tranh khu vực.
Máy bay F-22 Raptor Mỹ bay trên biển
Máy bay F-22 Raptor Mỹ bay trên biển

Nhưng trong tình huống một cuộc xung đột dưới bất cứ hình thực nào, Mỹ vẫn có một phương tiện tác chiến hiện đại có thể đối phó hữu hiệu với HQ-9, đó chính là tiêm kích đa nhiệm tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-22 Raptor.

HQ-9 là hệ thống tên lửa phòng không có khả năng tích hợp được những tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất của hệ thống S-300P (SA-10 Growler) do tập đoàn Almaz-Antey của Nga chế tạo và hệ thống MIM-104 Patriot của Mỹ mà Bắc Kinh có được những công nghệ nhờ sự giúp đỡ của Israel.

Hơn thế nữa HQ-9 còn có tính năng mà các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) do  Mỹ và Nga sản xuất không có – tổ hợp đài radar quét mảng điện tử chủ động.

Một khẩu đội tên lửa HQ-9 có thể tấn công sáu mục tiêu cùng lúc trên khoảng cách đến 120 dặm (193 km), độ cao lên đến 90,000ft (27 km). Một số phiên bản nâng cấp của tên lửa đánh chặn HQ-9 được cho là có thể tấn công các mục tiêu trên khoảng cách đến 150 dặm (240 km). Trên thực tế, hệ thống tên lửa HQ-9 đủ mạnh để tạo ra một vùng cấm bay thực sự đối với máy bay thông thường trong bán cầu đó.

Chỉ có máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor là loại máy bay tốt nhất của Không quân Mỹ có thể tiến vào bán cầu phòng không của tên lửa HQ-9.

Khởi điểm ban đầu, F-22 Raptor được thiết kế như một máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, nhưng Raptor đã nhanh chóng được chứng minh là chiến đấu cơ đa nhiệm.

Trong những năm gần đây, ngoài nhiệm vụ then chốt chiếm ưu thế trên không, vai trò chính của Raptor là “đánh sập cửa” mở đường cho máy bay ném bom tàng hình Northrop Grumman B-2 như một thành phần của Khái niệm Lực lượng tấn công toàn cầu (Global Strike Task Force Concept) vì những tính năng kỹ chiến thuật đáng sợ của chiếc F-22 có thể xóa sạch hệ thống phòng không của đối phương.

Trải qua chiến trường Iraq và Syria, nhờ đài radar công suất lớn, F-22 Raptor được sử dụng như một máy bay trinh sát và thậm chí là phương tiện bay chỉ huy và kiểm soát đường không.

Lực lượng Không quân Mỹ hiện đã triển khai một phi đội viễn chinh Raptors  tới khu vực châu Á Thái Bình Dương từ Không đoàn 3 tại Căn cứ không quân Liên hợp Elmendorf-Richardson ở Alaska. Những chiến đấu cơ của không đoàn 3 là những máy bay có khả năng được nâng cấp trang thiết bị lên cấu hình nâng cấp chuẩn 3.2A mới nhất.

Các chương trình phần mềm F-22A cung cấp khả năng nâng cấp theo từng bước. Tăng cường những nỗ lực hiện đại hóa đòn tấn công toàn cầu bao gồm sự nâng cấp tiếp theo các phần mềm hiện tại và sự nâng cấp tiếp theo các phần mềm dự kiến:

Bản cấu hình nâng cấp 3.1 cung cấp nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ không-đối-đất, bao gồm xác định tọa độ vị trí địa lý của đối tượng phát xung được lựa chọn, tấn công điện tử, mở rộng khẩu độ tổng hợp lập bản đồ bằng radar không-đối-đất,  xác định chủng loại các mục tiêu mặt đất, tích hợp với bom đường kính nhỏ SDB. Phiên bản nâng cấp 3.1 hiện đang được khai thác sử dụng trong các đơn vị tác chiến có F-22A

Bản cấu hình nâng cấp 3.2A là chương trình nâng cấp chủ yếu là phần mềm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ điện từ EP, cung cấp cơ sở dữ liệu chiến thuật Link 16, tăng cường khả năng nhận dạng mục tiêu tác chiến. Phiên bản nâng cấp 3.2A  là một nỗ lực hiện đại hóa trong phạm vi chương trình nâng cấp máy bay chiến thuật F-22A từ chương trình nâng cấp các phần mềm cơ sở .

Điều đó có nghĩa rằng ngoài việc được nâng cấp khẩu độ radar lập  bản đồ, tăng cường khả năng xác định vị trí địa lý và tích hợp các loại bom có kích thước nho (SBD), những chiến đấu cơ này được tăng cường khả năng xác định chủng loại mục tiêu, tích hợp radar F-22 Raptor với hệ thống cung cấp dữ liệu chiến thuật Link-16, hợp nhất với phần cơ sở dữ liệu của đài radar Raptor.

Các máy bay chiến đấu F-22  hiện có trên khu vực đang được cài đăt bản thử nghiệm phần mềm nâng cấp 5, phần mềm nâng cấp này được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 10.2015. Phần mềm trên những máy bay này đảm bảo được những tính năng phóng tên lửa AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM, cũng như những tính năng của hệ thống tự động tránh va chạm mặt đất.

Nâng cấp 5 cho phép phi công Raptor có thể khai thác sử dụng vũ khí mới hiệu quả như AIM-9X,  có khả năng phóng tên lửa theo tầm nhìn trong cận chiến không đối không.

Nâng cấp 4 trong trường hợp  AIM-120D là nâng cấp  sử dụng "quy tắc của ngón tay cái", nhưng phần mềm không hiển thị chính xác các ký hiệu của các vũ khí mới được biên chế.

Phần mềm tích hợp đầy đủ cho tên lửa AIM-9X và AIM-120D sẽ được đưa ra giới thiệu trong năm 2018 cùng với  khả năng định vị vị trí địa lý có độ chính xác cao trong bản nâng cấp 3.2B và một hệ thống quản lý hỏa lực, kiểm soát không gian chiến trường mới.

F-22 Raptor - với khả năng xác định vị trí địa lý được bổ sung trong bản nâng cấp 3.1 là một phương tiện tấn công đường không nguy hiểm chống lại các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 hoặc HQ-9. Tổng hợp khả năng mở rộng khẩu độ radar lập bản đồ và xác định vị trí địa lý, phi công tiêm kích tàng hình Raptor có thể xác định chính xác vị trí mặt đất của các hệ thống tên lửa SAM có khả năng cơ động cao và tấn công mục tiêu từ khoảng cách tương đối an toàn,  sử dụng kết hợp tốc độ cao và khả năng tàng hình.

Những tiêm kích tàng hình F-22 có thể duy trì tốc độ Mach 1.8+ mà không dùng đến buồng đốt hai lần, xuất hiện trên màn hình radar đối phương với tín hiệu tương đương kích thước của một viên bi kim loại. Điều đó có nghĩa là máy bay có thế tiếp cận hệ thống tên lửa HQ-9 đủ gần để tấn công mục tiêu bằng một loạt bom kích thước nhỏ SDB 250lbs (khoảng 110 kg) hoặc bom JDAM dẫn đường vệ tinh 1,000lbs (khoảng 450 kg) mà không ở trong vùng nguy hiểm quá lâu.

Việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có thể cho phép Bắc Kinh ngăn chặn lực lượng không quân của các nước láng giềng yếu hơn nhưng không thể ngăn chặn được không quân Mỹ, sự xuất hiện của phi đội F-22 Raptor tới khu vực này có nghĩa rằng không quân Mỹ quyết tâm duy trì khả năng tự do bay trên bầu trời biển Đông và gửi một tín hiệu cảnh báo sớm đến Bắc Kinh.

Máy bay F-22 ném bom dẫn đường vệ tinh JDAM trên đảo

TTB