Donald Trump hủy thượng đỉnh, Triều Tiên tuyên bố “vẫn sẵn sàng“

VietTimes -- Các phương tiện truyền thông Bình Nhưỡng cho biết, quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với chủ tịch Triều Tiên, ông Kim Jong-un là "không phù hợp với mong muốn của thế giới".
Bình nhưỡng phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri.Ảnh SkyNews

Ông Kim Kye-gwan, dân nguồn tin từ hãng thông tấn xã KCNA cho biết: chủ tịch Kim Jong un đã nỗ lực hết sức, tìm kiếm những giải pháp để tổ chức hội nghị thượng đỉnh với tổng thống Mỹ, ông Donald Trump. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo theo kế hoạch được dự kiến vào ngày 12.06.2018 tại Singapore.

Bình Nhưỡng "vẫn sẵn sàng giải quyết các vấn đề mâu thuẫn với Mỹ", quan chức này bày tỏ hy vọng cuộc gặp mặt giữa các nhà lãnh đạo, có thể quyết định sự phát triển của Triều Tiên trong tương lai gần vẫn có thể được lên lịch lại.

Ông Kim Kye-gwan phát biểu: "Mục tiêu của chúng tôi là làm mọi điều vì hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên và nhân loại vẫn không thay đổi, chúng tôi luôn sẵn sàng dành thời gian và cơ hội cho Mỹ với một tinh thần cởi mở. Chúng tôi nhắc lại với Mỹ rằng, Bình Nhưỡng sẵn sàng nói chuyện với Mỹ bất cứ lúc nào, theo bất kỳ cách nào, để giải quyết vấn đề."

Tổng thống Donald Trump ra quyết định hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh của hai quốc gia, được lên kế hoạch vào sáng ngày 12.06.2018 tại Singapor, lấy lý do từ “sự tức giận ghê gớm và thù địch công khai” trong tuyên bố gần đây nhất từ Triều Tiên, trong một lá thư gửi đến nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Thông báo được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên phá hủy khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri.

Bức thư của tổng thống Mỹ Donalf Trump đề cập đến bài phát biểu của Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son-hui, gọi là phó tổng thống Mỹ Mike Pence là " bù nhìn chính trị" khi so sánh Triều Tiên với Libya.

Ngày 21.05.2018, phó tổng thống Mỹ Mike Pence trong cuộc phỏng vấn với Fox News cho rằng rằng nếu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cố gắng lừa ông Trump và không thỏa thuận về vấn đề vũ khí hạt nhân, điều đó sẽ "chỉ kết thúc giống như chế độ Libya đã kết thúc."

Ông Pence không phải là quan chức cấp cao đầu tiên đề cập đến Libya khi nói về vấn đề phi hạt nhân bán đảo Triều tiên. Trước đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông John Bolton cũng đưa ra “mô hình Libya” với Triều Tiên trong vấn đề từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Chưa đầy 10 năm sau khi Tripoli giao nộp tài liệu nghiên cứu hạt nhân cho Mỹ vào năm 2003, chính phủ ông Muammar al-Gaddafi bị lật đổ với sự can thiệp quân sự của NATO. Bản thân Muammar al-Gaddafi bị các tay súng nổi dậy hành quyết. Đất nước chịu sự thay đổi chế độ do Mỹ hậu thuẫn và rơi vào hỗn loạn kể từ năm 2011.

Phó tổng thống Mỹ Mike Peice đe dọa Bắc Triều Tiên sẽ như Lybia

“Tôi nghĩ tôi hiểu tại sao điều đó lại xảy ra", tổng thống Mỹ nói một cách bí mật về sự thay đổi cách phát ngôn của Triều Tiên. Trước đó trong tuần, trong một cuộc họp với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Trump đã nhận xét một cách bóng gió rằng chuyến đi thứ hai của ông Kim đến Trung Quốc như là thời điểm mà sự căng thẳng và cứng rắn bắt đầu leo thang từ phía Bình Nhưỡng, nhưng ông Trump nói ông không muốn đổ lỗi cho chủ tịnh Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nga thực sự cảm thấy rất tiếc sự việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh này, tổng thống Vladimir Putin cho biết ngày 24.05.2018.

Tổng thống Pháp Wemanuel Macron, đang có mặt trong chuyến thăm và hội đàm với chính phủ Nga, tại St. Petersburg cho biết: “Chúng tôi đã dự đoán trước một tiến bộ đáng kể để làm giảm tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và trở thành khởi đầu của quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân”.

Ngày 24.05.2018 , phóng viên RT đã chứng kiến vụ phá hủy khu vực thử nghiệm hạt nhân, được cho là duy nhất ở Triều Tiên - đường hầm dưới lòng đất và cơ sở hạ tầng trên bề mặt.

Phóng viên RT tường thuật tại chỗ vụ phá hủy hầm thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên

Được mời cùng với các phóng viên của các hãng truyền thông thế giới khác, Igor Zhdanov, phóng viên RT đã chứng kiến vụ phá hủy từ khoảng cách vài chục mét. Trong một động thái minh bạch chưa từng thấy, Bình Nhưỡng đã cho phép phóng viên báo chí quan sát chi tiết và chụp ảnh các địa điểm trên bãi thử nghiệm Punggye-ri trước và sau khi bãi thử nghiệm trở thành một đống đổ nát sau vụ nổ.

Cùng với cơ sở hạ tầng tại công trường, nơi từng làm việc của cán bộ kỹ thuật và quân nhân, Triều Tiên đánh sập bốn đường hầm, một trong số đó - Đường hầm số 2 phía bắc – nơi đã thực hiện đến 5 cuộc thử hạt nhân dưới lòng đất. Theo Zhdanov, không có nhà báo nào được phép vào các đường hầm, vì tất cả các đường hầm đó được gài đặt chất nổ vào thời điểm giới giới truyền thông đến.

Quan trọng nhất là việc phá hủy đường hầm phía Tây - một hệ thống đường ngầm lớn hơn, mới hơn mà không có bất cứ cuộc thử nghiệm hạt nhân nào. Cán bộ dẫn đường người Triều Tiên trên địa bàn nói với phóng viên Zhdanov rằng việc phá hủy đường hầm này là một minh chứng cho sự sẵn sàng của Bình Nhưỡng thực hiện những bước đầu tiên trong việc hòa giải với Seoul và phương Tây. Bây giờ, khi khu vực thử nghiệm hạt nhân không còn, Triều Tiên muốn hòa nhập với cộng đồng thế giới trong quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Cận cảnh vụ phá hủy bãi thử nghiệm hạt nhân của Triều tiên. Video RT
NT