Điều bất ngờ khi Ukraine tháo dỡ để “giải mã” máy bay không người lái Iran

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ukraine tháo dỡ máy bay không người lái của Iran họ thu được, phát hiện bên trong đều là linh kiện dân sự, tuy trình độ công nghệ không cao nhưng đã khiến Mỹ nhận ra đã đi sai đường hướng phát triển.
Máy bay không người lái Mohajer-6 của Iran (Ảnh: Sohu).
Máy bay không người lái Mohajer-6 của Iran (Ảnh: Sohu).

Mới đây quân đội Ukraine đã bắt giữ được một máy bay không người lái "Mohajer-6" của Iran còn nguyên vẹn do Nga sử dụng tại chiến trường Ukraine. Sau khi tháo dỡ toàn bộ, không ai có thể ngờ rằng có tới hơn một nửa trong số hơn 200 linh kiện mà máy bay không người lái Iran này sử dụng được sản xuất tại Mỹ, 30% khác được sản xuất tại Nhật Bản, thậm chí một số linh kiện còn được sản xuất tại Israel.

Và không giống như các máy bay không người lái của NATO chỉ sử dụng linh kiện chuyên dùng cho quân sự hoặc các linh kiện kiểu lưỡng dụng, các linh kiện mà máy bay không người lái "Mohajer-6"của Iran sử dụng đều là các linh kiện dân dụng.

Điều này có nghĩa là trừ khi Mỹ cô lập Iran khỏi thế giới bên ngoài bằng biện pháp vật lý, nếu không các lệnh trừng phạt của Washington không có cách nào hạn chế việc Iran tiếp tục sản xuất các máy bay không người lái sử dụng các linh kiện dân sự.

Camera do Israel sản xuất trên chiếc Mohajer-6 được Ukraine tháo dỡ (Ảnh: Sohu).

Camera do Israel sản xuất trên chiếc Mohajer-6 được Ukraine tháo dỡ

(Ảnh: Sohu).

Ngoài ra, vụ việc này còn phơi bày một vấn đề nghiêm trọng khác, đó là Mỹ cần đánh giá lại tiềm lực chiến tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay không người lái. Nếu không, một khi xung đột quân sự nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ, họ có khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng máy bay không người lái nghiêm trọng hơn gấp bội quân đội Ukraine trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Sở dĩ nói như thế là bởi sau khi tháo dỡ chiếc máy bay không người lái của Iran, người Mỹ đã phát hiện ra một sự thật vô cùng kinh hoàng, đó là qua tay người Iran, máy bay không người lái đã chuyển từ một sản phẩm công nghệ cao cấp đắt tiền thành một thứ đồ bình dân với trình độ công nghệ rất thấp.

Cần biết rằng chỉ 20 năm trước, trên thế giới chỉ có Mỹ là quốc gia duy nhất có thể sản xuất ổn định máy bay không người lái tích hợp trinh sát và tấn công; đến mức trong nước Mỹ luôn coi máy bay không người lái (UAV) là một trong những biểu tượng cho sự vượt trội về công nghệ của quân đội Mỹ trước các quốc gia khác dưới ảnh hưởng của "thuyết ưu thế công nghệ" và là một trang bị cao cấp có công nghệ tiên tiến.

Các UAV Mohajer-6 của Iran cất giữ dưới nhà kho ngầm (Ảnh: Sohu).

Các UAV Mohajer-6 của Iran cất giữ dưới nhà kho ngầm (Ảnh: Sohu).

Định kiến ​​này đã không thay đổi cho đến khi Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác liên tiếp tung ra các máy bay không người lái kết hợp trinh sát – chiến đấu được sản xuất trong nước của riêng họ, và nó thậm chí còn được một bộ phận trong giới ra quyết sách ở Mỹ khẳng định thêm.

Bởi theo quan điểm của họ, Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về công nghệ trong lĩnh vực máy bay không người lái. Cho dù các quốc gia khác cũng đã chế tạo được UAV tích hợp trinh sát kết hợp tấn công, thì hiệu suất toàn diện của chúng cũng không tốt bằng UAV của Mỹ và về cơ bản không gây ra mối đe dọa nào cả.

Trên thực tế, điều này đúng như vậy, bởi vì ngay cả Trung Quốc, quốc gia đã đạt được tiến bộ thần tốc trong lĩnh vực máy bay không người lái, cũng chỉ mới bắt kịp Mỹ về công nghệ máy bay không người lái trong vài năm gần đây.

Cho rằng sau Trung Quốc công nghệ UAV của các cường quốc quân sự truyền thống như Nga, Pháp, Đức vẫn mới chỉ đang trong giai đoạn PPT “có thể biết trước được tương lai”, người Mỹ hoàn toàn có đủ tư cách để chế nhạo UAV của các nước khác.

Tuy nhiên, vấn đề là "thuyết ưu thế công nghệ" của Mỹ đã tạo cho giới ra quyết sách của họ ảo tưởng sai lầm, cho rằng "chừng nào công nghệ máy bay không người lái không cao, thì không phải là mối đe dọa lớn".

UAV MQ-9 của Mỹ có giá tới 32 triệu USD/ chiếc (Ảnh: Sohu).

UAV MQ-9 của Mỹ có giá tới 32 triệu USD/ chiếc (Ảnh: Sohu).

Điều này đã dẫn đến việc Mỹ khi phát triển UAV quá nhấn mạnh công nghệ của UAV phải tiên tiến, mà bỏ qua bản chất “sản phẩm tiêu dùng" của UAV. Vì vậy mà những chiếc UAV của quân đội Mỹ tuy tối tân, hiện đại nhưng giá thành cũng rất khủng khiếp. Ví dụ, chiếc máy bay không người lái MQ-9 có giá tới 32 triệu USD, đắt hơn cả một chiếc trực thăng Apache AH-64.

Trái lại với Mỹ là Iran, quốc gia theo đuổi chủ nghĩa thực dụng, có trình độ công nghệ máy bay không người lái thấp, do đó, trong khi Mỹ đang tìm cách tích hợp công nghệ tiên tiến trên máy bay không người lái, Iran đã chọn cách nắm bắt bản chất ​​"vật phẩm tiêu dùng" của máy bay không người lái; lợi dụng quá trình lịch sử phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử dân dụng, để phát triển mạnh mẽ các UAV có công nghệ thấp, giá thành rẻ để dùng cho quân sự.

Mặc dù tính năng tổng hợp của các UAV Iran này kém xa UAV MQ-9 trị giá 32 triệu USD của Mỹ nhưng chúng có thể đáp ứng tối đa nhu cầu tác chiến. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đòi hỏi phải sử dụng máy bay không người lái làm thứ vật phẩm tiêu hao, những UAV như thế có tính năng ở mức chấp nhận được nhưng lại thể hiện được giá trị của chúng vì không quá lo ngại đến tổn thất.

Ở một mức độ nào đó, Mỹ đã đi sai đường trong việc phát triển máy bay không người lái. Tất nhiên, điều Mỹ lo lắng không phải là họ đã đi sai đường, mà là các quốc gia đã đi đúng đường không chỉ là Iran, mà còn là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cần biết rằng Trung Quốc đã là nước công nghiệp hàng đầu thế giới, ví dụ như hơn 200 linh kiện tạo nên máy bay không người lái "Mohajer-6", Trung Quốc không biết có thể sản xuất bao nhiêu bộ trong một năm.

Điều này có nghĩa là nếu một khi xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ nổ ra, Trung Quốc sẽ chọn cách tận dụng triệt để sức mạnh công nghiệp của mình và sản xuất hàng loạt loại máy bay không người lái tương tự. Khi đó, Mỹ có khả năng phải đối mặt với số lượng khổng lồ máy bay không người lái giám sát - tấn công giá rẻ gấp 10 lần, thậm chí gấp 100 lần trên chiến trường so với xung đột Nga-Ukraine hiện nay.

UAV Winglong-2 của Trung Quốc được cho là trình độ công nghệ tương tương MQ-9 của Mỹ nhưng giá rẻ hơn nhiều lần (Ảnh: Sohu).

UAV Winglong-2 của Trung Quốc được cho là trình độ công nghệ tương tương MQ-9 của Mỹ nhưng giá rẻ hơn nhiều lần (Ảnh: Sohu).

Và điều này dựa trên thực tế là Trung Quốc chỉ sản xuất máy bay không người lái giá rẻ cùng loại với "Mohajer-6". Cũng cần biết rằng trình độ công nghệ máy bay không người lái của Trung Quốc đã tương đương với Mỹ, điều đó có nghĩa là Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sản xuất máy bay các không người lái tính năng cao với hiệu suất tốt hơn và hiệu quả chiến đấu cao hơn máy bay không người lái của Iran.

Có thể nói, việc Ukraine tháo dỡ chiếc máy bay không người lái của Iran lần này chắc chắn đã đưa ra lời cảnh tỉnh cho Mỹ. Đó là, khi mà máy bay không người lái đã trở thành thứ hàng tiêu dùng trên chiến trường, hệ thống công nghiệp trong nước đang dần suy giảm, và Mỹ ngày càng gặp vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, đã dần đánh mất trình độ cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay không người lái.

Mặc dù Mỹ vẫn có thể biện hộ cho mình bằng “thuyết ưu thế công nghệ”, nhưng khi mà mối quan hệ giữa hai nước Mỹ - Trung thực sự xấu đi đến mức đối đầu quân sự, Mỹ rất có thể sẽ phải nếm trải trong cuộc đối đầu trong lĩnh vực máy bay không người lái giống Đức đã tuyệt vọng khi phải đối mặt với xe tăng T-34 của Liên Xô trong Thế chiến thứ Hai.