Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đập tan "giấc mơ" của Elon Musk

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mức giá của các loại nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp xe hơi đã tăng "phi mã" kể từ khi cuộc xung đột diễn ra. 
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Cuộc xung đột giữ Nga và Ukraine không chỉ khiến giá nguyên liệu thô tăng cao mà các loại nguyên liệu quan trọng khác cho ngành công nghiệp xe hơi như niken, lithium tăng "phi mã". Điều này tác động không nhỏ tới khả năng sản xuất của toàn ngành công nghiệp xe hơi. Theo Reuter, các tác động này đã khiến tỉ phú Elon Musk - CEO Tesla, phải tạm dừng "giấc mơ" tung ra các mẫu xe điện giá rẻ mới tại thời điểm này.

Gregory Miller, một nhà phân tích tại ngành công nghiệp cho biết: Giá niken, lithium và các nguyên liệu khác tăng cao khiến giá thành pin cũng tăng mạnh, điều đó làm cản trở các nhà sản xuất xe điện nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới rộng rãi hơn. Kết hợp với việc các chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn do đại dịch Covid-19 và tình trạng thiếu chip toàn cầu, ngành công nghiệp xe điện đang gặp phải nhiều khó khăn.

“Giá nguyên liệu đầu vào tăng chắc chắn sẽ làm trì hoãn việc bình ổn giá xe điện, khiến việc thay thế xe chạy nhiên liệu thô bằng xe điện ngày một khó khăn”, ông Miller cho biết. Ông cho biết thêm năm nay có thể đánh dấu mức tăng kỉ lục so với giá trung bình của pin lithium-ion.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy giá niken và nhôm lên mức cao kỷ lục vào đầu tuần này, do lo ngại xuất khẩu ngày càng tăng từ nhà sản xuất hàng đầu Nga có thể bị gián đoạn. Giá Lithium cũng tăng, hơn gấp đôi kể từ cuối năm do nguồn cung giảm so với nhu cầu tăng.

Công ty khai thác lớn nhất của Nga Nornickel sản xuất khoảng 20% ​​nguồn cung cấp niken loại 1 có độ tinh khiết cao, được sử dụng để chế tạo pin xe điện, theo Benchmark Mineral Intelligence. Theo Reuters, Nga cũng là một nhà cung cấp nhôm lớn trong quá trình sản xuất pin của các hãng xe điện.

Kể từ tháng 12/2020, Tesla đã tăng giá mẫu sedan Model 3 của mình thêm 18% lên 44.990 USD, khi những vấn đề trong chuỗi cung ứng ngày càng nặng nề. Vào tháng 1, Elon Musk cũng cho biết Tesla đã ngừng phát triển mẫu xe điện có giá 25.000 USD mà ông đã hứa hồi 2020 “vì các vấn đề về thời gian”. Một số đại lý ở Mỹ đã tận dụng tình trạng thiếu xe để tăng giá xe điện.

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Tuần trước, công ty sản xuất xe điện có trụ sở tại Mỹ Rivian đã thông báo tăng giá 20% đối với xe bán tải và xe SUV chạy điện để bù đắp chi phí phụ tùng. Tuy nhiên, đối mặt với những phản ứng dữ dội và nguy cơ hủy đặt hàng từ phía người tiêu dùng, Rivian đã phải rút lại quyết định tăng giá.

Lucid Group Inc (LCID.O), một công ty khởi nghiệp xe điện khác vẫn chưa quyết định tăng giá xe, tuy nhiên Giám đốc tài chính Sherry House cho biết vào tháng 2 công ty "đang nghiên cứu lại giá" để bù đắp chi phí chuỗi cung ứng.

Theo công ty nghiên cứu Cox Automotive, một chiếc xe điện trung bình được bán với giá gần 63.000 USD, cao hơn khoảng 35% so với mức trung bình toàn ngành cho tất cả các loại xe chỉ hơn 46.000 USD. Theo khảo sát của Cox, người tiêu dùng giờ đây không còn phải lo về sự thiết hụt các trạm sạc, thì giá cả vẫn là một mối bận tâm lớn.

Nhà phân tích Michelle Krebs của Cox cho biết: “Bất cứ điều gì làm tăng thêm chi phí sẽ cản trở việc áp dụng xe điện”.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, xe điện chiếm khoảng 9% tổng doanh số bán xe toàn cầu vào năm ngoái và công ty tư vấn AlixPartners dự kiến tỷ lệ đó sẽ đạt khoảng 24% vào năm 2030.

Theo một nghiên cứu năm 2021 của OC&C Global Speedometer về người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia khác, hơn một nửa người tiêu dùng không sẵn sàng trả thêm 500 USD để mua một chiếc xe điện, mặc dù chi phí vận hành thấp hơn.

Điều đó có thể khiến các nhà sản xuất xe điện gặp khó khăn với việc thu hút phân khúc khách hàng tầm trung, thay vì những khách hàng hạng sang mà họ hiện đang phục vụ.

Theo Reuters