Chuyên gia quân sự phác thảo cách Triều Tiên đối phó với các phi đội F-35

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – F-35 trong nhiều năm vẫn là dòng máy bay chiến đấu duy nhất được Không quân Mỹ và các nước đồng minh đặt hàng với số lượng hàng nghìn chiếc.
Chuyên gia quân sự phác thảo cách Triều Tiên đối phó với các phi đội F-35 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Chuyên gia quân sự phác thảo cách Triều Tiên đối phó với các phi đội F-35 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Được phát triển chủ yếu cho các nhiệm vụ không đối đất, chiếc máy bay này là một trong hai chiếc thuộc thế hệ thứ năm mới được sản xuất và trang bị ở cấp độ phi đội cùng với máy bay J-20 của Trung Quốc. Trong khi các phi đội F-35 đang buộc phải phát triển nhanh chóng trước các đối thủ tiềm năng hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc và Nga, cũng như các đối thủ nhỏ hơn như Iran.

Khả năng tự vệ của Triều Tiên với các máy bay chiến đấu kể trên và đặc biệt là F-35 của Mỹ đang là một bài toán đối với quốc gia này. Triều Tiên đã nổ ra những cuộc chiến về mặt kỹ thuật quốc phòng với Mỹ trong hơn 70 năm, khiến quốc gia này trở thành đối thủ lâu đời nhất của Mỹ, với việc Mỹ nhiều lần suýt tung đòn tấn công, nhu cầu chống lại F-35 ngày càng trở nên quan trọng đối với Triều Tiên.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Không quân Mỹ trên đảo Guam (Ảnh: Military Watch Magazine)
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Không quân Mỹ trên đảo Guam (Ảnh: Military Watch Magazine)

Viết về việc số lượng máy bay F-35 xuất hiện ở gần Triều Tiên ngày càng tăng và các biện pháp mà Triều Tiên có thể sử dụng để đáp trả, học giả và chuyên gia nổi tiếng về Triều Tiên A. B. Abrams nhận xét trên Tạp chí The Diplomat của Nhật rằng các nhiều loại vũ khí bất đối xứng sẽ là chìa khóa để Triều Tiên chống lại các loại máy bay tàng hình mới.

Ông Abrams nhấn mạnh rằng Triều Tiên đã trang bị các máy bay chiến đấu tiên tiến có khả năng tấn công và đã nhiều lần bắn hạ máy bay phản lực của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ và việc LHQ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí sau đó, đất nước này đã không thể có được các máy bay chiến đấu hiện đại để có thể đối đầu trực tiếp với các máy bay của đối thủ.

Trong khi các máy bay MiG-21 của Triều Tiên trong những năm năm 1960 và 1970 đã chứng tỏ được thực lực khi đối đầu với các máy bay F-4 của Mỹ, hay những chiếc MiG-29 Triều Tiên mua vào những năm 1980 được coi là đối thủ nặng ký của máy bay F-16 và F-15 của Mỹ và Hàn Quốc vào thời điểm đó, Triều Tiên dự kiến ​​sẽ không có được bất kỳ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hoặc thậm chí 'thế hệ 4+' nào trong tương lai gần do lệnh cấm vận của LHQ.

Ông Abrams đã chỉ ra 4 loại khí tài quan trọng giúp Triều Tiên có thể đối phó với các phi đội F-35, 2 trong số đó liên quan đến các hệ thống trên mặt đất và 2 phương tiện nhắm mục tiêu chúng bằng hệ thống phòng không di động.

Cuộc thử nghiệm phóng tên lửa KN-24 của Triều Tiên (Ảnh: Military Watch Magazine)

Cuộc thử nghiệm phóng tên lửa KN-24 của Triều Tiên (Ảnh: Military Watch Magazine)

Loại khí tài đầu tiên mà ông Abrams đề cập tới có thể cản trở hoạt động của F-35 là tên lửa đạn đạo chiến thuật, đáng chú ý nhất là KN-23, KN-24 và Hwasong-8. Hai loại đầu tiên tối ưu cho việc nhắm mục tiêu vào các căn cứ không quân trên bán đảo Triều Tiên và được bắn thử lần đầu vào năm 2019, trong khi loại thứ ba là nền tảng tầm xa hơn và là tên lửa đầu tiên bên ngoài Nga và Trung Quốc tích hợp phương tiện bay siêu thanh. Nó được khai hỏa lần đầu tiên vào tháng 9/2021, và là loại tên lửa có thể vô hiệu hóa các căn cứ không quân và các tài sản hậu cần chủ chốt của F-35 ở Nhật Bản.

Với việc các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 yêu cầu nhiều nhiên liệu và bảo dưỡng hơn so với thế hệ thứ 4, khả năng nhắm mục tiêu gồm F-35 và các cơ sở của chúng trên mặt đất là cách hiệu quả nhất để vô hiệu hóa dòng máy bay này, đặc biệt là đối với các quốc gia có ngành công nghiệp tên lửa tiên tiến.

Ông Abrams nhấn mạnh một báo cáo của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Mỹ gọi KN-23 là một tài sản “minh chứng cho bước tiến đáng chú ý nhất” trong số các loại vũ khí chiến thuật của Triều Tiên, và có thể thực hiện các thao tác phức tạp để gây nhầm lẫn cho hệ thống phòng không của đối phương, trong khi KN -24 có khả năng dẫn đường và khả năng cơ động cao giúp tạo ra các cuộc tấn công chính xác. Theo ông Abrams, các hệ thống pháo tên lửa KN-09 và KN-25 của Triều Tiên đã được triển khai từ những năm 2010 với tầm bắn vô song, cho phép chúng nhắm mục tiêu vào các sân bay nằm sâu trong lãnh thổ Hàn Quốc và gây ra mối đe dọa cho các hoạt động trên không theo cách mà không hệ thống pháo binh thế kỷ 20 nào có thể làm được.

Hệ thống Pyongae-5 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Hệ thống Pyongae-5 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Bổ sung cho những tiến bộ đáng kể đối với khả năng tấn công của Triều Tiên được thực hiện trong những năm 2010, Abrams nhấn mạnh, với những cải tiến đáng kể đối với mạng lưới phòng không trên bộ của Triều Tiên, do nước này không có nhiều khả năng hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu.

Hệ thống Pyongae-5 được đưa vào trang bị từ năm 2017 của Triều Tiên được so sánh với S-300 của Nga, đã cung cấp khả năng phòng không tầm xa cơ động. Nga cũng cho thấy vị thế của lực lượng không quân của mình so với các đối thủ đã bị suy giảm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, buộc lực lượng không quân nước này phải dựa vào các hệ thống phòng thủ phi đối xứng trên mặt đất.

Hệ thống phòng không vác vai của Triều Tiên bao gồm Igla-1, HT-16PGJ, Strela-3 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hệ thống phòng không vác vai của Triều Tiên bao gồm Igla-1, HT-16PGJ, Strela-3 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Các vũ khí như Pyongae-5 được bổ sung bởi các hệ thống phòng không tầm xa ngắn hơn, trong đó ông Abrams nhắc đến sự hiệu quả của các hệ thống tên lửa vác vai của Liên Xô. Với việc Triều Tiên triển khai các hệ thống này với số lượng lớn hơn nhiều cùng với pháo phòng không và sử dụng các thiết kế tiên tiến hơn như HT-16PGJ, họ có thể đặt ra thách thức lớn đối với F-35 ở độ cao thấp. Điều này đặc biệt đúng vì tốc độ và trần độ cao của máy bay tàng hình đều thấp hơn nhiều so với mức trung bình. Khả năng tàng hình và hệ thống tác chiến điện tử của F-35 cũng không được tối ưu hóa tốt để đối phó với các mối đe dọa từ tên lửa dẫn đường hồng ngoại vì chúng là tên lửa dẫn đường bằng radar.

Theo Military Watch Magazine