Chính trường Trung Quốc: Hồ Xuân Hoa sẽ kế nhiệm Tập Cận Bình?

VietTimes -- Việc xuất hiện những tin đồn đoán ngày càng nhiều liên quan đến việc Thủ tướng Lý Khắc Cường có thể sẽ thôi nhiệm tại Đại hội 19 sắp tới và Hồ Xuân Hoa, nhân vật từng được ông Hồ Cẩm Đào chỉ đạo sẽ thay thế Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường theo truyền thống “xuyên thế hệ” đang thất thế cho thấy vở kịch cạnh tranh chính trị ở Trung Nam Hải còn lâu mới hạ màn.
Hồ Xuân Hoa
Hồ Xuân Hoa

Bài 4: Lý Khắc Cường sẽ thôi nhiệm, Hồ Xuân Hoa sẽ kế nhiệm Tập Cận Bình?

Ông Lý Khắc Cường từ chức tại Đại hội 19?

“Nhật báo Đông phương” ngày 10/12/2015 đăng bài quan sát tình hình chính trị Trung Quốc cho biết gần đây thông tin liên quan tới việc Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ có thể thôi nhiệm tiếp tục rộ lên, kéo theo hàng loạt phân tích. Tục ngữ có câu “gió từ hang trống chưa chắc là không phải không có nguyên nhân”. Cho nên, những đồn đoán này có thể là dấu hiệu báo trước một cuộc đấu đá mới trên chính trường Trung Quốc.

Tờ báo cho biết ông Hồ Cẩm Đào mong muốn bồi dưỡng Lý Khắc Cường làm người kế nhiệm Tổng Bí thư. Tuy nhiên, tại Đại hội 17, Tăng Khánh Hồng đã ra sức tiến cử ông Tập Cận Bình. Là nhân vật không giỏi tranh giành với người khác, ông Hồ Cẩm Đào đành phải để Lý Khắc Cường đứng sau Tập Cận Bình, trở thành Thủ tướng Chính phủ. Mấy năm lại đây, tuy ông Lý Khắc Cường rất nỗ lực, không ngại gian khổ, không ngại điều tiếng, nhưng vẫn bị tình thế lấn át và ngày càng bị gạt sang bên lề.

Ví dụ rõ dàng nhất là khi làm Thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo còn kiêm nhiệm chức Tổ trưởng Tổ Lãnh đạo công tác kinh tế tài chính Trung ương. Dẫu không phải là người xuất thân từ lĩnh vực kinh tế, nhưng ông Ôn Gia Bảo vẫn còn được nắm thực quyền về quyết sách kinh tế. 

Tuy nhiên, tới khi làm Thủ tướng, Lý Khắc Cường chỉ được đảm nhiệm chức Tổ phó Tổ Lãnh đạo công tác kinh tế tài chính Trung ương còn đại quyền lại nằm trong tay ông Tập Cận Bình. “Kinh tế học Lý Khắc Cường” (Likonomics) vốn được dư luận bên ngoài đưa tin rầm rộ một thời đã vắng bóng và cái gọi là  “Thể chế Tập- Lý” cũng chỉ là mong muốn đơn phương.

Ngoài ra, sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã từng bước kiềm chế phái Đoàn Thanh niên, cũng là để bó chân, bó tay Lý Khắc Cường. Dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, phái Đoàn Thanh niên trong giai đoạn hưng thịnh, đâu đâu cũng thấy lãnh đạo địa phương xuất thân từ phái Đoàn Thanh niên. 

Đặc biệt, khi đó Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Lệnh Kế Hoạch và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều đã ra sức phối hợp đề bạt người phái Đoàn Thanh niên, khiến ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lâm vào tình trạng không có mấy người của mình. 

Ông Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình

Trong hai năm qua, ông Tập đã dấy lên cuộc chiến chống tham nhũng và một trong những mũi nhọn của nó chính là gia tộc Lệnh Kế Hoạch. Đến nay, anh chị em của Lệnh Kế Hoạch đều đã bị điều tra song người trong phái Đoàn Thanh niên không dám ho he. 

Là thủ lĩnh của phái Đoàn Thanh niên, việc ông Lý Khắc Cường cắt đứt quan hệ với Lệnh Kế Hoạch để tự bảo vệ mình hay ngầm giúp đỡ Lệnh Kế Hoạch đều là những lựa chọn chính trị khó khăn.

Còn một bí mật được báo chí Trung Quốc công khai nữa là sức khỏe của Lý Khắc Cường không tốt lắm. Năm 2014, sau một ngày công tác thâu đêm ở khu vực động đất thuộc tỉnh Vân Nam, ông Lý Khắc Cường xuất hiện trước ống kính truyền hình và người ta nhìn thấy dấu hiệu ông bị phù thũng, hai khóe mắt thâm quầng rất rõ. 

Theo phân tích của giới y học, chức năng thận và gan của Lý Khắc Cường đều có vấn đề. Thủ tướng là “đại quản gia”, bận trăm công nghìn việc và đối với Lý Khắc Cường, đây quả thực là áp lực rất lớn.

Nhưng điều đáng suy nghĩ hơn cả là thông tin Lý Khắc Cường sắp từ chức do ai tung ra? Nếu đó là do đối thủ chính trị thì phải chăng là muốn tạo dư luận để ép Lý Khắc Cường từ chức? Nếu là do người bên phe Lý Khắc Cường bắn tin thì phải chăng đó là thế “lùi một bước tiến hai bước”, hi vọng có thêm được nhiều quyền lực? Mục đính thực sự đằng sau đồn đoán này thật khó nắm bắt, nhưng nếu Lý Khắc Cường từ chức, chính trường Trung Quốc sẽ sảy ra biến động lớn. 

Ai sẽ là người đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Trung Quốc trở thành một câu hỏi lớn.

Hiện nay, dư luận đồn đoán rằng Tôn Chính Tài, Uông Dương và Hàn Chính là các ủy viên sáng giá, mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu. Nếu Tôn Chính Tài trở thành Thủ tướng, nghĩa là đã vượt lên trên Hồ Xuân Hoa và toàn bộ hệ thống kế nhiệm sẽ xuất hiện thay đổi lớn. 

Nếu Uông Dương làm Thủ tướng, phái tả ở Trung Quốc sẽ không chấp nhận, hơn nữa, Uông Dương có quan hệ quá gần với Lệch Kế Hoạch, sớm sẽ bị dư luận bên ngoài khơi ra chuyện này. Trong khi đó, Hàn Chính có kinh nghiệm xây dựng khu Mậu dịch Tự do, lại từng có thời gian phụ tá Tập Cận Bình thời ở Thượng Hải nên cũng có thể trở thành "ngựa ô".

Lại có tin Vương Kỳ Sơn sẽ liên nhiệm
 

Vương Kỳ Sơn
Vương Kỳ Sơn

Theo nhà bình luận chính trị Đường Tịnh Viễn, quy định “năng thượng năng hạ” ra đời là đặt nền móng để đồng minh chính trị Vương Kỳ Sơn của ông Tập Cận Bình lưu nhiệm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 19. 

Tờ “Thái dương” ra ngày 26/11/2015 cũng nhận định rằng việc các ông Mã Tuấn Thanh, Lý Khang và Chu Hồng được bổ nhiệm khi quá tuổi theo quy định đã phát đi tín hiệu chính trị và ở ý nghĩa nào đó, trừ trường hợp xảy ra đột biến lớn hay do đương sự kiên quyết rút lui, việc Vương Kỳ Sơn liên nhiệm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là điều không cần phải nghi ngờ nữa. Đây cũng là nhân vật của tờ “Tin tức thế giới” phát hành bằng tiếng Hoa ở Mỹ.

Trước đó, tạp chí “Tranh Minh” tiết lộ vào ngày 12/8/2014, nghĩa là trong thời gian diễn ra hội nghị phi chính thức năm 2014 tại khu nghỉ dưởng Bắc Đới Hà (Hội nghị Bắc Đới Hà), 28 cựu quan chức từng là Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị đã ký vào bức thư chung gửi Bộ Chính trị khóa 18. 

Bức thư gây ra chấn động vì kiến nghị “giữ nguyên Bộ Chính trị do ông Tập Cận Bình đứng đầu tới hết khóa 20”, nghĩa là Tập Cận Bình liên nhiệm ba khóa, làm Tổng Bí thư tới năm 2027. Bên cạnh đó, bức thư còn kiếm nghị để Vương Kỳ Sơn làm Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tới hết khóa 19 với lý do “việc chính quy hóa, thể chế hóa công tác của ngành kiểm tra giám sát là hết sức cấp bách và mang tính then chốt”. 

Ông Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình.
Ông Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình.

Ngoài ra, công cuộc chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình thúc đẩy không thể không có Vương Kỳ Sơn và việc Vương Kỳ Sơn năm giữ chức Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương phù hợp với ý đồ cũng cố quyền lực của Tập Cận Bình.

Liệu Hồ Xuân Hoa có cơ hội kế nhiệm Tập Cận Bình?

Ngay từ trước Đại hội 18, dư luận đã rộ lên tin đồn đoán rằng Hồ Xuân Hoa đã được chỉnh định làm người kế nhiệm Tập Cận Bình tại Đại hội 20. Sau Đại hội 18, tạp chí “Tin tức nội bộ” dẫn nguồn thạo tin Bắc Kinh tiết lộ trước khi chuyển giao quyền lực, ông Hồ Cẩm Đào đã nói với Tập Cận Bình rằng “vấn đề nhân sự, anh có thể có sắp xếp và bố trí theo cách của riêng mình, nhưng Hồ Xuân Hoa thực sự là nhân tài vô cùng ưu tú, có thể gánh vác trọng trách, anh phải sắp xếp trọng dụng ổn thỏa”.

Đồn đoán trên càng được cũng cố khi Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Hoa đang dùng bàn tay sắt chống tham nhũng ở Quảng Đông. Tuy nhiên, nguồn thạo tin chính trị Bắc Kinh của tạp chí “Minh Kính” nhấn mạnh: “Cách nói này rõ ràng là hồ đồ vì cơn sóng gió chống tham nhũng nổi lên ở Quảng Đông đều do ông Tập Cận Bình đích thân quyết định và do Vương Kỳ Sơn cùng Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chỉ đạo thực hiện. 

Dư luận có sự ngộ nhận rằng công cuộc chống tham nhũng ở địa phương là do người đứng đầu địa phương tiến hành. Nhưng trên thực tế, người vi phạm là do Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương trực tiếp bắt giữ và hành động này không có nhiều quan hệ với địa phương. Vì thế, cần phải có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về chống tham nhũng ở địa phương”.

Ở Quảng Đông, việc hàng loạt quan chức cao cấp như Vạn Khánh Lương (nguyên Bí thư Thị ủy Quảng Châu), Chu Minh Quốc (nguyên Chủ tịch Chính hiệp tỉnh) và Tưởng Tôn Ngọc (nguyên Bí thư Chính pháp Thị ủy Thâm Quyến) bị ngã ngựa đối với cá nhân Hồ Xuân Hoa không phải là việc tốt. 

Bởi việc nhiều quan chức cấp cao rớt đài như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích chính trị của Hồ Xuân Hoa trong hai năm tới, từ đó khiến cho cơ hội tấn thăng tại Đại hội 19 của ông càng trở nên xa vời. Đó là chưa nới đến việc ở Trung Nam Hải đã sớm xuất hiện đồn đoán rằng Hồ Xuân Hoa đã bị loại khỏi danh sách lãnh đạo thế hệ thứ 6.

Ông Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình.

Theo nguồn tin trên, bất cứ địa phương nào có nhiều quan chức tham nhũng, người đứng đầu địa phương đều bị ảnh hưởng, thậm chí là chịu một phần trách nhiệm chính trị. Ví dụ, khi chính trường tỉnh Sơn Tây chấn động đã khiến Viên Thuần Thanh, một tâm phúc của Lệnh Kế Hoạch bị mất chức Bí thư Tỉnh ủy. 

Khi hàng loạt quan chức tham nhũng ở Vân Nam bị bắt, Bí thư Tỉnh ủy Trần Quang Vinh cũng bị điều chuyển công tác. Đối với trường hợp của Thượng Hải, quan chức cấp cao bị bắt không nhiều mà nguyên nhân chính xuất phát từ cân nhắc toàn cục, Trung ương chủ trọng bảo vệ ổn định chính trị Bắc Kinh và Thượng Hải.Bởi địa phương nào tham nhũng nhiều thì chính trị, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong khi Bắc Kinh và Thượng Hải là hai trung tâm chính trị, kinh tế lớn của cả nước.

Vì vậy, việc Ban kiểm Tra Kỷ luật Trung ương dọn dẹp quan trường tỉnh Quảng Đông và sự xuất hiện đồn đoàn nói rằng Hồ Xuân Hoa bị loại ra khỏi danh sách kế nhiệm cho thấy tiền đồ của ông không được tốt. Những thông tin mới nhất từ Bắc Kinh và Quảng Đông còn nhấn mạnh: “Kỳ thực hiện nay, Hồ Xuân Hoa, nhận vật từng là ứng cử viên sáng giá làm lãnh đạo thế hệ thứ 6 ở Trung Quốc, không được xem trọng, thậm chí về cơ bản không còn cơ hội. Trong thiết kế của Tập Cận Bình không có chổ cho người do ông Hồ Cẩm Đào chỉ định”.

Bài 1: Chính trường Trung Quốc: Ai sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Bình?

Bài 2: Nhân sự Thường vụ khóa 19 Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Những diễn biến mới khó lường

Bài 3: Chính trường Trung Quốc: “Hoàng hôn” của phái Đoàn thanh niên đã đến?



(Còn nữa)