Đấu trí Mỹ - Nga
Chiến tranh Lạnh đã kết thúc hơn 20 năm, nhưng trong cuộc cạnh tranh giữa hai nước Mỹ - Nga năm 2015, nhiều người vẫn cảm nhận được “mùi thuốc súng” quen thuộc. Học giả Mỹ Noah Feldman đã đề ra khái niệm “Chiến tranh Mát” (Cool war), vốn là để chỉ cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, “Chiến tranh Mát” đã được triển khai trước, nhưng hai bên chiến tuyến là Mỹ và Nga chứ không phải Mỹ và Trung Quốc.
Cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và khối NATO với Nga xung quanh vấn đề Ukraine khó có thể xoa dịu trong thời gian ngắn. Từ đầu năm đến cuối năm 2015, xung quanh vấn đề Ukraine, Mỹ - Nga không ngừng áp dụng các biện pháp chạy đua vũ trang, tập trận quân sự để răn đe nhau, mặc dù giữa chừng có xen lẫn một số cuộc đàm phán, nhưng sự đối đầu vẫn rất rõ. Chiến sự miền Đông Ukrainae liên tục leo thang, ngày 10/3/2015, tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết, chiến sự đã khiến 1.549 binh sĩ quân đội Ukraine thiệt mạng.
Tháng 10/2015, NATO triệu tập cuộc Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên NATO, quyết định tăng cường phòng thủ tập thể để đối phó với những thách thức an ninh trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Phía Nga chỉ ra rằng, NATO tăng cường quân sự là thách thức Nga, Moscow sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả.
Năm 2015, trong thời điểm chính quyền tổng thổng Bashar Hafez al-Assad phải đối mặt với nguy cơ bị lật đổ, Nga đã quyết đoán không kích “Nhà nước Hồi giáo tự xưng” IS , cuộc đối đầu về quân sự giữa Mỹ và Nga tại khu vực Trung Đông cũng được kích hoạt. Ngày 5/9, tổng thống Nga Putin cho biết, nước này đang hỗ trợ công tác hậu cần và huấn luyện quan trọng cho chính phủ Syria.
Ngày 30/9, lực lượng không quân Nga bắt đầu triển khai các đợt không kích nhằm vào tổ chức cực đoan trong lãnh thổ Syria. Dưới sự can thiệp quyết liệt của Nga, mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Syria buộc phải có sự điều chỉnh. Lấy cuộc khủng hoảng ở Syria làm tiêu điểm, cuộc cạnh tranh quân sự giữa Mỹ và Nga đã vươn sang khu vực Trung Đông.
Để giữ vững vị thế lãnh đạo trên toàn cầu của mình, Mỹ đã triển khai chạy đua quân sự quyết liệt với Nga. Ngày 24/6, lực lượng NATO đứng đầu là Mỹ tuyên bố sẽ mở rộng lực lượng phản ứng nhanh lên 30.000 – 40.000 người, nâng cao rõ rệt năng lực tác chiến trên biển và trên không, đồng thời tăng cường lực lượng đặc chủng tại các khu vực nhạy cảm. Ngày 28/8, đợt chiến cơ F-22 đầu tiên của lực lượng không quân Mỹ đáp xuống căn cứ quân sự tại châu Âu.
Nga cũng không cam chịu lép vế. Ngày 4/7, ngay trong ngày Mỹ kỷ niệm Tết độc lập, 4 chiếc máy bay oanh tạc chiến lược T-95 của Nga áp sát không phận của Mỹ. Ngày 30/7, thứ trưởng quốc phòng Nga Dmitri Bulgakov tuyên bố, năm 2015, quân đội Nga sẽ triển khai hơn 4.000 đợt tập trận. Tổng thống Putin chỉ ra rằng, nếu một số quốc gia nào đó đe dọa đến an ninh lãnh thổ của Nga, Nga sẽ buộc phải để “sức mạnh tấn công” của mình nhằm vào các quốc gia này.
Nhìn lại năm 2015, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga xung quanh các sự vụ trong khu vực càng căng thẳng hơn. Mặc dù bị chi phối bởi nhiều nhân tố, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Nga khó phát triển thành xung đột quân sự, và Mỹ - Nga cũng đã hiểu rõ cuộc đấu trí giữa nước lớn, sẽ không siết quá chặt sợi dây giữa hai bên, mặc dù hai bên mâu thuẫn, xung đột, nhưng vẫn có không gian hợp tác.
Tây Thái Bình Dương sôi sục
Hiện tại, toàn cầu có lực lượng ở hai khu vực phát triển khá nhanh, chiếm vị trí quan trọng, một là đại lục Âu Á, hai là Tây Thái Bình Dương. Đây là mảng lục địa và mảng hải dương lớn nhất toàn cầu. Khu vực Tây Thái Bình Dương có ưu thế địa chính trị vừa có đất liền, vừa có biển, là đầu mối chiến lược giao thoa giữa các lực lượng quan trọng trên toàn cầu. Năm 2015, các nước lớn trên thế giới tăng cường bày binh bố trận ở Tây Thái Bình Dương, khu vực này đang trở thành trọng tâm chiến lược thu hút sự quan tâm của giới chính trị quốc tế, các hoạt động phát triển kinh tế và bố trí lực lượng quân sự toàn cầu đều nhằm vào trọng tâm.
Ở mức độ nhất định, cuộc khủng hoảng Ukraine và Syria đã làm đảo lộn tiết tấu điều chỉnh chiến lược của Mỹ, làm chậm bước tiến chước lược dịch chuyển trọng tâm sang phía Đông của Washington. Tuy nhiên Mỹ không thay đổi sách lược, vẫn nỗ lực thúc đẩy công việc này, củng cố độ ảnh hưởng của mình tại phía Tây Thái Bình Dương. Một là tăng cường bố trí lực lượng quân sự, đưa các trang bị vũ khí tối tân và nhiều lực lượng quân sự sang Tây Thái Bình Dương. Hai là tăng cường tập trận quân sự, tập trận chung với các nước Nhật Bản, Australia, Philippines và Hàn Quốc.
Ngày 20 đến ngày 30/6, sau cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc, Mỹ - Thái Lan và Mỹ - Nhật Bản, Mỹ và Philippines đã triển khai cuộc tập trận chung, gần 12.000 sĩ quan và binh lính của hai bên tham gia, trong đó lực lượng quân đội Mỹ có 6.650 người. Ba là củng cố mối quan hệ quân sự, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Nhật Bản, Australia, Philippines, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Bốn là nâng cấp ý tưởng tác chiến, phát triển “chiến tranh không biển” thành “Can dự vùng quốc tế Toàn cầu và Liên hợp cơ động” (JAM-GC). Có thể dự đoán, mặc dù phải đối mặt với các thách thức lớn từ các sự vụ ở Trung Đông, chống khủng bố, nhưng Mỹ vẫn coi Tây Thái Bình Dương là võ đài chiến lược quyết định tương lai.
Tân Hoa Xã cho rằng, Nhật Bản đang tranh thủ xu thế dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông của Mỹ, thúc đẩy cái gọi là “chiến lược tiến xuống phía Nam”. Trong lịch sử cận đại, phương hướng mở rộng chiến lược của Nhật Bản có 3 sự lựa chọn “Bắc tiến”, “Nam tiến” và “Đông tiến”. Hiện tại, phía Bắc Nhật Bản là Nga đang khát khao phục hồi vị thế nước lớn, phía Đông là cường quốc Mỹ, Tây Nam là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, “Nam tiến” vẫn là sự lựa chọn thực tế hơn cho Nhật Bản. Năm 2015, bước chân “Nam tiến” của Nhật Bản càng rõ nét hơn.
Một là, Tokyo tăng cường lực lượng quân sự ở phía Tây Nam, xây dựng các căn cứ quân sự trên các hòn đảo phía Tây Nam, tích cực triển khai tập trận quân sự. Hai là mở rộng sự ảnh hưởng chiến lược tại Tây Thái Bình Dương, tăng cường năng lực giám sát và trinh sát cũng như hành động quân sự tại Tây Thái Bình Dương. Ba là tăng cường hợp tác quân sự với Australia, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, tập trận chung, bán vũ khí và viện trợ quân sự cho các nước này.
Để chiếm được ưu thế trong các cuộc cạnh tranh quốc tế thời gian sắp tới, các nước lớn khác cũng đẩy mạnh sự tồn tại và ảnh hưởng của mình tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Ấn Độ lấy Ấn Độ Dương làm bàn đạp, không ngừng mở rộng sang Đông Nam Á và biển Đông, thông qua tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Australia và Việt Nam, tích cực triển khai ảnh hưởng chiến lược của mình tại Tây Thái Bình Dương.
Năm 2015, Nga thiết lập khu vực ưu tiên phát triển ở vùng Viễn Đông, nhiều lần tổ chức tập trận quân sự, từng bước nâng cao mối quan hệ với các nước ASEAN, tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam. Các nước Anh, Pháp, Đức không ngừng tăng cường mối liên hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, thúc đẩy hợp tác chiến lược.
Năm 2015, Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phí Đông, Nhật Bản “Nam tiến”, Ấn Độ “Đông tiến”, các lược lượng chủ chốt trên toàn cầu đan xen ngang dọc, Tây Thái Bình Dương đã trở thành bàn cờ chiến lược đấu trí của các nước lớn.
Hoạt động quân sự khu vực sôi động
Năm 2015, không chỉ cuộc đấu trí giữa các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Mỹ, Nga diễn ra gay cấn, mà hoạt động quân sự của một số quốc gia ở các khu vực khác cũng ngày càng sôi động.
Trước hết, việc lựa chọn chiến lược quốc gia khu vực ngày càng phức tạp hơn. Trong cục diện ban đầu, Mỹ là siêu cường quốc duy nhất của thế giới, ngoài một vài quốc gia lớn khác, nhiều quốc gia khác trong các khu vực dù không hài lòng với trật tự quốc tế, nhưng cũng không có sự lựa chọn nào khác. Vài năm gần đây, tình trạng này đã có chiều hướng thay đổi, đến năm 2014, dấu hiệu thay đổi dần dần rõ nét, năm 2015 lại càng rõ rệt hơn.
Một đặc trưng chuyển biến rõ nét là sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia ngày càng phức tạp hơn và cần thận trọng cân nhắc nhân tố nước lớn. Do đó, một số quốc gia có không gian tự do lớn hơn, đồng thời cũng phải đối mặt với rủi ro chiến lược lớn hơn. Ví dụ, năm 2015, Iran không những ký kết hiệp định hạt nhân với Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, mà còn củng cố hợp tác quân sự với Nga, có không gian chiến lược rộng hơn.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ chưa sáng suốt khi cân đối ý đồ chiến lược giữa Mỹ và Nga, ngày 24/11, sau khi bắn rơi chiến cơ của Nga, quốc gia này vừa phải gánh chịu những sức ép chiến lược từ phía Nga, đồng thời cũng thiếu sự ủng hộ đắc lực của Mỹ, đối mặt với mối rủi ro chiến lược lớn hơn. Tất cả đã phác lên bức tranh toàn cảnh về sự tổ hợp, phân hóa trong quá trình điều chỉnh cục diện thế giới năm 2015.
Thứ hai, một số quốc gia ngày càng có xu hướng sử dụng vũ lực hơn. Ví dụ, ngày 22/2, Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới Syria tấn công quân sự vào Syria; Ngày 23/6, Arab Saudi tiến hành truy quét nhóm vũ trang Houthis của Yemen; Ngày 20/8, Israel pháo kích mục tiêu trên lãnh trổ Syria; Ngày 24/11, Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến cơ Su-24 của Nga tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria; Tháng 12, bộ phận binh lực Thổ Nhĩ Kỹ vượt biên giới Iraq – Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào lãnh thổ Iraq.
Nhìn một cách tổng thể, một số quốc gia ngày càng có xu hướng áp dụng các chiến dịch quân sự, thể hiện mong muốn đóng vai trò chủ đạo trong khu vực của các quốc gia này. Tuy nhiên hiệu quả không thật lý tưởng, khó đạt được mục đích chiến lược. Đi tìm nguyên nhân thì thấy, so với các nước lớn, thực lực chiến lược của các quốc gia này khá yếu, không thể chi phối chiều hướng cục diện. Kể cả khi xuất hiện những kẽ hở chiến lược khi các nước lớn chuyển hướng tấn công – phòng thủ, cũng sẽ nhanh chóng bị lấp đầy.
Hơn nữa trong cuộc đấu trí giữa các nước lớn tồn tại nhiều rủi ro lớn, các nước lớn trong khu vực cũng khó chi phối được những vấn đề hợp tác cạnh tranh, chuyển đổi tấn công - phòng thủ, chiều hướng lợi ích... Ngoài ra, hiện tại cục diện thế giới đang ở trong giai đoạn biến động ban đầu, các bên đều rất nhạy cảm, các chiến dịch quân sự mà các quốc gia trong khu vực triển khai đều rất dễ thu hút sự chú ý, xác suất thất bại khá lớn.
Cạnh tranh quân sự trong lĩnh vực mới
Do trình độ phát triển của nhân loại có hạn, mỗi giai đoạn lịch sử đều sử đều có lĩnh vực an ninh mới khó kiểm xoát và đang phát triển, đây chính là hướng nỗ lực trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước. Năm 2015, cạnh tranh quân sự trong lĩnh vực mới như không gian, mạng Internet tăng lên rõ rệt.
Năng lực quân sự không gian của các nước lớn tiếp tục tăng cường. Năm 2015, năng lực quân sự của các nước Mỹ, Nga tiếp tục được nâng cao, tiến trình quân sự hóa không gian được đẩy mạnh.
Một là năng lực giám sát không gian được tăng cường. Phía Nga cho biết, hệ thống giám sát không gian là một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển trong năm 2015 của Nga. Tháng 7/2015, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố, thống giám sát không gian quang điện tử Okno-M đặt tại Tajikistan vào làm việc ở công suất tối đa, nâng hiệu quả dò tìm các vật thể ngoài không gian vũ trụ lên gấp 4 lần. Tháng 9/2015, hệ thống radar giám sát vũ trụ của Không quân Mỹ (Air Force Space Surveillance System), còn được gọi là Space Fence hay “Hàng rào không gian” hoàn thành vòng thẩm định thiết kế quan trọng, có thể theo dõi, bám sát mục tiêu không gian ở quỹ đạo vừa và thấp lớn hơn 5 cm.
Hai là năng lực tấn công không gian ngày càng mạnh hơn. Tháng 8/2015, Cục phòng thủ tên lửa Mỹ đưa ra “vũ khí sát thương nhiều mục tiêu” đầy tham vọng, nghiên cứu hệ thống vũ khí có thể phá hủy nhiều mục tiêu không gian.
Ba là năng lực tấn công nhanh trên toàn cầu được đẩy mạnh. Tháng 6/2015, Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp Bộ quốc phòng Mỹ ( DARPA) ký kết hợp đồng với nhà thầu quốc phòng Raytheon Co, đẩy mạnh nghiên cứu tên lửa siêu thanh, theo kế hoạch, chương trình “Đòn tấn tấn công thần tốc toàn cầu” (Prompt Global Strike – PGS) của Mỹ sắp ra đời.
Bốn là các cuộc thí thí nghiệm không gian được thú đẩy. Mỹ đẩy mạnh các thí nghiệm chế tạo hệ thống vũ khí như vũ khí động năng, “mẫu hạm không gian”, vũ khí laze không gian...
Cạnh tranh quân sự không gian mạng ngày càng quyết liệt. Tháng 4/2015, Mỹ công bố chiến lược an ninh mạng phiên bản mới, nêu rõ sẽ được mạng vào chiến pháp tác chiến. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter trong chuyến thăm Nhật Bản cũng nhấn mạnh, sẽ tăng cường hợp tác quân sự với quốc gia này trong lĩnh vực không gian mạng. Tháng 6/2015, trang quốc phòng Defense News của Mỹ tiết lộ quân đội Mỹ đang tiêu tốn nguồn ngân sách khổng lồ để xây dựng trung tâm tác chiến mạng, đồng thời lực lượng tác chiến mạng của Mỹ cũng gia tăng mạnh về quân số.
Cạnh tranh quân sự ở vùng biển sâu, vùng địa cực ngày càng gay cấn. Tháng 4/2015, Mỹ yêu cầu Canada lắp đặt hệ thống cảm ứng dò tên lửa đã nâng cấp ở Bắc Cực để đối phó với nhiều mối đe dọa tên lửa. Tháng 8/2015, Nga đệ đơn lên Liên hợp quốc xin mở rộng thềm lục địa Bắc Cực, đưa 1,2 triệu km vuông thềm lục địa vào Nga.
Tháng 11/2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, cuộc cạnh tranh tranh giành nguồn tài nguyên Bắc Cực trên toàn cầu đã bắt đầu, Mỹ sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động của Trung Quốc và Nga tại khu vực Bắc Cực, đồng thời áp dụng các biện pháp an ninh tương ứng. Trong lĩnh vực tác chiến ở các vùng biển sâu, quân đội Mỹ vẫn chiếm ưu thế rõ nét, năm 2015, trên cơ sở hoàn thiện quan trắc thủy âm, đẩy nhanh phát triển tốc độ bố trí và diễn tập tác chiến dưới đáy biển, khám phá phương pháp tác chiến “phi đối xứng” dưới nước.
Huy Long