Ngày nay, các thế lực lớn trong thế kỷ 21 càng hiểu rõ tầm quan trọng và thực hiện nhiều hơn các cuộc chiến kinh tế, các chiến dịch tuyên truyền nhằm vào đối thủ của họ, thay vì thực hiện các đòn không kích hay chiến tranh ủy thác.
Và một phần thường bị bỏ qua trong nỗ lực kiểm soát thông tin trong các cuộc xung đột lớn chính là việc đặt tên cho chúng, khi mà một vài cuộc chiến được các bên gọi tên một cách khác nhau, phản ánh sự khác biệt trong việc phát tán thông tin. Trong bối cảnh không gian thông tin ngày càng trở nên toàn cầu hóa, cùng với sự thống trị của phương Tây trong lĩnh vực này, những cái tên mà phương Tây đặt cho các cuộc xung đột thường được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, dù là trên trang Wikipedia, báo chí hay các tài liệu học thuật. Cách mà họ gọi các cuộc xung đột thường có nhiều điểm khác biệt so với bản chất của các cuộc chiến, và điều này diễn ra đối với nhiều cuộc xung đột lớn trên thế giới.
Một chiến binh của tổ chức Mặt trận Al Nusra tại Syria (Ảnh: MW) |
Có lẽ trường hợp đáng chú ý nhất về đặt tên khác nhau cho một cuộc chiến trong thế kỷ 21 chính là cuộc chiến ở Syria, bùng nổ vào năm 2011, trong đó các nguồn của phương Tây hầu như nhất trí đặt tên là “Nội chiến Syria” trong khi các bên khác lại đặt là “Xung đột Syria”, “Chiến tranh Syria” hay “Các chiến dịch chống khủng bố ở Syria”.
Trong khi các nguồn của phương Tây mô tả nó như một cuộc xung đột hòng lật đổ nhà nước Syria và một nhóm nhỏ những người ủng hộ chính phủ bị coi là đi ngược lại ý chí của người dân – một kiểu cảm hứng mang các giá trị chính trị kiểu phương Tây, mà các nhóm chống chính phủ chiến đấu để thực thi. Trong khi đó, chính phủ Syria khẳng định rằng cuộc xung đột này bắt nguồn từ cuộc chiến chống lại những kẻ Hồi giáo cực đoan, mà phần lớn trong số chúng để từ bên ngoài, tìm đến Syria để tham gia một cuộc thánh chiến Hồi giáo.
Việc đặt tên “Nội chiến Syria” đã giúp phương Tây phát tán hình ảnh một cuộc chiến mà trong đó những người bên trong đất nước này xung đột nội bộ với nhau, nguyên nhân là do chính phủ không chịu từ chức hoặc để phương Tây hóa hệ thống chính trị nước này. Trong khi, cái tên “Chiến tranh Syria” hay “chống nổi dậy” đều mang tính trung lập hoặc có ý nghĩa là các chiến dịch an ninh chống lại một nhóm khủng bố cực đoan.
Một chiến binh thánh chiến ở Afghanistan cầm tên lửa Stinger do phương Tây cung cấp (Ảnh: MW) |
Một ví dụ khác đáng chú ý xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 là cuộc chiến ở Afghanistan, bắt đầu từ cuối những năm 1970. Cuộc xung đột này được phần lớn các nguồn phương Tây gọi tên là “Cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô” với mục đích mô tả một hành động phi pháp nhằm vào người dân Afghanistan. Ngược lại, tên gọi “Nội chiến Afghanistan” và “Cuộc chiến chống nổi dậy của Liên Xô” gần như không bao giờ được sử dụng. Cái tên này đặc biệt gây tranh cãi và bị chỉ trích bởi nhiều người là sai lệch. Trên thực tế, Liên Xô được chính phủ Afghanistan mời đến để chống các nhóm phiến quân Hồi giáo, họ hoạt động bên trong các căn cứ của Afghanistan và chiến đấu cùng quân đội Afghanistan, chống lại các nhóm vũ trang được huấn luyện và vũ trang từ bên ngoài.
Với việc Liên Xô triển khai các lực lượng của họ theo yêu cầu của chính quyền Kabul, chả có gì tranh cãi khi hoạt động của họ trên lãnh thổ nước này là hợp pháp, cũng giống như việc Mỹ triển khai quân tới giúp các nước đồng minh chống phiến quân trên khắp thế giới.
Xe tăng T-90 của Nga ở chiến trường Ukraine (Ảnh: MW) |
Việc Nga thực hiện các chiến dịch quân sự nhằm vào nước láng giềng Ukraine trong tháng 2/2022, được phương Tây gọi là “Cuộc xâm lược Ukraine của Nga” trong khi Nga gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine”. Không giống như ở Syria hay Afghanistan, ở Ukraine, cái tên mà phương Tây đặt cho cuộc xung đột này phần lớn phản ánh lại thực tế trên chiến trường, bởi chiến dịch của Nga không có sự cho phép của chính phủ Ukraine và được triển khai để chống lại lực lượng chính phủ nước này. Trong khi sự can dự của Liên Xô vào Syria và Afghanistan là hợp pháp theo luật pháp quốc tế và được chính quyền đương nhiệm của các nước này ủng hộ, thì ý tưởng cho rằng Nga có tiền đề hợp pháp để can thiệp quân sự vào Ukraine lại rất gây tranh cãi.
Liên quan tới quan điểm của Moscow về can thiệp quân sự ở Ukraine, cựu Tổng thống và giờ là Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra cơ sở để xem xét nó như hành động hợp pháp, sau khi cuộc chiến đã bước vào tháng thứu ba: “Đây thực chất là một chiến dịch quân sự đặc biệt. Tổng thống đã nói rằng chúng tôi có 2 mục tiêu cần đạt được. Đầu tiên là bảo vệ thường dân ở các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk, rất nhiều trong số đó là công dân Nga, khoảng 1 triệu người. Thứ hai là tiêu diệt cơ chế quân phiệt và phi phát xít hóa những khu vực đó, hay nói theo cách khác là đảm bảo rằng không có những kẻ phát xít mới tuyên truyền chống Nga ở đó.”
Trong khi các thế lực phương Tây đóng một vai trò trung tâm trong việc ủng hộ làn sóng lật đổ nhà nước Ukraine vào năm 2014, và ở thời điểm đó, một động thái quân sự của Nga nhằm hỗ trợ chính phủ Kiev có thể là hợp pháp. Nhưng sau khi một chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền ở Ukraine, và được cả LHQ lẫn Moscow công nhận, cánh cửa can thiệp quân sự hợp pháp đã khép lại.
Phương Tây đã tính toán sai lầm khả năng của chính họ trong việc trừng phạt Nga như thế nào?
Các nhà lãnh đạo Hungary nói ông Zelensky “có vấn đề về tâm thần”, Kiev nổi giận
Lực lượng Nga để lại khoảng 100 lít 'vodka chất lượng cao' tại nhà máy hạt nhân Chernobyl
Theo Military Watch