Chi tiết kế hoạch thăm, làm việc tại Việt Nam của Tổng thống Pháp François Hollande

VietTimes -- Sứ quán Pháp tại Việt Nam cho hay, từ ngày 5 đến ngày 7.9.2016, Tổng thống Cộng hòa Pháp François Hollande sẽ sang thăm Việt Nam.
Tổng thống Pháp François Hollande sắp thăm Việt Nam.
Tổng thống Pháp François Hollande sắp thăm Việt Nam.

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp François Hollande. François Hollande  là vị Tổng thống thứ 3 của Pháp sang thăm Việt Nam sau các chuyến thăm của những Tổng thống tiền nhiệm là:

Tổng François Mitterrand năm 1993 và Tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004. Chuyến thăm này sẽ là dịp để nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đề cập tới mọi chủ đề khu vực và song phương và thăm dò những triển vọng hợp tác mới.

Trong chuyến thăm Việt Nam của ông François Hollande, 3 đại diện của Chính phủ Pháp sẽ tháp tùng Tổng thống gồm:

- Ông Michel SAPIN, Bộ trưởng Tài chính và Tài khoản công.

- Ông André VALLINI, Quốc vụ khanh phụ trách Phát triển và Pháp ngữ.

- Bà Martine PINVILLE, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, Thủ công, Tiêu dùng và Kinh tế xã hội và đoàn kết Pháp.

Theo kế hoạch, Tổng thống François Hollande trước tiên sẽ đến Hà Nội, nơi sẽ diễn ra lễ đón chính thức Tổng thống của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào sáng ngày 6.9.2016. 

Tổng thống Pháp François Hollande.
Tổng thống Pháp François Hollande.

Tổng thống Pháp sau đó sẽ rời Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh vào cuối buổi chiều cùng ngày và sẽ ở lại đây cho tới trưa ngày hôm sau.

Chi tiết chương trình của Tổng thống François Hollande tại Việt Nam:

Tại Hà Nội:

Tổng thống Pháp François Hollande sẽ lần lượt có các cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Tổng thống Pháp François Hollande  sẽ có một bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề tương

lai chung của Pháp và Việt Nam. Sự kiện đặc biệt này trong chuyến thăm sẽ là dịp để ông François Hollande trình bày những định hướng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21.

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

Tổng thống François Hollande sẽ gặp gỡ Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong.

Tổng thống Pháp sẽ gặp một phái đoàn các trưởng doanh nghiệp Pháp vào sáng thứ tư 7 tháng 9. Cuộc gặp này sẽ được tiếp tục bằng một diễn đàn doanh nghiệp, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp-Việt tổ chức.

Diễn đàn này, với sự hiện diện của nhiều quan chức về chính trị và kinh tế của Pháp và Việt Nam, sẽ là dịp để các cơ quan của Pháp và Việt Nam trao đổi về những giải pháp và quan hệ đối tác cần được thiết lập cho tăng trưởng bền vững tại Việt Nam. 

Tại Việt Nam, Tổng thống Pháp dự kiến một sẽ ký và trao một số hợp đồng và giải thưởng.

Sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết, Pháp và Việt Nam có mối liên hệ từ lâu đời. Pháp là một trong những nước phương Tây đầu tiên ủng hộ chính sách đổi mới của Việt Nam, sát cánh cùng Việt nam trong tiến trình phát triển và đổi mới. Chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand vào năm 1993 là một sự kiện nổi bật minh chứng cho điều này. 

Trong các lĩnh vực đào tạo (phổ thông, đại học, y khoa), nghiên cứu, Pháp ngữ, văn hóa, rất nhiều chương trình hợp tác tham vọng từ đó đã được xây dựng và phát triển thànhcông.

Mối quan hệ song phương được tăng cường thông qua việc đối thoại thường xuyên. Ngày 25 tháng 9 năm 2013, Pháp và Việt Nam đã ký tuyên bố về Quan hệ đối tác chiến lược, nhằm mục tiêu tăng cường quan hệ trên tất cả các lĩnh vực (chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, văn hóa).

Tổng thống Pháp François Hollande.
Tổng thống Pháp François Hollande.

Quan hệ chính trị giữa hai nước diễn ra sinh động với những cuộc gặp gỡ đều đặn ở cấp cao.Về phía Pháp, quan hệ này được đánh dấu bằng ba chuyến thăm của Tổng thống Pháp tại Việt Nam (1993, 1997, 2004) và chuyến thăm của Thủ tướng François Fillon vào tháng 11 năm 2009. 

Về phíaViệt Nam, đó là các chuyến thăm Pháp của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàonăm 2002, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2005, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2007, tháng 9 năm 2013 và tháng 12 năm 2015 (khai mạc COP 21). 

Tổng thống Pháp cũng đã gặp nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2014 (bên lề hội nghị cấp cao ASEM tại Milan) và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 9 năm 2015 (bên lề Đại hội đồng Liên hiệp quốc). 

Mỗi năm, nhiều chuyến thăm cấp bộ trưởng được tổ chức theo cả hai chiều.Các nhóm hữu nghị nghị viện thường xuyên có những chuyến thăm trao đổi thường kỳ. Quan hệ Pháp Việt còn diễn ra phong phú với những hợp tác giữa các địa phương hai nước, tại các hộinghị thường kỳ phi tập trung Pháp-Việt. Hội nghị hợp tác lần thứ 10 giữa các địa phương sẽ diễn ratại Cần Thơ vài ngày sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp (14-16 tháng 9 năm 2016).

Sau cùng, quan hệ song phương được đánh dấu bằng sự tham gia của Việt Nam vào khối Pháp ngữ. Việt Nam là một trong những nước sáng lập của Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật(ACCT), tổ chức liên chính phủ đầu tiên được thành lập trên cơ sở cùng sử dụng tiếng Pháp năm 1970. 

Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và đã đăng cai Hội nghịthượng đỉnh đầu tiên của OIF tại Hà Nội năm 1997. Thống kê tại Việt Nam có 0,7% người nói tiếng Pháp, trong đó có 150 000 học viên tiếng Pháp.

Nếu như, ngược lại với thời kỳ cách đây 20 năm,tiếng Pháp hiện đang chịu sự cạnh tranh của tiếng Anh, thì lại có rất nhiều sinh viên mong muốn họctiếng Pháp để tiếp tục theo học tại Pháp và xuất phát từ tình yêu đối với văn hóa Pháp. 

Năm 2015, có 6500 sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp và gần 1300 sinh viên sang Pháp mỗi năm để tiếp tục chương trình đại học tại Pháp.