'Cá mập' từng rót vốn vào Vinhomes, Masan Meatlife: Lợi thế của châu Á không còn là lao động giá rẻ!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Lao động giá rẻ từng được xem là một lợi thế cạnh tranh để thu hút nguồn vốn của các nước châu Á. Giờ đây, 'dịch vụ công nghiệp' mới là yếu tố then chốt, theo KKR. 

“Chúng tôi tin rằng, nỗ lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng và logistics có thể tăng tốc đáng kể tại các thị trường trọng điểm như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và thậm chí là Nhật Bản”, báo cáo của KKR cho biết.

Báo cáo này được công bố sau chuyến công tác tới Singapore, Trung QuốcNhật Bản của ông Henry H. McVey - Giám đốc đầu tư của KKR Balance Sheet, kiêm Trưởng bộ phận vĩ mô toàn cầu và phân phối tài sản của KKR. Theo CNBC, tham gia chuyến công tác này còn có ông Frances Lim - CEO kiêm Trưởng bộ phận vĩ mô và phân phối tài sản của KKR ở khu vực châu Á.

Báo cáo cho hay, lao động giá rẻ từng là lợi thế cạnh tranh của châu Á, nhưng giờ lợi thế của khu vực nằm ở dịch vụ công nghiệp, bất kể đó là Trung Quốc, Nhật Bản hay Ấn Độ, đặc biệt là các lĩnh vực như: logistics, quản lý chất thải và trung tâm dữ liệu.

Báo cáo không nêu chi tiết về cơ cấu phân bổ vốn của KKR ở từng quốc gia, nhưng nên biết, một số thương vụ lớn nhất của họ được bố trong vòng 2 năm trở lại đây đều diễn ra ở Nhật Bản. Các thương vụ này bao gồm việc mua lại một công ty quản lý bất động sản được Mitsubishi hậu thuẫn trị giá 2 tỉ USD vào đầu năm 2022.

3.png

Nhật Bản

Theo Giám đốc đầu tư của KKR Balance Sheet, Nhật Bản đang chứng kiến hoạt động đầu tư trong lĩnh vực tự động hóa và công nghiệp hóa. Ông McVey cũng dẫn lại phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại New York vào tháng trước, nhấn mạnh rằng đầu tư nội địa dự kiến sẽ phá vỡ nhiều kỷ lục với hơn 100 nghìn tỉ Yen (673,58 tỉ USD) trong năm nay. Vị chuyên gia này kỳ vọng Nhật Bản sẽ thoát khỏi tình trạng giảm phát.

Một xu hướng lớn khác ở Nhật Bản, theo ông McVey, là việc tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng gia tăng lợi ích cho cổ đông.

Sau nhiều thập kỷ chứng kiến đà tăng trưởng trì trệ, Nhật Bản đã trở thành “điểm nóng” của các nhà đầu tư trong năm nay. Trong tháng 4, tỉ phú Mỹ Warren Buffett đã có chuyến thăm Nhật Bản để công bố thêm các khoản đầu tư vào các công ty lớn của nước này.

Tháng 3 năm nay, KKR đã hoàn tất thương vụ mua lại Hitachi Transport System, một công ty logistics phục vụ cho các chuỗi cung ứng, giờ được đổi tên thành Logisteed. KKR cũng có khoản đầu tư đầu tiên vào lĩnh vực khách sạn ở Nhật Bản, sau khi mua lại Hyatt Regency Tokyo, như một phần trong thương vụ với Gaw Capital Partners.

“Chúng tôi tin rằng Nhật Bản vẫn là một quốc gia “cần phải có””, báo cáo của KKR nêu rõ.

Ấn Độ

2.png
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã tăng lên (Ảnh: Reuters)

Mặc dù McVey và Lim không đến thăm Ấn Độ trong chuyến đi mới nhất nhưng họ có quan điểm tích cực về việc đầu tư vào quốc gia này.

Báo cáo chỉ ra rằng giải ngân đầu tư công ở Ấn Độ đã tăng 200% trong 4 năm, trong khi xuất khẩu của nước này đang tăng mạnh.

“Cuối cùng đã có một số khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, và điều này giúp tăng năng suất. Thứ hai, nó giúp giảm lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, McVey cho hay. Ông nhấn mạnh rằng tại các thị trường mới nổi, cơ hội hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng GDP bình quân đầu người thường dễ tiếp nắm bắt qua các khoản đầu tư tư nhân hơn là thông qua trường vốn.

Trong hôm 4/10, KKR thông báo đã mở một văn phòng mới ở Gurugram và bổ nhiệm Nisha Awashi - từng làm việc tại BlackRock, làm giám đốc quản lý.

Việc mở rộng tới miền bắc Ấn Độ sẽ bổ sung thêm văn phòng hiện có của KRR ở Mumbai. Các văn phòng khác của họ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Bắc Kinh, Hong Kong, Seoul, Thượng Hải, Singapore, Sydney và Tokyo.

Trung Quốc

1.png
Các robot tự hành trong nhà kho của công ty miễn thuế Trung Quốc ở Hải Khẩu, Hải Nam, vào ngày 20/3/2023 (Ảnh: CNBC)

Trong năm nay, ông McVey đã có 3 đợt công tác tại Trung Quốc. “Nhìn chung, đà tăng trưởng ở quốc gia này dường như đã chạm đáy”, báo cáo cho biết, thêm rằng KKR vẫn giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 4,5% đối với Trung Quốc trong năm tới, và lạm phát ở mức 1,9%.

Trong tháng 7, KKR cho biết có khoản đầu tư khoảng 6 tỉ USD ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Một trong số những điểm đáng chú ý nhất trong chuyến thăm của McVey tới Trung Quốc là hiểu rõ hơn về nền kinh tế đang thay đổi của nước này, trong bối cảnh bị lĩnh vực bất động sản kéo tụt.

“Có một quá trình chuyển đổi đang diễn ra, mà có thể chưa được đánh giá đầy đủ”, ông nói. McVey chỉ ra rằng nền kinh tế số của Trung Quốc và nỗ lực trung hòa carbon có thể chỉ đại diện cho 20% GDP của nước này ở hiện tại, nhưng sẽ tăng gần 40% mỗi năm.

Vị Giám đốc đầu tư của KKR Balance Sheet thường xuyên đến thăm châu Á từ năm 1995 và làm việc trong lĩnh vực tài chính trong hơn 3 thập kỷ.

Theo Henry H. McVey, những thay đổi lớn nhất trong thời gian đó không chỉ là hội nhập toàn cầu và sự can thiệp chính sách tiền tệ lớn hơn, mà còn là cạnh tranh toàn cầu khắc nghiệt hơn. “Bất cứ nơi nào tôi đến đều có một số chương trình nghị sự chính trị mà chúng tôi cần phải quan tâm. Tôi không nghĩ điều đó ngăn cản chúng tôi đầu tư.”

Tuy nhiên, những cơ hội đến từ các xu hướng tương lai như tự động hóa cần có thời gian để phát huy.

KKR là một trong những công ty đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới, quản lý khối tài sản 519 tỉ USD, tính đến ngày 30/6.

Tại Việt Nam, KKR được biết tới rộng rãi thông qua các khoản đầu tư vào Vinhomes và Masan MEATLife. Tháng 6/2021, EQuest cho biết đã được KKR rót 100 triệu USD. Khoản đầu tư này sẽ giúp công ty mở rộng hoạt động và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục./.

Theo CNBC