Tác giả Hồ Bá viết rằng: "Không có cách nào khác ngoài việc thiết lập một trật tự an ninh chung về mặt tổng thể" tại Biển Đông. Điều này đối lập với chính sách của Trung Quốc hiện nay - một chính sách đang thúc đẩy mạnh mẽ việc củng cố đặc quyền đơn phương của Trung Quốc mà không phải là "một trật tự chung và tổng thể về mặt an ninh".
Thực tế, Bắc Kinh luôn đòi hỏi phải đàm phán theo hình thức song phương giữa những nước và bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông (những đòi hỏi của Trung Quốc có thể bao gồm cả quần đảo Natuna của Indonesia).
Theo chuyên gia Mỹ, có thể nói đây là hành động tối đa hóa ảnh hưởng mà Trung Quốc luôn thực hiện với các đối tác yếu hơn. Bề ngoài, Bắc Kinh có vẻ như đang làm việc với ASEAN để đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, nhưng đây không phải là dấu hiệu Trung Quốc sẽ nhượng bộ mà chỉ là một hành động "xoa dịu, câu giờ" khác giống như thỏa thuận năm 2002 của Trung Quốc với khối ASEAN.
Năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách phi pháp.
|
Hồ Bá nhấn mạnh rằng "dù Trung Quốc phát triển thế nào cũng sẽ không đi theo con đường gọi là 'bá quyền trên biển' bởi vì không nước nào có thể 'kiểm soát' hay 'đạt được ưu thế trên Biển Đông". Đánh giá của ông Hồ Bá trái ngược với chính sách của Trung Quốc hiện nay. Hành động của Trung Quốc rõ ràng đang nhắm vào việc đạt được sự kiểm soát ở khu vực phía nam Trung Quốc với việc tuyên bố cái gọi là "đường 9 đoạn" phi pháp (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp trên 90% Biển Đông bao gồm tất cả các đảo, bãi đá, mỏm bãi và những dải đá ngầm...).
Thông qua những tuyên bố chính thức và những hành động của quân đội và những lực lượng bán quân sự, Bắc Kinh đã khẳng định 2 yếu tố cơ bản: (1) Những nước khác không được khai thác những nguồn lợi trên hoặc trong lòng biển mà không có sự đồng ý của Trung Quốc; (2) Trung Quốc có quyền hành động tùy ý về mặt quân sự và thương mại trong vùng.
Chuyên gia Mỹ minh chứng cho việc này bao gồm việc hàng năm Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp và tuyên bố đóng cửa những vùng biển khi hải quân của họ tổ chức những cuộc tập trận trên biển (như vụ dẫn tới sự cố chạm trán với tàu USS Cowpens năm 2013). Hơn nữa, tàu của Trung Quốc thường xuyên tìm cách đẩy mạnh cách ứng xử phi pháp thông qua việc gây hấn trên biển, bao gồm cả việc đâm tàu hay đe dọa sẽ đâm vào những tàu của nước ngoài trên biển. Những mục tiêu mà Trung Quốc thực hiện để khẳng định chủ quyền một cách phi pháp với những nguồn tài nguyên trên Biển Đông hay phủ nhận quyền hoạt động của các nước trong khu vực rõ ràng được định nghĩa là "bá quyền trên biển".
Tàu USS Cowpens của Mỹ gần như đã phải chạm trán với tàu chiến Trung Quốc.
|
Hồ Bá ngang nhiên cho rằng "không có vấn đề gì với sự tự do hoạt động trên Biển Đông". Ông ta đúng nếu "sự tự do hoạt động" chỉ đề cập tới tự do hàng hải với những chuyến tàu thương mại nước ngoài di chuyển qua Biển Đông. Định nghĩa "tự do hoạt động" của hải quân Mỹ bao gồm việc những tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ không gặp trở ngại khi hoạt động ở những khu vực được xác định là hải phận và không phận quốc tế theo luật quốc tế.
Hải quân Mỹ tôn trọng Luật Biển - theo dõi Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc - một hành động được phép thực hiện nhưng không phải trong hải phận của Trung Quốc - điều không được phép thực thi. Đôi khi tàu Trung Quốc theo dõi các hoạt động của hải quân Mỹ ở gần Hawaii nhưng chính phủ Mỹ cũng không có ý kiến gì về những hành động đó.
Vấn đề thật sự là Trung Quốc đang khó chịu vì tố Mỹ đang giữ vai trò "cảnh sát khu vực" - một phần trong chiến lược lớn của Mỹ. Hồ Bá cũng đưa ra ý kiến thiên lệch về việc này và tuyên bố: "Mỹ không nhận ra sự thay đổi lớn về chiến lược của việc thay đổi cán cân quyền lực đang nghiêng về phía Trung Quốc" - Mỹ cần nhường địa vị chiến lược vượt trội tại châu Á cho Trung Quốc. Một người Trung Quốc cảm thấy như vậy là một điều có thể hiểu được. Một người muốn hai nước đưa ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề hơn là những hành động khinh suất và nguy hiểm của tàu và máy bay Trung Quốc.
Hạm đội tàu cá Trung Quốc là công cụ mới trong tranh chấp chủ quyền biển.
|
Theo National Interest, cho tới nay hành động quấy rối của Trung Quốc tập trung vào những con tàu của nước ngoài đang hoặc đang chuẩn bị để khai thác các nguồn tài nguyên trên biển hoặc trong lòng biển và những tàu đang phải ngăn chặn tàu Trung Quốc chiếm giữ các nguồn tài nguyên. Bắc Kinh cũng hướng sự quấy nhiễu của mình vào bất cứ sự hiện diện quân sự nào của nước ngoài. Không có sự bảo đảm nào khi Bắc Kinh đang tìm cách để quốc tế công nhận Biển Đông là lãnh thổ của mình. Cũng sẽ không có đảm bảo cho việc Bắc Kinh không đòi phong tỏa tuyến đường thương mại trên biển của các nước bất đồng về chính trị với Trung Quốc, báo Mỹ đánh giá.
Tác giả Denny Roy cũng bất đồng với Hồ Bá ở một điểm cơ bản đó là Bắc Kinh đang muốn tạo ra phạm vi ảnh hưởng trên Biển Đông. Hồ Bá cho rằng hành động của Trung Quốc là "không bất chính mà là cách cư xử bình thường của một cường quốc" và Trung Quốc rõ ràng coi mình là một nước đang trỗi dậy và có quyền lực lớn ở vùng đông Á.
Theo chuyên gia Mỹ, Bắc Kinh luôn khẳng định mình không hành động giống một cường quốc thông thường và đặc biệt nói rằng "Trung Quốc sẽ không tìm cách bành trướng, bá quyền hay tạo ra phạm vi ảnh hưởng" - đó là câu "thần chú" của Trung Quốc. Ủng hộ những khẩu hiệu tuyên truyền của Trung Quốc, Hồ Bá nói rằng bất cứ lời bình luận nào ngược lại là "những lời đồn đại và bào chữa để tạo ra sự hoang mang và áp lực với Trung Quốc".
Hồ Bá lặp lại luận điệu chính quyền Trung Quốc không theo "chủ nghĩa bành trướng" mà chỉ đơn thuần đáp trả hành động xâm phạm của các nước khác, và đặc biệt bàn tay Trung Quốc bị thúc đẩy do những hành động khiêu khích như "Tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ [FONOPS]". Chuyên gia Mỹ đặt câu hỏi là liệu hành động của Trung Quốc có đơn thuần chỉ là phản ứng lại hay Trung Quốc đang sử dụng các hành động khác như một lý do để thi hành và đẩy nhanh những kế hoạch đã được mình định trước. Lý do sau không được loại trừ - Nhận thức được các thách thức từ nước ngoài có thể ảnh hưởng tới các chiến thuật và kế hoạch của Trung Quốc, việc đổ lỗi cho nước ngoài có những hành động khiêu khích khiến cho Trung Quốc có vẻ ít gây hấn hơn.
Nhưng theo báo Mỹ, những hành động của Trung Quốc có vẻ như không phải chỉ đơn thuần là "đáp trả" như trận chiến không khói bằng cách ngang nhiên đưa giàn khoan nổi xuống Biển Đông một cách ngang ngược như đã làm vào năm 2014. Hơn nữa, Trung Quốc đã xây dựng phi pháp những căn cứ quân sự trái phép ở ngay trung tâm Biển Đông với tổng diện tích khoảng 12km2, lớn hơn bất cứ công trình nào của các nước đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông.
Hồ Bá còn ngang ngược nói rằng tàu khu trục của Mỹ thường hiện diện gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (một cách phi pháp) là "mối đe dọa lớn tới chủ quyền và an ninh của Trung Quốc và người dân Trung Quốc trên những đảo và rặng đá ngầm". Theo chuyên gia Mỹ đó là một điều ngoa dụ và vô lý. Ví dụ này cho thấy lý lẽ thực chất của Bắc Kinh rằng các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải FONOPS đã khiến Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự.
Một điểm cơ bản nữa mà Hồ Bá không đề cập tới là Trung Quốc không có quyền tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vì những thủy thủ của họ đã đi qua đây từ thời xa xưa bởi thực tế rằng Bắc Kinh đã ký một hiệp ước quốc tế trong đó phủ nhận "quyền lịch sử" như một yếu tố cơ bản cho quyền sở hữu.
Bài viết của Hồ Bá đã cho thấy những lập luận về Biển Đông của vị này chỉ như chuyện phiếm trong phòng khách trừ phi ông ta có thể nhận thấy vấn đề về ham muốn tạo ra ảnh hưởng của Trung Quốc và tranh chấp quyền lực Mỹ-Trung, chuyên gia Mỹ nhận xét.