5 chiếc máy bay lớn nhất từng cất, hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong hơn nửa thế kỷ qua, quân đội Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại máy bay trên các tàu sân bay của họ. Tuy nhiên không phải chiếc nào cũng đạt được kỳ vọng.
5 chiếc máy bay lớn nhất từng cất, hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ (Ảnh: Business Insider)
5 chiếc máy bay lớn nhất từng cất, hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ (Ảnh: Business Insider)

1. KC-130 từng cất cánh từ tàu sân bay USS Forestal

Trong khi các tàu sân bay lớp Nimitz và Ford hiện đại không cần tiếp nhiên liệu trong nhiều thập kỷ, thì tàu sân bay USS Forestal cần rất nhiều nguồn cung từ đất liền để vận hành. Bao gồm những trang bị cho 3.000 thủy thủ trên tàu, đến các bộ phận để phục vụ máy bay cất hạ cánh như sàn đáp tàu sân bay.

Vì vậy, Hải quân bắt đầu tìm cách đưa các lô hàng lớn hơn đến các tàu sân bay trên biển mà không cần phải chế tạo ra một chiếc máy bay đắt tiền để thực hiện công việc này. Sau một hồi cân nhắc, một giải pháp vừa đủ điên rồ lại có hiệu quả: Đó là hạ cánh C-130 Hercules bốn động cơ của Lockheed ngay trên boong của một tàu sân bay.

Vì vậy, vào ngày 3 tháng 10 năm 1963, khi đó, Trung úy James H.Flatley đã mang chiếc C-130 khổng lồ của mình xuống tàu sân bay một cách chính xác.

2. Máy bay do thám U-2

Hai tháng trước khi chiếc C-130 của Flatley làm nên lịch sử khi hạ cánh xuống tàu Forrestal, phi công thử nghiệm của Lockheed, Bob Schumacher, đã ghi tên mình vào sách kỷ lục (mặc dù là bí mật) bằng cách cất cánh máy bay do thám U-2A từ boong tàu USS Kitty Hawk.

Vào ngày 2 tháng 3 năm 1963, Schumacher một lần nữa được chọn lái chiếc U-2 mới được cải tạo. Lần này, ông khởi hành từ một đường băng trên đất liền với lệnh hạ cánh lên tàu USS Ranger, một siêu tàu sân bay lớp Forestall đang di chuyển ngoài bờ biển California.

Khi ông Schumacher đưa chiếc U-2 chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay, mọi thứ diễn ra suôn sẻ đúng như dự kiến tuy nhiên sự chuyển dịch nhanh chóng về động lượng và trọng lượng đã khiến đuôi máy bay hướng lên trên, khiến mũi máy bay lao vào boong và bị gãy ống pitot (một dụng cụ dùng để đo tốc độ không khí). Đây là một thiệt hại không mấy nghiêm trọng và các phi công chỉ mất vài ngày để sửa nó.

Sau đó 2 tháng, chiếc U-2 đã cất cánh từ tàu sân bay để thực hiện nhiệm vụ thăm dò các vụ thử hạt nhân của Pháp tại đảo san hô Mururoa, một bãi thử ở Polynesia thuộc Pháp.

Hai chuyến bay trinh sát đã được thực hiện trong ba ngày mà không xảy ra sự cố và người Pháp hoàn toàn không hay biết. Nhiệm vụ đã thành công, nhưng đây sẽ là lần cuối cùng một chiếc U-2G cất hạ cánh từ một tàu sân bay.

3. Vought 1600

F-16 Fighting Falcon đã là máy bay chiến đấu quan trọng của Không quân Mỹ trong hơn 40 năm. Ở thời điểm đó cũng có một chiếc máy bay có khả năng tương tự như F-16 nhưng hoạt động trên các tàu sân bay, đó là Vought 1600. Loại máy bay này lớn hơn F-16A. Nó dài hơn khoảng 3 feet, với sải cánh dài 33 feet 3 inch, rộng hơn 2 feet so với phiên bản máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ.

Chiều rộng của cánh tăng lên, bao phủ tổng cộng 269 feet và giúp máy bay ổn định tốt hơn ở tốc độ thấp. Thân máy bay được làm phẳng một chút và rộng hơn, và phần tán của nó được thiết kế để xoay về phía trước. Mặc dù điều này khác với F-16, nhưng thiết kế này hiện có thể được tìm thấy trên F-35.

Để có thể hạ cánh trên tàu sân bay, Vought 1600 phải gắn một thiết bị hạ cánh nặng hơn ở phần bụng máy bay, cùng với thiết bị tiêu chuẩn của tàu sân bay như móc hạ cánh. Bản thân thân máy bay đã được nâng cấp để cung cấp phạm vi giao tranh mà Hải quân Mỹ yêu cầu, một radar xung doppler để nhắm mục tiêu ngoài tầm nhìn cũng đã được thêm vào.

Những thay đổi cấu trúc cần thiết để biến F-16 thành Vought 1600 đã khiến chiếc máy bay nặng hơn 3.000 pound. Những thay đổi tiếp theo đã được thực hiện đối với thân máy bay và cánh khi trải qua nhiều lần cất hạ cánh. Ví dụ, V-1602 có diện tích cánh thậm chí còn lớn hơn mức 399 feet vuông, và được trang bị động cơ GE F101 nặng hơn.

4. Đại bàng biển F-15N

F-14 Tomcat có thể là một máy bay chiến đấu huyền thoại từng được Hollywood coi là "Top Gun" năm 1986, nhưng trong một thời gian ngắn vào những năm 1970, Hải quân đã xem xét loại bỏ Tomcat để thay thế bằng F-15.

Để làm cho F-15 phù hợp với việc cất hạ cánh trên tàu sân bay, McDonnel Douglas cho rằng những thiết kế của máy bay cần được sửa đổi.

F-15A đã được trang bị móc hãm, bộ phận giúp máy bay hạ cánh trên các đường băng ngắn hoặc trong các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, việc cất hạ cánh của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay phụ thuộc rất nhiều vào móc hãm, vì vậy chiếc F-15 đã được trang bị thêm một móc hãm lớn hơn. Để bảo quản dễ dàng hơn bên dưới boong trên tàu sân bay, các cánh sẽ gập lại ở góc 90 độ. Bộ thiết bị hạ cánh cũng cần phải được thay thế trên F-15. Với những thay đổi trên, trọng lượng của F-15 đã tăng thêm 3.000 pound.

5. NATF-22 Sea Raptor

Máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Không quân Mỹ được nhiều người coi là máy bay chiến đấu có khả năng chiếm ưu thế trên không mạnh nhất thế giới, nhưng trong một khoảng thời gian, nó cũng được cải tiến để sử dụng cho Hải quân trên các tàu sân bay, đó là phiên bản NATF-22.

F-22 đã chứng tỏ khả năng đến mức Quốc hội đã thúc ép Hải quân xem xét áp dụng phiên bản cánh quét của máy bay chiến đấu mới trong chương trình NATF (Máy bay chiến thuật tiên tiến của Hải quân) bắt đầu vào năm 1988. Việc đưa những chiếc F-22 lên tàu sân bay yêu cầu nó phải được thay đổi đáng kể về mặt thiết kế. Máy bay được thiết kế cho các hoạt động trên tàu sân bay có quy trình cất hạ cánh rất khác so với trên đất liền.

Thân máy bay cần phải cứng cáp hơn để chịu được áp lực lớn trong quá trình cất và hạ cánh trong khoảng cách ngắn được hỗ trợ bởi một móc hãm ở phía đuôi máy bay. Hơn nữa, NATF-22 cũng sẽ phải thay đổi bằng cánh quét biến đổi tương tự như trên F-14 để cấp cho máy bay khả năng bay đủ chậm để hạ cánh an toàn trên tàu sân bay.

Đó là lý do mà thiết kế cánh quét biến đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay ở một mức độ nào đó. Mặc dù sở hữu động cơ mạnh mẽ, nhưng F-22 vẫn không thể so sánh về mặt tốc độ với F-14 Tomcat. Vì vây, bất chấp chi phí bảo trì cao, F-14 Tomcat sau đó vẫn được Hải quân Mỹ lựa chọn và tin dùng.

Theo Business Insider