|
Có khoảng 53 hành tinh trên dải Ngân Hà có nhiều điểm tương đồng với Trái Đất của chúng ta. Ảnh: Forbes |
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ của NASA, Viện Khoa học Hành tinh và Đại học Idaho muốn biết liệu rằng trong số hơn 4.200 hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta có bao nhiêu hành tinh có khả năng tồn tại các đại dương.
Tuy nhiên, những hành tinh này cách chúng ta quá xa để có thể quan sát một cách chi tiết. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thông tin về kích thước, khối lượng và khoảng cách với các ngôi sao của chúng để tính toán khả năng có chứa nước của chúng.
|
Việc tìm thấy nước trên một hành tinh có thể mở ra nhiều tia hy vọng cho sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Ảnh: Sci-News
|
Các nhà nghiên cứu đã xem xét các đặc tính của 53 hành tinh được cho là có kích thước tương tự Trái Đất, bao gồm cả những hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1 nổi tiếng và tính toán khả năng núi lửa có thể hoạt động ở mỗi hành tinh, một điều kiện liên quan đến khả năng có thể ở được của một hành tinh. Các dấu vết hoạt động núi lửa được coi là một phần của “kiến tạo mảng” – dấu hiệu của sự sống.
Từ lâu, các hoạt động kiến tạo mảng cũng được chứng minh là một trong những yếu tố giúp sự sống được phát sinh và duy trì trên Trái Đất. Không loại trừ ở một số thiên thể, hoạt động núi lửa quá dữ dội đã biến nó thành “địa ngục”. Nhưng hoạt động núi lửa và các quá trình kiến tạo mảng khác vừa đủ như ở Trái đất sẽ duy trì sự giải phóng khí để bầu khí quyển được ổn định, đồng thời giúp hành tinh đó luôn ẩm ướt.
Dựa trên những hoạt động núi lửa trên các hành tinh, nghiên cứu cho thấy có khoảng 26% trong số này có chứa các đại dương, đồng nghĩa với việc có chứa nước.
|
Các đại dương có thể tồn tại phổ biến trên các hành tinh xa xôi của dải Ngân Hà. Ảnh: Daily Galaxy
|
Các đại dương này có thể nằm sâu dưới một lớp băng bao trùm bề mặt, tương tự như các mặt trăng phủ đầy băng trong hệ Mặt trời của chúng ta như Mặt trăng Enceladus của Sao Thổ và Europa của Sao Mộc. Mặc dù những Mặt Trăng này không có không khí nhưng chúng vẫn có khả năng hỗ trợ sự sống.
“Dựa vào các dòng nước phun trào từ Europa và Enceladus, chúng ta có thể nói rằng có các đại dương nằm sâu dưới lớp vỏ băng và chúng có năng lượng để đẩy các luồng nước, đó là hai điều kiện đối với sự sống như chúng ta đã biết. Do đó, nếu những tiểu hành tinh này có thể ở được thì các phiên bản lớn hơn của chúng trên các hệ thống hành tinh khác cũng có thể ở được” – bà Lynnae Quick, một nhà khoa học hành tinh của NASA cũng là tác giả chính của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố.
|
Tàu vũ trụ Cassini của NASA bay qua các luồng sáng trên vệ tinh Enceladus của Sao Thổ vào tháng 10-2015. Ảnh: Finance Yahoo |
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các đại dương có thể tồn tại phổ biến trên các hành tinh thuộc dải Ngân hà của chúng ta mở ra nhiều hy vọng về những sự sống ngoài Trái Đất.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục truy tìm những dấu vết sinh học trên các hành tinh nói trên.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Publications of the Astronomical Society of the Pacific.
Theo Digital Trends