Yếu tố nào giúp MiG-29 thành công và vẫn được sản xuất sau 40 năm đi vào hoạt động?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tháng 7 năm 2022 đánh dấu cột mốc 40 năm kể từ khi chiếc MiG-29 Fulcrum của Liên Xô được đưa vào phục vụ trong lực lượng Không quân Liên Xô.
Yếu tố nào giúp MiG-29 thành công và vẫn được sản xuất sau 40 năm đi vào hoạt động (Ảnh: Military Watch Magazine)
Yếu tố nào giúp MiG-29 thành công và vẫn được sản xuất sau 40 năm đi vào hoạt động (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tháng 7/2022 đánh dấu cột mốc 40 năm kể từ khi MiG-29 Fulcrum của Liên Xô được đưa vào phục vụ trong lực lượng Không quân Liên Xô. Chiếc máy bay lâu đời nhất bên ngoài nước Mỹ này hiện vẫn đang được sản xuất và vẫn phục vụ trong phi đội của 20 quốc gia.

MiG-29 là 1 trong 4 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Liên Xô được đưa vào biên chế, sau tiêm kích tấn công chuyên dụng Su-24M đi vào hoạt động năm 1979 và tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound vào năm 1981, Su-27 Flanker đã đi vào hoạt động sau đó vào năm 1985. Tiêm kích này được phát triển song song với Su-27 để cung cấp bổ sung cho các máy bay hạng trung và hạng nặng, trong đó MiG-29 dự định được triển khai gần tiền tuyến hơn, được sản xuất với số lượng lớn hơn và được xuất khẩu rộng rãi hơn. Trong khi đó, Su-27, với hiệu suất vượt trội, độ bền cao hơn và chi phí sản xuất và vận hành lớn hơn nhiều, đã phục vụ chủ yếu trong Lực lượng Không quân Liên Xô với vai trò một máy bay chiến đấu tinh nhuệ.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự đi xuống của Không quân Nga đã dẫn đến việc nước này đã ngừng mua tiêm kích MiG-29 và chỉ sản xuất dòng máy bay này với mục đích xuất khẩu.

Tiêm kích MiG-29A của Không quân Liên Xô cũ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Tiêm kích MiG-29A của Không quân Liên Xô cũ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Phần lớn các máy bay MiG-29 được sản xuất trong những năm 1980, thời điểm mà Không quân Liên Xô sở hữu khoảng 800 chiếc trước khi tan rã - số lượng này nhiều hơn tất cả các loại máy bay chiến đấu của Không quân Nga cộng lại thời điểm hiện tại.

Quốc gia ngoài Nga đầu tiên mua và sử dụng MiG-29 là Không quân Ấn Độ, mặc dù Liên Xô cũng đã xuất khẩu rộng rãi máy bay này trong Hiệp ước Warsaw cũng như Triều Tiên, Nam Tư, Cuba, Syria, Iran và Iraq. Khi được NATO mua lại thông qua Đông Đức, vốn từng là thành viên Hiệp ước Warsaw nhưng bị nhà nước thống nhất nước Đức mua lại tài sản, MiG-29 đã được thử nghiệm rộng rãi và chứng tỏ có lợi thế đáng kể so với các đối thủ phương Tây là F-16 và F- 18, và ở cự ly ngắn, thậm chí còn vượt trội hơn F-15 hạng nặng.

Khả năng cơ động của máy bay này là "vô đối" ở thời điểm đó, và Đông Đức đã đã sử dụng tên lửa R-73 kết hợp với ống ngắm gắn mũ bảo hiểm để có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách rất xa - một tính năng được Liên Xô đi tiên phong và sau được các nước thành viên NATO nhanh chóng phát triển cho máy bay của họ sau khi quan sát nó trên MiG-29.

MiG-29 đã tham chiến trong những năm 1990, đáng chú ý nhất là ở Iraq, nơi tiêm kích này vô hiệu hóa một máy bay chiến đấu Tornado của Anh. Tuy nhiên, việc các biến thể của Iraq thiếu đi tên lửa R-73 khiến họ đã phải vật lộn để chống lại các máy bay F-15 của Không quân Mỹ. MiG-29 cũng đã tham gia chiến đấu ở Đông Phi, nơi 4 máy bay MiG của Không quân Eritrea bị bắn hạ bởi máy bay Su-27 của Ethiopia.

Tiêm kích MiG-29 của Đông Đức (Ảnh: Military Watch Magazine)
Tiêm kích MiG-29 của Đông Đức (Ảnh: Military Watch Magazine)

MiG-29 đã phát triển đáng kể kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với nguồn vốn từ xuất khẩu cho phép máy bay được hiện đại hóa đáng kể, mặc dù chậm hơn nhiều so với những gì Liên Xô đã làm, với biến thể mới nhất là MiG-29M và một phiên bản dành cho tàu sân bay MiG-29K đang được sản xuất ngày nay.

MiG-29M đã được xuất khẩu sang Ai Cập và Algeria, đây là những khách hàng xuất khẩu đầu tiên của dòng máy bay này, điều này đã tạo ra một sự thúc đẩy rất lớn cho chương trình. MiG-29K đã được hải quân Ấn Độ và Nga mua lại. Hai chiếc máy bay rất giống nhau này có thiết kế khung máy bay rất khác với chiếc MiG-29 ban đầu và có động cơ mạnh hơn, hệ thống điện tử hàng không và cảm biến hoàn toàn mới bao gồm radar mảng quét điện tử, và dung tích nhiên liệu lớn hơn nhiều, bù đắp cho những gì được nhiều người coi là điểm yếu chính của máy bay chiến đấu - tầm bắn ngắn.

Máy bay cũng đạt được khả năng đa nhiệm cho phép chúng sử dụng tốt hơn các loại vũ khí dẫn đường chính xác cho các vai trò tấn công và chống vận chuyển. Ngoài các biến thể MiG-29M và K, những chiếc MiG-29 được xuất khẩu là những khung máy bay từ thời Chiến tranh Lạnh mà Nga giữ lại vài trăm chiếc trong kho, nhiều chiếc đã được lắp ráp. Trong nhiều trường hợp, động cơ và hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu, chẳng hạn như các biến thể MiG-29SMT và MiG-29UPG mà Syria và Ấn Độ mua lại, được nâng cấp lên cùng tiêu chuẩn với MiG-29M trong khi thùng nhiên liệu của chúng cũng được mở rộng.

Tiêm kích MiG-29 (bên trên) đang bay cùng tiêm kích Su-27 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tiêm kích MiG-29 (bên trên) đang bay cùng tiêm kích Su-27 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Hiện vẫn chưa rõ MiG-29 sẽ còn được sản xuất trong bao lâu nữa, điều này có thể phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu xuất khẩu và liệu máy bay chiến đấu tàng hình Checkmate kế nhiệm của nó có được hiện thực hóa hay không. Dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu duy nhất tại Nhà máy Hàng không Sokol cũng sản xuất máy bay chiến đấu MiG-35. Không quân Nga đã mua 12 máy bay chiến đấu MiG-35, việc làm này chủ yếu để để tăng sự tin tưởng của khách hàng vào máy bay, mặc dù giống như MiG-29 sau khi Liên Xô sụp đổ, chương trình MiG-35 hầu như chỉ được chạy để xuất khẩu.

Việc Không quân Nga không quan tâm đến MiG-29 là kết quả của một số yếu tố, bao gồm cả việc không có khả năng đầu tư vào việc hiện đại hóa thiết kế khung máy bay, có nghĩa là trong nhiều năm Su-27 và các phiên bản phái sinh của nó là loại máy bay duy nhất nhận được những cải tiến đáng kể. Một điểm nữa là Nga nhận thấy hiệu quả chi phí lớn hơn của các máy bay chế tạo từ Su-27, bù đắp cho chi phí sản xuất và vận hành cao hơn với các lợi thế hiệu suất lớn.

Tầm hoạt động ngắn hơn và bộ cảm biến nhỏ hơn của MiG-29 cũng không phù hợp để bảo vệ vùng trời trên lãnh thổ rộng lớn của Nga như Su-27 đã từng làm. Tuy nhiên, MiG-29 vẫn được đánh giá là mẫu tiêm kích thành công và được nhiều quốc gia có diện tích lãnh thổ nhỏ hơn ưa chuộng. Hiệu suất được cải thiện của MiG-29 như MiG-29M và đặc biệt là MiG-35 đảm bảo rằng nó vẫn sẽ tiếp tục giữ được vị trí của một dòng máy bay chiến đấu đáng gờm, đủ sức chống lại các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hiện đại.

Theo Military Watch Magazine