Vào ngày 17 tháng 6 năm 2019 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Emmanuel Pinol đã tổ chức một cuộc họp báo ở Manila về vấn đề tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông.
Ông Emmanuel Pino Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines công bố hình ảnh cho thấy hình ảnh chiếc tàu đánh cá của Philippines bị hư hại sau cú đâm của tàu Trung Quốc
|
Ông Emmanuel Pino công bố hình ảnh cho thấy hình ảnh chiếc tàu đánh cá của Philippines bị hư hại sau cú đâm của tàu Trung Quốc.
Vào đêm ngày 9 tháng 6 theo giờ địa phương, một tàu đánh cá Trung Quốc đã đâm vào một tàu đánh cá của Philippines gần bãi cạn Reed Bank (phía Trung Quốc đặt tên là Liyuetan – Bãi Lễ Nhạc), gây nên sự phẫn nộ trong chính quyền và giới truyền thông Philippines. Báo Mỹ “The New York Times” đưa tin, ông Salvador Panelo - phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Duterte, đã yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ đâm tàu và trừng phạt thủy thủ đoàn chiếc tàu Trung Quốc. Chính phủ Philippines tin rằng, phía Trung Quốc đã cố tình đâm va và bỏ mặc không cứu các ngư dân Philippines. Trong một tuyên bố do Salvador Panero đưa ra, ông đã lên án: “Hành vi này là cực kỳ vô nhân đạo và cũng rất dã man”.
Chiếc tàu bị vỡ tan phần đuôi sau cú đâm rất mạnh
|
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines vào ngày 14 tháng 6 theo giờ Bắc Kinh, đã đưa ra một tuyên bố trên trang web chính thức nói rằng con tàu Yuemaobinyu 42212 của tỉnh Quảng Đông khi đang dùng lưới vây đánh cá thì bị bao vây tấn công (vi công) bởi 7 đến 8 tàu đánh cá Philippines. Khi tàu Trung Quốc rút đi, do tránh không kịp, dây cáp bị mắc vào một buồng lái chiếc tàu đánh cá của Philippines, khiến nó bị nghiêng và nước tràn vào đuôi tàu. Thuyền trưởng tàu Trung Quốc định giải cứu, nhưng lại sợ các tàu đánh cá Philippines bao vây tấn công. Do đó, sau khi chứng kiến các ngư dân của con tàu bị nạn được cứu, tàu Trung Quốc mới rời khỏi hiện trường; không tồn tại cái gọi là tàu Trung Quốc “gây chuyện rồi bỏ chạy”.
Bản tuyên bố do Sứ quán Trung Quốc tại Manila đưa ra hôm 14/6
|
Phía Philippines không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc. Theo lời kể của 22 ngư dân phía Philippines thì họ đã phải chờ đợi vài giờ trong nước trước khi được một tàu đánh cá Việt Nam cứu lên.
Một ngư dân được cứu kể lại tại cuộc họp báo chuyện tàu Trung Quốc đã đâm chìm tàu của ông và việc ông cùng các bạn nghề đã được các ngư dân Việt Nam cứu sống
|
Trong buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp tổ chức, bà Arlinda dela Torre, chủ sở hữu của chiếc tàu đánh cá "FB Gimber1", đã rất xúc động khi nói về vụ việc.
Bà bà Arlinda dela Torre, chủ sở hữu của chiếc tàu đánh cá "FB Gimber1" tại cuộc họp báo
|
“The New York Times” đưa tin, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi vụ việc là “một sự cố giao thông hàng hải thông thường”. Người phát ngôn, ông Cảnh Sảng từ chối trả lời câu hỏi liệu chiếc tàu Trung Quốc có chịu trách nhiệm về vụ tai nạn hay không. Ông nói rằng Trung Quốc sẽ thảo luận trực tiếp vấn đề này với Philippines. Nhưng Cảnh Sảng nói rằng bất kể bên nào gây ra vụ va chạm, “thì việc họ bỏ chạy cũng đáng bị lên án”.
Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn (Wu Shi Cun) của “Viện nghiên cứu Nam Hải” lại nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy chiếc tàu đánh cá Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với chiếc tàu Philippines; càng không thể nói họ bỏ mặc các thuyền viên Philippines. Sau đó, ông ta còn nghi ngờ liệu chiếc tàu đánh cá gây nên vụ việc có phải là tàu Trung Quốc hay không.
Ngô Sĩ Tồn rêu rao: “Không ai có 100% bằng chứng cho thấy vụ việc do các ngư dân Trung Quốc gây ra”. Ông ta nói khi đề cập đến Lorenzana (Bộ trưởng Quốc phòng Philippines): “Tôi không nghĩ rằng tàu đánh cá Trung Quốc đã cố tình đâm chìm tàu đánh cá Philippines”.
Đáng nói khi Ngô còn ám chỉ rằng chiếc tàu gây ra tai nạn chỉ có thể là tàu Việt Nam. Ngô nói thêm, ngư dân Việt Nam thường oán trách các tàu đánh cá Trung Quốc được trang bị công nghệ vệ tinh và bơm áp lực cao đã đâm vào tàu của họ trong vùng biển tranh chấp và cướp đi các thứ có giá trị.
Chiếc tàu cá Philippines bị vỡ đuôi bởi lực đâm rất mạnh khi nó đang buông neo
|
Xem xét chiếc tàu bị đâm sau khi được trục vớt lên bờ, có thể thấy nó bị đâm rất mạnh.
Ngày 14 tháng 6, tại tỉnh Mindoro ở phía tây Philippines, những ngư dân được giải cứu đã được chuyển sang một con tàu của Hải quân nước này khi họ được đưa trở lại bờ biển.
Ngày 14/6, các ngư dân trên con tàu bị nạn sau khi được tàu cá Việt Nam cứu được chuyển lên tàu hải quân Philippines để vào bờ
|
Theo tin của giới truyền thông, 22 ngư dân Philippines đã được tàu Việt Nam cứu lên và không có thương vong trong vụ tai nạn.
22 ngư dân Philippines được tàu cá Việt Nam cứu trên tàu hải quân Philippines
|
Người Philippines đã biểu tình phản đối trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc
|
Ngày 17 tháng 6 theo giờ địa phương, Tổng thống Philippines Rodrigo thi tham dự lễ kỷ niệm 121 năm của Hải quân Philippines đã không đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ việc
Tại lễ kỷ niệm, ông Duterte đã dùng một chiếc ống nhòm để theo dõi cuộc tập trận. Cho đến lúc này, Duterte vẫn chưa thể hiện quan điểm của mình; nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống đã công khai lên án các thuyền viên Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cũng đã chính thức đưa ra lời phản đối với Bắc Kinh.
Ông Duterte và Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana tại lễ kỷ niệm 121 năm Hải quân Philippines
|
Đối với vấn đề xung đột ở Biển Đông, hồi tháng 5 Duterte từng bày tỏ nghi ngờ về lập trường của Trung Quốc. Ông đã nói trong một bài phát biểu: “Tôi yêu Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng nên hỏi, một quốc gia đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển rộng lớn, điều đó có đúng không?”.
Vào ngày 18 tháng 6 theo giờ địa phương, tại Công viên Rizal ở Manila, những người biểu tình mang theo các khẩu hiệu và 22 lá cờ được in mẫu quốc kỳ Trung Quốc đã lên án vụ đâm tàu này.
Ngày 18 tháng 6, nhiều người Philippines mang theo cờ Trung Quốc và khẩu hiệu chống Trung Quốc đã biểu tình phản kháng vụ đâm tàu tại Công viên Rizal ở Manila
|
Vấn đề tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đã có từ lâu. Năm 2013, Philippines đã đệ trình vụ kiện trọng tài Biển Đông, cáo buộc Trung Quốc về chủ trương Đường 9 đoạn và các hoạt động thực thi pháp luật trên biển vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác ngoài khu vực đã lần lượt can dự, khiến tranh chấp ở Biển Đông đã được nâng từ khu vực lên tầm quốc tế.
Ông Duterte: đây chỉ là một sự cố ngoài ý muốn trên biển!
|
Tin giờ chót: theo Đa Chiều, cuối cùng thì ông Duterte cũng đã phá tan sự im lặng về vụ đâm tàu. Theo mạng Rapper của Philippines ngày 17/6, ông Duterte nói: “Đây là một sự cố ngoài ý muốn trên biển. Xin đừng tin vào những chính khách cực đoan, họ muốn chúng ta đưa tàu chiến đi. Không cần phải phái tàu chiến đi, đây chỉ là một sự cố đâm tàu”.
Trang mạng tin tức ABS-CBN của Philippines ngày 18/6 đưa tin, người phát ngôn của Phủ Tổng thống, ông Salvador Panero nói, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines phải mất thời gian rất dài mới được cải thiện, ông Duterte không muốn xảy ra một vụ khủng hoảng quốc tế. Ông Panero còn nói: “Chúng tôi hiểu rõ sự phẫn nộ của dân chúng nước ta vì thực sự chúng tôi cũng đều rất phẫn nộ và bởi vì đây có vẻ là một sự cố cố ý!”.