Sự bành trướng đáng kinh ngạc của Trung Quốc trên diện tích 3,5 triệu km2 ở Biển Đông và tiếp đó là việc quân sự hóa khu vực trong những năm gần đây đã tạo ra một môi trường an ninh phức tạp. Bước đầu của sự phức tạp đang tăng cao này, dựa trên sự mở rộng về lợi ích và địa chính trị, nhất là trong nhiệm kỳ thứ 2 của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Mặc dù có tranh luận rằng những căng thẳng trong khu vực có thể đang được ổn định bởi Trung Quốc đã dừng những nỗ lực chiếm đóng đảo trái phép ở phía nam, môi trường an ninh phức tạp trong khu vực có thể sẽ đi vào một "pha" mới của những căng thẳng và phức tạp gia tăng vào năm 2019. Pha mới này có thể sẽ xuất hiện vì Trung Quốc muốn củng cố những gì đã đạt được [một cách phi pháp] trên Biển Đông thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự và chính trị cùng với sự đe dọa sắc bén - là kết quả của những cuộc tuần tra quân sự và việc đột ngột triển khai các máy bay tuần tra, tàu khu trục sử dụng tên lửa dẫn đường, và một loạt các vũ khí khí tài khác.
Dù có một thời gian tạm lắng trong việc khai thác các tài nguyên phi pháp ở các kho báu ở những vùng đặc biệt trên Biển Đông, hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm nhắm đến việc thống trị khu vực. Dù Bắc Kinh vẫn chưa đạt được mức độ kiểm soát mong muốn trên vùng nước chiến lược sống còn này. Trong khu vực, nơi Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Đài Loan tuyên bố chủ quyền, vị thế của Trung Quốc vẫn gặp phải áp lực, và những vũ khí mà nước này [triển khai trên những thực thể chiếm đóng phi pháp] vẫn còn tiếp tục phải nằm trong mối đe dọa.
Thực tế, việc Bắc Kinh phản đối kịch liệt với những gì họ thấy là sự xâm nhập khiêu khích của Hoa Kỳ [Trung Quốc coi là sự gây hấn quân sự công khai], chỉ ra một cách mạnh mẽ rằng các vũ khí của Trung Quốc trên Biển Đông và những lợi ích của quốc gia này trong khu vực dễ bị tổn hại. Khi những mối đe dọa từ phía bên ngoài vẫn tồn tại, việc giành lấy các thực thể và xây dựng sẽ được tiếp tục.
Với chiến dịch xây dựng đảo nhân tạo [phi pháp] trên Biển Đông đã kéo dài 10 năm của Trung Quốc, bước tiếp theo của sự bành trướng sẽ là hợp nhất và củng cố về mặt quân sự trên các đảo - đồn trú tại rất nhiều đảo nhỏ từng không thể ở được, bao gồm cả bãi cạn Scarborough, nằm cách phía tây đảo Luzon của Philippines chỉ 225km về phía tây, hiện đang được xây dựng. Việc thiết lập các căn cứ quân sự là đỉnh cao trong việc tạo ra "tam giác chiến lược" của Trung Quốc. Nhưng ngay cả với việc xây dựng các căn cứ không quân, hệ thống phát hiện cảnh báo và các hệ thống phóng vũ khí, tác động của những phương pháp mà Trung Quốc nỗ lực thực hiện trên Biển Đông đã thất bại để đạt được một sự thay đổi đáng kể trong hiện trạng của những quyền lực liên quan.
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã bành trướng một cách phi pháp trên những đảo đá và đảo san hô tới hàng nghìn hécta, nhưng sự hiện diện quân sự và sự chuẩn bị vẫn chưa đủ đạt tới cấp độ để tuyên bố quyền kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông. Quá trình này diễn ra dài hơn so với mong đợi của Bắc Kinh. Việc chiếm hữu các đảo nhỏ, và xây dựng không làm bớt đi những lãnh thổ mà các nước chia sẻ vùng biển đã tuyên bố chủ quyền, trong tương lai gần hay xa cũng sẽ không biến mất những bên tuyên bố chủ quyền - được sự ủng hộ của các đồng minh và đối tác phương xa.
Sự kết hợp của 3 yếu tố khiến cho khả năng quân sự hóa trên Biển Đông tăng lên hàm số mũ: Sự bành trướng trong quá khứ và tiếp tục củng cố quyền kiểm soát của Trung Quốc, đối chọi với những tuyên bố chủ quyền của các nước nằm sát Biển Đông; Tuyên bố của Washington về nguyên tắc tự do hàng hải theo luật quốc tế cần phải duy trì; và Bắc Kinh có bước tiến tiếp theo sau lời hứa trong quá khứ rằng sẽ không tiếp tục phát triển các thực thể, vũ khí của mình trên Biển Đông.
Các chiến dịch dân sự và cứu nạn là sự biện hộ chính cho các công trình xây dựng đang diễn ra để triển khai các cơ sở quân sự, việc chuyển đến các vũ khí và hệ thống vũ khí, bao gồm cả máy bay chiến đấu hiện đại, tên lửa đất đối không (SAM), tên lửa đạn đạo chống hạm, các thiết bị gây nhiễu, dù ông Tập Cận Bình đã đảm bảo sẽ không quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông. Bắc Kinh ngụ ý rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong tương lai có dính líu tới quân đội Trung Quốc sẽ cần thêm các căn cứ. Những bước đi này là chìa khóa để nâng cao khả năng chống tiếp cận - chống xâm nhập của Trung Quốc [A2/AD].
Bởi Trung Quốc không có khả năng đối chọi với tất cả các khía cạnh năng lực quân sự của Hoa Kỳ, ít nhất là về mặt chất lượng, nhưng nếu nói về số lượng, Trung Quốc sở hữu sức mạnh quân sự lớn - trong ngắn hạn, một sự hiện diện quân sự bên kia những đường biên giới trực tiếp của Trung Quốc là logic và cần thiết nếu đất nước này muốn phóng chiếu sức mạnh của mình tới một mức độ tương đương [như Hoa Kỳ] trên Biển Đông. Việc Trung Quốc tiếp tục đầu tư quân sự trong khi đất nước - đối mặt với một loạt các nước đối lập ở vùng bờ biển phía đông, lại chỉ phải tập trung vào một mặt trận duy nhất. Những sự việc xảy ra như vụ bắt bà Mạnh Vãn Chu giám đốc tài chính của Huawei, hay những tranh chấp dai dẳng về thương mại với Hoa Kỳ đã tạo ra những sự chú ý đáng kể - Nhưng cũng cung cấp một vỏ bọc cho các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Những lợi ích trên Biển Đông của Trung Quốc đã trở nên thứ yếu với giới truyền thông.
Những vấn đề gây sao nhãng cũng cho Trung Quốc thời gian quý báu để thiết lập một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn trên những thực thể đã chiếm đóng [trái phép] tại Biển Đông, hơn là tìm cách để mở rộng và theo đuổi các kế hoạch cải tạo. Trung Quốc đã thay đổi phương pháp để củng cố tuyên bố chủ quyền trái phép trên Biển Đông trong quá khứ, với việc Brunei gia tăng quan hệ kinh tế với Trung Quốc thông qua các thỏa thuận tài chính và thương mại. Bằng việc vẫy lên "cây đũa thần" chính trị, Trung Quốc không chỉ bảo vệ được lợi ích của chính mình mà còn của Brunei, trong khi có được một đồng minh rất cần thiết trong khu vực Biển Đông, có thể giữ im lặng hoặc xoay sang hướng phục vụ cho những lợi ích chiến lược của Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc cũng trở nên ấm áp hơn sau khi bị cám dỗ thành công bởi hứa hẹn từ Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc. Những chiến lược phát triển đại quy mô còn hơn cả một phương tiện chính trị. Bởi nó là một sáng kiến về kinh tế, và với nó Bắc Kinh có thể gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình trong quỹ đạo chính sách của các nước trên Biển Đông trong phạm vi tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ trên vùng biển này.
Còn Việt Nam vẫn kiên trì nguyên tắc trong cách tiếp cận vấn đề chủ quyền trên Biển Đông của mình, với những nỗ lực chống lại việc độc chiếm và biến Biển Đông thành “ao nhà”. Việt Nam chống lại việc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo, đưa tàu chiến vào Biển Đông hay ý định thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông...
Trung Quốc đã đưa ra những con đường khác khả thi để lấn từng bước trên Biển Đông, mở rộng vùng kiểm soát về thực tế [không chính thức] của nước này. Việc đưa ra các cuộc bàn thảo mang tính hình thức và mua chuộc các nước láng giềng là 2 chiến thuật có thể thực thi. Ý định của Trung Quốc sẽ duy trì sự hiện diện trên nhiều thực thể ở Biển Đông và gia tăng sự hiện diện quân sự để phô trương sự kiểm soát của mình không dễ để chối cãi. Đặc biệt là những nỗ lực tột bậc của Trung Quốc cho tới nay đã tăng lên một cách đáng kể sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông và củng cố mạnh mẽ vị thế của Bắc Kinh trong cả thời chiến và thời bình.
Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)