Mục tiêu Đ và PS-1
Như Lev Lurie và Irina Mariarova viết trong cuốn Năm 1956 của mình, ngày 30/1/1956 ở Liên Xô đã ra nghị quyết mật của Hội đồng bộ trưởng số 149-88 Về các công trình chế tạo vệ tinh nhân tạo Trái đất mục tiêu Đ chưa được xác định. Việc lựa chọn các chữ này được giải thích đơn giản: A, B, C và D vào thời điểm này đang rất bận. Ba chữ cái đầu đánh dấu các đầu đạn 8K71, còn chữ thứ 4 là bom khinh khí. Mục tiêu Đ ngụ ý vệ tinh nhân tạo trọng lượng từ 1.000 đến 1.400kg. Đối với máy khoa học thì được phân ra từ 200 đến 300kg. Thời hạn phóng thử vệ tinh (được hoàn thiện trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm xa) được xác định là mùa hè năm 1957.
Đến tháng 7/1957 dự án phác thảo Mục tiêu Đ đã sẵn sàng. Tuy nhiên, được biết rằng kế hoạch có nguy cơ bị phá vỡ. Hoá ra, đã có nhiều khó khăn khi chế tạo máy khoa học.
Chính vì thế, ngày phóng thử vệ tinh được chính phủ lùi sang tháng 4/1958. Khi đó phòng thiết kế OKB-1 đưa ra đề nghị về việc nghiên cứu khẩn cấp cái gọi là vệ tinh đơn giản nhất (PS-1) trọng lượng 100kg và phóng nó vào mùa Hè năm 1957. Đề nghị này được chấp thuận và ngày 15/2/1957 Nghị quyết phù hợp của BCHTW ĐCS Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng số 171-83ss ra đời. Công việc thiết kế được tiến hành nhanh chóng, việc chế tạo các chi tiết được thực hiện song song với các bản vẽ.
Chạy đua với Mỹ
Sự vội vã được chế định bởi cuộc chạy đua vũ trụ mới bắt đầu giữa Liên Xô và Mỹ. Chính vì thế, công trình sư Sergei Korolev – người chỉ huy chế tạo vệ tinh nhân tạo Trái đất đầu tiên, không muốn lùi thời hạn vụ phóng đầu tiên sang năm 1958. Korolev hết sức lo ngại rằng người Mỹ sẽ phóng vệ tinh Vanguard của họ sớm hơn.
Trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa thành công vệ tinh nhân tạo lên quĩ đạo rất quan trọng đối với Liên Xô. Không phải vô cớ mà Korolev đặc biệt chú ý đến vẻ bề ngoài của PS-1. Ông hiểu rất rõ, rằng vệ tinh sẽ là một trong những biểu tượng chủ yếu nhất của thế kỷ XX. Vì thế, quả cầu bằng nhôm được đánh bóng kỹ càng và được đặt trong giá đỡ có lót nhung.
Sergei Korolev và Gagarin |
Cần nhận thấy rằng, chính tuyên bố của thư ký báo chí Nhà Trắng James Hagerty về việc bắt đầu các công việc chế tạo vệ tinh ở Mỹ đã thúc đẩy việc chế tạo vệ tinh nhân tạo Trái đất đầu tiên của các nhà bác học Liên Xô.
Ngay từ tháng 8/1955 Sergei Korolev cùng các đồng nghiệp đã gửi thư mật cho Nikita Khrusev, trong đó mô tả kế hoạch chế tạo vệ tinh và chi phí dự tính. Korolev cũng không quên nhắc nhở rằng những nghiên cứu tương tự cũng đang được tiến hành ở Mỹ. Tính toán này hoá ra rất đáng tin cậy và ý tưởng được tán thành. Hồi đó, vào thời gian Đại hội thiên văn quốc tế ở Đan Mạch, phía Liên Xô đã chính thức tuyên bố về việc có thể chờ đón việc hiện thực hoá dự án vệ tinh trong tương lai gần.
Việc rời thời hạn mới
Các chuyên gia Liên Xô thực sự đã vượt qua người Mỹ, mặc dù việc phóng vệ tinh nhân tạo Trái đất đầu tiên đựơc dự kiến vào mùa xuân năm 1957 đã không diễn ra. Chỉ đến tháng 9 mọi thứ mới sẵn sàng.
PS-1 được đưa đến bãi thử Tiuratam ngày 22/9/1957, ở đó sẽ tiến hành các bước thử nghiệm. Không phải là không có những rắc rối xảy ra. Khi người ta quyết định nối mạch ắc qui của vệ tinh với thiết bị bên ngoài, các ắc qui này không hoạt động. Mọi việc do mối hàn các dây dẫn không tốt. Đại diện của Hội đồng quốc gia nổi giận. Tuy nhiên, những hỏng hóc nhanh chóng được khắc phục, cuộc thử nghiệm diễn ra thành công.
Việc phóng vệ tinh được lên kế hoạch ngày 6/10/1957. Chỉ có điều Korolev không thích ngày này. Và tất cả lại là lỗi của người Mỹ. Chẳng là Korolev nhận được tờ tin nhanh, trong đó thông báo rằng tại hội nghị phối hợp các vụ phóng vệ tinh và tên lửa diễn ra ở Washington, báo cáo Vệ tinh trên hành tinh được đánh dấu ngày 6/10. Sergei Korolev không loại trừ rằng báo cáo này có thể trùng với ngày phóng vệ tinh của Mỹ. Nhà bác học luôn thể hiện mong muốn để Liên Xô vượt qua Mỹ. Vì lý do này việc phóng PS-1 được chuyển sang ngày 4/10, sớm hơn dự tính 2 ngày.
Từ đó đến nay, ngày 4/10 hàng năm được kỷ niệm là ngày bộ đội vũ trụ ở Nga. Việc phóng vệ tinh diễn ra thuận lợi, còn Liên Xô, quả thật, đã đặt khởi đầu cho kỷ nguyên vũ trụ.
Theo Russian7