Một trong những vấn đề lớn nhất với smartphone là chúng bị vỡ, trong đó màn hình là "nạn nhân" số 1. Màn hình bị vỡ và nứt chiếm khoảng 50% tất cả các ca sửa chữa smartphone. Tiếp theo là hỏng do bị đổ nước, do cổng sạc hoặc các kết nối bị hỏng hóc, các nút không hoạt động cũng là lý do phổ biến khiến các chủ sở hữu mang điện thoại thông minh đến cửa hàng sửa chữa. Trong vài năm qua, các công ty điện thoại thông minh đã thực hiện nhiều bước nhỏ để sản phẩm của họ bền hơn. Và bây giờ, có vẻ như chúng ta đang bắt đầu một kỷ nguyên smartphone gần như không thể vỡ khi các nhà sản xuất phần cứng phát triển màn hình ít vỡ hơn, vật liệu nâng cấp hơn và trang bị các khả năng chống lại mối đe dọa như bụi và nước.
Samsung là một ví dụ ấn tượng nhất về điều này. Gần đây, Samsung đã xác nhận đang phát triển một màn hình smartphone "không thể phá vỡ". Màn hình hiển thị được làm bằng một bảng OLED linh hoạt với một lớp nhựa tăng cường trên đầu thay vì lớp kính dễ vỡ. Nếu bị rơi, màn hình chỉ bị uốn cong dưới tác động thay vì nứt và vỡ. Underwriters Laboratories đã chứng nhận độ bền của màn hình sau khi nó vẫn tồn tại qua những lần thử thách nghiêm ngặt: 26 lần rơi từ độ cao 1,2 mét, chịu đựng nhiệt độ từ -32 độ C đến 71 độ C mà vẫn không bị xây xát, không ảnh hưởng đến hiệu suất. Samsung cho biết màn hình của hãng đặc biệt phù hợp với các thiết bị điện tử cầm tay “không chỉ vì các đặc tính không thể phá vỡ, mà còn vì trọng lượng nhẹ, độ truyền và độ cứng của nó, tất cả đều rất giống với kính”.
Gorilla Glass 6 của Corning đang hướng tới mục tiêu tương tự. Được giới thiệu vào giữa tháng 7, màn hình này bắt đầu xuất hiện trên các thiết bị cầm tay trong tháng này và cũng có độ bền đáng gờm. Apple đã sử dụng Gorilla Glass trong nhiều thế hệ iPhone của mình, và Corning đã gợi ý rằng phiên bản mới nhất, mạnh nhất này – vượt qua tới 15 lượt rơi từ độ cao 1 mét - sẽ được trang bị cho các mẫu iPhone năm nay. Trong những năm gần đây, các điện thoại thông minh khác đã chuyển sang màn hình sapphire hoặc sapphire tổng hợp chống xước, trong khi một số startup màn hình cũng đang phát triển loại kính tự làm và kính kim cương tổng hợp - các vật liệu có khả năng chống xước và chống vỡ.
Thực tế, các công ty phần cứng không chỉ tăng cường kính trên mặt trước màn hình của họ. Họ cũng có xu hướng hướng tới các thiết bị chống nước. Samsung và Sony bắt đầu sản xuất điện thoại ít bị ảnh hưởng bởi thiệt hại do nước gây ra vào năm 2014. Apple theo sau đó vào năm 2016 với sự ra mắt iPhone 7. Điện thoại chống nước phải sống sót khi bị ngập trong tối đa 1 mét nước và trong 30 phút với xếp hạng IP67, đã yêu cầu các loại cổng, nút cũng như các chất kết dính khác nhau không bị suy giảm khi tiếp xúc với nước. Các nhà sản xuất phần cứng cũng đã loại bỏ các cổng và nút để giúp thiết bị của họ có khả năng phục hồi nước tốt hơn. Giắc cắm tai nghe mà Apple bỏ đi trong iPhone 7, là một trong những nạn nhân trong phong trào này ở dòng thiết bị flagship. Các nhà sản xuất điện thoại cũng đã bắt đầu loại bỏ nút Home, đến với công nghệ cảm biến vân tay tĩnh và cử chỉ vuốt để điều hướng.
Những tiến bộ này mang đến sự thay đổi lớn. Trước đây, điện thoại rất dễ vỡ, toàn bộ ngành công nghiệp đã phải nỗ lực khắc phục các vấn đề đó. Các nhà sửa chữa điện thoại thông minh như iCracked hoặc Zagg Phone Repair đã xây dựng các biện pháp chống rơi, vỡ, hỏng điện thoại. Khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh trang bị màn hình chống hư tổn vào các thiết bị cầm tay không có nút bấm, có khả năng chống nước, chúng ta sẽ thấy các điện thoại có tuổi thọ cao hơn và ít phải sửa chữa hơn. Nhưng những đổi mới đó cũng có giá của nó. Vì điện thoại sử dụng nhiều vật liệu cao cấp hơn và thiết kế khéo léo hơn để có khả năng chống nứt vỡ cao hơn, nên không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất điện thoại đang bắt đầu tăng giá các thiết bị. Thay vì chi 600 USD mỗi năm và bạn có thể giữ gìn chiếc điện thoại trong 3, 4, hoặc 5 năm, mức giá 1.000 USD chắc chắn sẽ mang lại thay đổi lớn lao. Một chiếc điện thoại bỗng dưng rơi tuột qua các ngón tay mà không nứt vỡ, kể cũng rất đáng giá.