Tướng Trung Quốc cảnh báo: chớ ngộ nhận về sự cách biệt trong sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Theo thời gian, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang không ngừng tăng, Trung Quốc đã có chỗ đứng riêng trên thế giới và vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó, nhiều người cho rằng sức mạnh của Trung Quốc và Mỹ hiện đã tương đương nhau.

Ông Trương Triệu Trung cho rằng nhiều người Trung Quốc ngộ nhận sức mạnh của Trung Quốc đã tương đương với Mỹ (Ảnh: VCG).
Ông Trương Triệu Trung cho rằng nhiều người Trung Quốc ngộ nhận sức mạnh của Trung Quốc đã tương đương với Mỹ (Ảnh: VCG).

Nhiều người còn cho rằng Trung Quốc ít lâu nữa sẽ vượt qua Mỹ, nhưng thực tế liệu có phải như thế. Thực tế sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ chênh lệch là bao nhiêu? Ông Trương Triệu Trung, Thiếu tướng PLA, Giáo sư Đại học Quốc phòng, một nhà lý luận quân sự và bình luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã đưa ra câu trả lời xác đáng trong một bài viết về vấn đề xuyên eo biển. Ông hy vọng mọi người sẽ không nên tiếp tục bị ngộ nhận.

Theo trang tin Sohu, ông Trương Triệu Trung cho rằng, đúng là mấy năm gần đây Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tích tốt, sức mạnh tổng thể cũng được cải thiện rất nhiều, nhưng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể vượt qua Mỹ, ít nhất rất khó đạt được trong 20 năm tới đây.

Tướng Trương Triệu Trung: mấy năm gần đây Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tích tốt, sức mạnh tổng thể cũng được cải thiện rất nhiều, nhưng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể vượt qua Mỹ, ít nhất rất khó đạt được trong 20 năm tới đây (Ảnh: Sohu).

Tướng Trương Triệu Trung:

mấy năm gần đây Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tích tốt, sức mạnh tổng thể cũng được cải thiện rất nhiều, nhưng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể vượt qua Mỹ, ít nhất rất khó đạt được trong 20 năm tới đây (Ảnh: Sohu).

Tuy rằng thành tựu của Mỹ trong những năm gần đây quả thực không còn tốt như trước, nhưng thực lực mà họ tích lũy được là rất mạnh. Ví dụ, số lượng máy bay của lực lượng Không quân của họ đã lên tới hơn 13.000 chiếc, trong khi Trung Quốc chỉ có 5.000 chiếc, nhiều hơn gấp đôi chúng ta, điều này cho thấy sức mạnh của họ. Trước tiên, hãy xem xét chất lượng. Như chúng ta đã biết, máy bay chiến đấu tàng hình sẽ là lực lượng quan trọng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai. Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển máy bay chiến đấu tàng hình. Không quân Hoa Kỳ được trang bị hai loại máy bay thế hệ thứ năm tiên tiến là F-22 và F-35 với 341 chiếc. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc vừa mới được đưa ra chưa lâu, có thể nói số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mà Không quân Trung Quốc trang bị còn kém xa so với Mỹ. Ngoài ra, Không quân Mỹ được trang bị 20 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2, trong khi Trung Quốc thậm chí còn chưa nghiên cứu phát triển được máy bay ném bom chiến lược tầm xa của mình.

Nhìn vào tổng số máy bay chiến đấu, theo "Niên giám Không quân Hoa Kỳ 2019" do tạp chí "Không quân Hoa Kỳ" xuất bản, tổng số máy bay chiến đấu đang hoạt động của Không quân Mỹ trong năm 2018 là 5.008 chiếc. Ngoài ra, còn hơn 300 máy bay ngạch dự bị. Trong khi đó, tổng số máy bay chiến đấu được Không quân Trung Quốc trang bị vào khoảng 3.100 chiếc, trong đó có nhiều máy bay thế hệ thứ hai cũ kỹ, lạc hậu. Như thế mà nói, số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc được trang bị thua kém Không quân Mỹ về số lượng và chất lượng. Thực lực không quân hai nước hiện chênh lệch nhau khoảng hơn 15 năm; đó là sự thực.

Mỹ hiện đã có tới 341 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Y-22 và F-35 (Ảnh: Sohu).

Mỹ hiện đã có tới 341 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Y-22 và F-35 (Ảnh: Sohu).

Nhưng không chỉ có không quân. Về hải quân, họ cũng có 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, còn Hải quân Trung Quốc chỉ có 2 chiếc chạy bằng động cơ thông thường. Qua đó có thể thấy khoảng cách này lớn đến mức nào, ngoài ra, có những công nghệ trong lĩnh vực khác cũng không thể vượt qua Mỹ được.

Ông viết: “Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những năm gần đây Trung Quốc quả thực đã đạt được những tiến bộ lớn về vũ khí và trang bị. Trung Quốc cũng đi trước Mỹ về một số công nghệ đặc thù, nhưng xét về sức mạnh tổng thể thì vẫn kém xa Mỹ. Xét cho cùng, Trung Quốc phát triển tương đối muộn và sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, mới từ từ nhận ra điều này. Vì vậy đã đầu tư rất nhiều tiền của và tinh lực vào nhiều lĩnh vực khác nhau để phát triển. Tuy nhiên, Mỹ đã đặt nền móng hiệu quả cho sự phát triển trong tương lai kể từ sau Thế chiến II. Thực ra chúng ta cũng không cần phải nản lòng hay nhụt chí vì điều này. Tuy thực lực không bằng Mỹ nhưng tốc độ phát triển của chúng ta rất nhanh, lấy thời điểm thành lập nước Trung Hoa mới, khi đó chúng ta chưa có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh mà bây giờ là Trung Quốc đã là một trong những cường quốc công nghiệp lớn nhất nhì thế giới, điều này cho thấy sức mạnh và triển vọng phát triển trong tương lai của Trung Quốc rộng lớn như thế nào”.

Hiện Trung Quốc mới có số lượng hạn chế tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 (Ảnh: Sohu).

Hiện Trung Quốc mới có số lượng hạn chế tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 (Ảnh: Sohu).

Ông Trương Triệu Trung khẳng định: “Trong một số lĩnh vực, chúng ta thực sự đang thua xa người Mỹ. Chẳng hạn như cách đây một thời gian, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Huawei thông qua nguyên liệu chip, nhưng Huawei đã không nhân nhượng vì điều này; thay vào đó họ quyết tâm tự phát triển công nghệ này để có thể không chịu bất kỳ hạn chế nào. Có nghĩa là, một khi làm chủ thành công công nghệ tự phát triển trong tương lai, cho dù Mỹ có áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào, cũng sẽ không có cách nào hạn chế sự phát triển và sử dụng chip của Huawei. Khi đó, Trung Quốc sẽ tiến xa hơn”.

“Một điểm nữa là mặc dù Trung Quốc cũng đã có loại máy bay chiến đấu thế hệ năm tiên tiến nhất thế giới như Mỹ, nhưng máy bay J-20 của Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được các nhiệm vụ quy mô lớn. So với f-22 và f-35 của Mỹ thì vẫn còn một số khoảng cách. Dù sao, họ đã chiến đấu trên chiến trường quanh năm, thường xuyên tham chiến ở Trung Đông hoặc các khu vực khác, trong khi J-20 chưa tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh hay sự kiện quy mô lớn nào và hiệu suất động cơ của J-20 cũng không bằng máy bay tiêm kích Mỹ. Mặc dù vậy, tôi tin rằng sự phát triển của chúng ta trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tốt hơn trong tương lai, chúng ta nhất định sẽ rút kinh nghiệm trước đây, phát huy mạnh mẽ khả năng tự chủ nghiên cứu và phát triển, và cuối cùng sẽ đạt được hiệu quả tốt”.

Hiện Mỹ đã có 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, Trung Quốc mới có 2 chiếc sử dụng động cơ thường (Ảnh: USNavy).

Hiện Mỹ đã có 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, Trung Quốc mới có 2 chiếc sử dụng động cơ thường (Ảnh: USNavy).

Trương Triệu Trung viết: “Trên thực tế, ai cũng mong đất nước mình ngày càng hùng mạnh, nhưng chúng ta phải hiểu rõ tình hình, ý thức được sự bất cập của bản thân, đồng thời nhận thức đúng về cách biệt giữa Trung Quốc và Mỹ. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể lựa chọn được hướng đi và có những biện pháp đúng đắn trong bước phát triển tiếp theo. Nếu không, cứ kiêu ngạo mù quáng sẽ chỉ khiến bản thân quá tự phụ, rồi nhất định sẽ phải trả giá đắt cho việc này, ngay sự phát triển cơ bản nhất hiện nay cũng có thể không đảm bảo được, mà sẽ bị tổn thất rất lớn. Vì vậy chúng ta phải thực tế, đi từng bước một để thực hiện được mục tiêu cuối cùng của mình. Mong chờ một ngày nào đó Trung Quốc thực sự có thể vượt qua Mỹ”.