Tương quan sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Nga và Hạm đội 6 của Mỹ

VietTimes – Nếu chiến tranh xảy ra trên Biển Đen thì ai sẽ giành chiến thắng, Hạm đội 6 của Mỹ hay Hạm đội Biển đen của Nga?
Tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của quân đội Nga (Ảnh: Internet)

Thư ký báo chí Hạm đội 6 của Mỹ Kyle Rines đã từng nói rằng họ luôn sẵn sàng đáp trả, nếu cần thiết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực hoạt động của hải quân Mỹ, trong đó có khu vực Biển Đen.

Vậy Hạm đội 6 của Mỹ có gì để có thể gây nguy hiểm đối với Nga?

Lực lượng khủng

Hải quân Mỹ đóng cố định ở Địa Trung Hải ngay sau khi Thế chiến II kết thúc. Năm 1948 Lầu Năm Góc đã thành lập hải đoàn Địa Trung Hải thuộc hạm đội tác chiến 6 của Mỹ, trở thành một trong những binh đoàn hùng mạnh nhất của nước Mỹ.

Hiện tại trong vùng trách nhiệm của Hạm đội 6 ngoài Địa Trung Hải còn có biển Đại Tây Dương liền kề, cũng như khu vực mặt nước Biển Đen. Tàu chiến của Mỹ đóng căn cứ ở Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hạm đội Biển Đen của Nga

Trong thành phần Hạm đội 6 có 6 nhóm tác chiến, tổ hợp từ các tàu chiến, máy bay và các phân đội thuỷ quân lục chiến. Việc luân chuyển người, tàu và kỹ thuật hàng không diễn ra cứ 6-8 tháng một lần, ngoại trừ tư lệnh hạm Mount Whitney và các tàu đảm bảo làm nhiệm vụ trực chiến thường xuyên. Số biên chế của Hạm đội 6 thực sự không bao giờ thay đổi.

Như vậy ở Địa Trung Hải thường xuyên duy trì 1 tàu tham mưu, 2 tàu sân bay nguyên tử, 4 tàu tuần dương, 5 tàu đổ bộ tổng hợp, 15 tàu phóng lôi hải đoàn, 4 tàu ngầm nguyên tử, 175 máy bay và 21.000 quân nhân.

Khoảng một nửa số máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ở đó cũng có một tàu đảm bảo hậu cần di động, tàu chở dầu, tàu chở xăng, xưởng thợ nổi, nhà máy xử lý nước ngọt, tàu vận tải thực phẩm, tàu kéo đại dương và tàu cứu nạn.

Tàu khu trục URO (DDG-71) của Mỹ

"Chiến hạm" của hạm đội 6 là tàu tham mưu phức hợp Mount Whitney. Nó có chức năng phối hợp hành động của hải quân Mỹ và thực hiện các chức năng trinh sát, vì thế tàu được trang bị thiết bị thu phát hiện đại. Trên chiến hạm chỉ có 4 khẩu đại bác (hai khẩu 25mm, hai khẩu 20mm) cũng như 4 súng cối cỡ nòng 12,7mm.

Tuy nhiên, thậm chí không có hệ thống đó, nó vẫn được coi như một mối đe dọa quân sự. Quan trọng là, Hạm đội 6 là một hợp phần của tổ hợp phòng không Mỹ trên mặt đất đóng ở châu Âu. Các tàu được trang bị hệ thống điều khiển thông tin đa chức năng chiến đấu Aegis, được kết nối với cơ cấu phòng không, nhờ đó có khả năng làm giảm đáng kể sức mạnh các đòn giáng trả tên lửa từ phía Nga.

Người Mỹ đã phô diễn tính hiệu quả của hệ thống Aegis khi trong tháng 2/ 2008 nhờ nó đã bắn rơi được vệ tinh trinh sát cũ của mình nặng 5 tấn ở độ cao gần 250 km.

Có lời đáp cho tất cả

Khi Crimea còn thuộc về Ukraine, các tàu của Hạm đội 6 thường xuyên đến gần bờ biển của bán đảo. Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, người Mỹ đã tập trung vào các cuộc tập trận hải quân với hải quân Ukraine và các nước đối tác khác trong khối NATO.

Tháng 7/2016 tại khu vực Biển Đen đã diễn ra cuộc tập trận Sea Breeze, trong đó tiến hành hoàn thiện “chiến dịch đa quốc gia nhằm khôi phục chế độ hiến pháp ở khu vực khủng hoảng”.

Tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Quân đội Nga tập trận.

Tuy nhiên, ngay cả hiện nay vẫn quan sát thấy các tàu khu trục loại “Arleigh Burke" với tên lửa đạn đạo Tomahawk trên boong ở gần bán đảo Crimea.

Tư lệnh Hạm đội 6 hải quân Mỹ, chuẩn đô đốc James Foggo nói rằng, phụ thuộc vào thách thức xuất hiện ở khu vực Biển Đen, Lầu Năm Góc sẽ xác định thời gian tuần tra cho các tàu chiến Mỹ. Ông cũng thừa nhận rằng Nga luôn chăm chú theo dõi mọi di chuyển của các tàu chiến Mỹ và “9/10 trường hợp tàu của Mỹ được các tàu chiến Nga hộ tống”.

Hạm đội Biển Đen của Nga

Nga hiện đang duy trì ở Biển Đen 1 tàu tuần dương tên lửa, 1 tàu chống ngầm lớn, 6 tàu bảo vệ, 2 tàu tuần tiễu, 6 tàu chống ngầm nhỏ, 6 tàu tên lửa nhỏ, 5 ca nô tên lửa, 7 tàu quét mìn biển, một tàu quét hành trình, 7 tàu đổ bộ lớn, 5 ca nô đổ bộ và 7 tàu ngầm diesel. Biên chế nhân lực của Hạm đội Biển Đen của Nga là 25.000 người.

Từ năm 2015 hạm đội được đổi mới đáng kể, sau khi nhận được 2 chiến hạm mới – “Đô đốc Grigorovich” và “Đô đốc Essen”, hơn 10 ca nô tuần tiễu và chống biệt kích, cũng như 6 tàu ngầm với tên lửa có cánh.

Hơn 86 tỉ rúp đã được bổ sung cho hiện đại hoá Hạm đội Biển Đen trong ngân sách Liên bang năm 2021, và đến 2025 hạm đội sẽ nhận được hơn 70 tàu chiến mới.

Tư lệnh hạm của Hạm đội Biển Đen là tuần dương hạm tên lửa “Moscow”, có biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Tàu này có chức năng giáng đòn vào các tàu mặt nước của đối thủ.

Nó cũng đảm bảo phòng thủ trên không và yểm trợ hoả lực cho lực lượng đổ bộ. Theo lời các nhà quân sự Nga, bất kỳ tàu nào của hạm đội 6 xuất hiện ở khu vực mặt nước Biển Đen đều bị lọt vào tầm ngắm của tổ hợp chống hạm “Bastion”, được trang bị tên lửa “Oniks” - có khả năng kiểm soát không gian rộng lớn cho đến tận bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu khu trục thuộc Hạm đội 6 của quân đội Hoa Kỳ

Các điểm yếu

Mặc dù Hạm đội Biển Đen được hiện đại hoá tích cực, nhưng vẫn còn vấn đề về sức mạnh tấn công do không đủ tàu mặt nước; theo cựu chỉ huy nhóm điều khiển vũ khí tên lửa trên tàu đổ bộ “Komsomoles Ukraine”, đại tá hải quân dự bị Sergei Ishchenco.

Theo nhận xét của chuyên gia, Hạm đội Biển Đen cần nhiều chiến hạm mới, các tàu chống ngầm lớn và ít nhất 1 lữ đoàn chiến hạm. Ngoài ra, nhiều tàu đã cũ cả về tinh thần và kỹ thuật - ở đây nói về các tàu tuần dương dự án 1135 đã gần 40 tuổi. Tư lệnh hạm của hạm đội , tàu tuần dương “Moscow”, đang chờ được hiện đại hoá sâu.

Trong tình trạng này, Hạm đội Biển Đen Nga có vẻ như rất yếu thế trước đối thủ như hạm đội 6 của Mỹ. Hải đoàn của Nga thua kém của Mỹ không chỉ ở chỉ số căn cứ kỹ thuật vật chất và tải trọng, mà cả về sức mạnh hoả lực tổng thể. Điều duy nhất có thể kiềm chế người Mỹ là các tổ hợp tên lửa chống tàu và cụm không quân có căn cứ trên bờ.

Tờ National Interest, khi bàn về những mối đe dọa đối với lực lượng Mỹ ở Biển Đen viết rằng, với các tên lửa có cánh “Kalibr-NK”, các máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm, hạm đội của Nga có thể giáng đòn đáp trả Mỹ ở khoảng cách lớn.

Theo phân tích của ấn phẩm này, không thể loại trừ đòn tấn công bằng tên lửa có độ chính xác cao vào các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông và ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối bài nhận xét, như để khuyên Hạm đội 6, có câu: “Có lẽ, thể hiện sự kiềm chế là khôn ngoan nhất”.

Bị ràng buộc bởi luật

Rõ ràng rằng một trong những nguyên nhân chính của việc người Mỹ có mặt ở Biển Đen là sự căng thẳng của mối quan hệ Nga-Ukraine, cụ thể là vấn đề về bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, cả hai bên đều phải đối mặt với nhiều rào cản. Chẳng hạn, hiệp định giữa Nga và Ukraine quy ước biển Azov là biển nội bộ của hai nước. Tức là, nếu không có sự đồng ý của Nga, người Mỹ không được vào vùng biển này. Kiev đang nghĩ cách huỷ bỏ hiệp ước này, nhưng lúc đó sẽ buộc phải ký một hiệp ước quốc tế mới, trong đó cũng phải đáp ứng các nguyện vọng của Nga.

Người Mỹ cũng bị ràng buộc bởi những giới hạn ở biển Đen. Công ước Montreux năm 1936 không cho phép tàu của các quốc gia không thuộc Biển Đen được có mặt ở vùng biển này quá 21 ngày, còn tổng tải trọng của các tàu không được quá 30 nghìn tấn.

Các tàu quân sự bị cấm mang vũ khí hạng nặng tới đây. Như vậy, Hạm đội 6 của Mỹ chỉ có thể duy trì ở Biển Đen cùng lúc 2 tàu lớp tuần dương hay khu trục trong thời hạn 3 tuần.

Tuy nhiên, người Mỹ quyết bỏ qua Công ước, khi nhấn mạnh đến quyền “tự do hàng hải”, hay kích động các quốc gia Biển Đen và doạ dẫm họ bằng “mối nguy cơ từ Nga”.