Tưởng là đột phá công nghệ, AI phiên dịch hàng đầu Trung Quốc lại do con người giật dây

Không ít lần, giới khoa học, công nghệ lo sợ rằng AI sẽ tranh hết công ăn việc làm của con người. Trường hợp mới nhất, điển hình nhất và cũng buồn cười nhất chính là AI nhận dạng giọng nói và phiên dịch trực tiếp, được quảng cáo là "hàng đầu Trung Quốc". Nghe thấy thông tin này, có lẽ bất cứ ai làm công việc phiên dịch cũng ít nhiều thấy bất an.
"Tầm nhìn và thực tế": Hình ảnh do Bell Wang đăng tải lên Zhihu cùng lá thư ngỏ nhằm đả kích AI phiên dịch của iFlytek
"Tầm nhìn và thực tế": Hình ảnh do Bell Wang đăng tải lên Zhihu cùng lá thư ngỏ nhằm đả kích AI phiên dịch của iFlytek

Thứ 6 vừa qua, iFlytek đã bị cáo buộc thuê con người để giả mạo công cụ phiên dịch trực tiếp, được cho là hỗ trợ bởi AI.

Trong lá thư ngỏ đăng trên nền tảng Zhihu (tương tự như Quora), phiên dịch viên Bell Wang thú nhận mình là thành viên trong đội ngũ dịch giả phục vụ choDiễn đàn Quốc tế về Đổi mới và Phát triển Công nghiệp mới nổi năm 2018 diễn ra vào hôm thứ 5. Trong khi đó, Diễn đàn này tuyên bố sử dụng công nghệ phiên dịch tự động của iFlytek.

Cụ thể, trong khi một giáo sư người Nhật phát biểu bằng tiếng Anh tại hội nghị, màn hình lớn phía sau hiển thị cả văn bản tiếng anh và đồng thời được dịch sang tiếng Trung. Chú thích rõ nó được dịch bởi iFlytek. Sự thật, việc phiên dịch song song (hay còn gọi là dịch đuổi) tại các hội nghị quốc tế là thử thách rất lớn, ngay cả những phiên dịch viên có kinh nghiệm lâu năm đôi lúc vẫn phải "dịch thoát" đến toát mồ hôi hột.

Trong lá thư ngỏ,Bell Wang tuyên bố bản dịch tiếng Trung song song đó không phải là sản phẩm của máy móc công nghệ gì hết, mà là của Wang và một cộng sự khác thực hiện."Tôi cảm thấy chán ghét và phẫn nộ...", Wang viết.

Tưởng là đột phá công nghệ, AI phiên dịch hàng đầu Trung Quốc lại do con người giật dây - Ảnh 2.

Diễn đàn Quốc tế về Đổi mới và Phát triển Công nghiệp mới nổi năm 2018

Chưa hết, Wang còn chỉ ra thêm 2 ví dụ cho khẳng định của mình. Đầu tiên, công cụ của iFlytek khá khó khăn để ghi nhận giọng tiếng Anh tương đối khó nghe của vị giáo sư Nhật, đơn giản như "Davos Forum" nó lại "nghe" thành "Devil Forum".

Bất chấp lỗi "input", bản dịch tiếng Trung vẫn đúng? Tiếp theo, để cho ra bản dịch tiếng Trung chuẩn xác, cần sự khôn ngoan và tư duy ngôn ngữ nhất định để nhận ra nghĩa đen/nghĩa bóng của bài phát biểu. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm của người trong nghề, có lẽ AI vẫn chưa đủ tinh tế để làm điều tương tự.

Dẫu vậy, Wang nói rằng anh ta không muốn đối đầu với ban tổ chức hoặc nhân viên của iFlytek có mặt tại diễn đàn.

Ngay sau đó, CEO của iFlytek đã đăng lên Weibo rằng: Dù được hỗ trợ bởi AI, đây là công cụ phiên âm chứ không phải dịch thuật.

Trong một video của diễn đàn (hiện tại đã bị gỡ xuống), giọng nói nhân tạo đã đọc bản dịch của Wang và cộng sự. Wang tin rằng iFlytek đã chép lại bản dịch và dùng robot để đọc nó, chỉ để chứng minh AI của họ đã làm việc này. "Đây rõ là trò lừa đảo", Wang viết.

Tưởng là đột phá công nghệ, AI phiên dịch hàng đầu Trung Quốc lại do con người giật dây - Ảnh 3.
Tưởng là đột phá công nghệ, AI phiên dịch hàng đầu Trung Quốc lại do con người giật dây - Ảnh 4.

Năm ngoái, một phiên dịch viên cũng buộc tội iFlytek che giấu sự tồn tại của trí óc con người khi cung cấp dịch vụ "dịch đuổi" được hỗ trợ bởi AI.

Đây không phải lần đầu tiên iFlytek bị cáo buộc dùng con người bằng xương bằng thịt để giả làm AI. Năm ngoái, một phiên dịch viên cũng buộc tội iFlytek che giấu sự tồn tại của trí óc con người khi cung cấp dịch vụ "dịch đuổi" được hỗ trợ bởi AI.

Theo Khoa học & Phát triển

http://khoahocphattrien.vn/cong-nghe/loat-san-pham-moi-cua-amazon-cho-thay-cong-ty-khong-ngan-ngai-canh-tranh-voi-ca-nhung-cong-ty-da-tung-la-doi-tac-than-thiet/2018092203309922p1c859.htm